Vì sao lại có ai cập

Các kim tự tháp mang tính biểu tượng được nhiều pharaoh xây làm lăng mộ suốt hơn 1.000 năm. Ảnh: Islam Moawad

Suốt hơn một thiên niên kỷ, các pharaoh Ai Cập xây kim tự tháp và thường được chôn cất bên dưới hoặc trong những công trình vĩ đại này. Pharaoh Djoser [năm 2630 - 2611 trước Công nguyên] bắt đầu xây kim tự tháp bậc thang ở Saqqara và pharaoh Ahmose I [năm 1550 - 1525 trước Công nguyên] xây kim tự tháp hoàng gia cuối cùng của Ai Cập ở Abydos.

Những kim tự tháp biểu tượng này thể hiện sức mạnh, sự giàu có của các pharaoh và thúc đẩy tín ngưỡng tôn giáo. Vậy tại sao họ lại ngừng xây kim tự tháp không lâu sau khi thời kỳ Tân Vương quốc Ai Cập [năm 1550 - 1070 trước Công nguyên] bắt đầu?

Các pharaoh Ai Cập có vẻ bắt đầu dừng xây kim tự tháp sau triều đại pharaoh Ahmose. Thay vào đó, họ được chôn cất tại Thung lũng các vị Vua gần thủ đô Thebes của Ai Cập cổ đại, nay là Luxor. Lăng mộ hoàng gia cổ xưa nhất trong thung lũng được xây bởi pharaoh Thutmose I [năm 1504 - 1492 trước Công nguyên]. Pharaoh Amenhotep I [năm 1525 - 1504 trước Công nguyên] cũng có thể đã xây lăng mộ tại đây, nhưng các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về vấn đề này.

Giới chuyên gia chưa rõ chính xác lý do các pharaoh ngừng xây kim tự tháp. Tuy nhiên, mối lo ngại về an ninh có thể là một nguyên nhân. "Có rất nhiều giả thuyết, nhưng vì kim tự tháp thường xuyên bị trộm cướp nên việc giấu những lăng mộ hoàng gia ở một thung lũng xa xôi, chạm khắc mộ trong đá và có thể có rất nhiều lính canh nghĩa địa, chắc chắn đóng vai trò nào đó", Peter Der Manuelian, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Harvard, giải thích.

"Thậm chí trước khi dừng xây kim tự tháp cho pharaoh, người Ai Cập cũng đã dừng đặt phòng chôn cất bên dưới công trình này. Kim tự tháp hoàng gia cuối cùng tại Abydos có phòng chôn cất nằm ở phía sau, cách đó khoảng 0,5 km, sâu hơn trong sa mạc", Aidan Dodson, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Bristol, cho biết.

Một bản ghi chép của Ineni, người phụ trách xây lăng mộ Thutmose I ở Thung lũng các vị Vua, có thể lưu giữ những manh mối quan trọng. "Tôi đã giám sát việc đào ngôi mộ trên vách đá của nhà vua một mình - không ai nhìn thấy, không ai nghe được", Ineni viết. Bản ghi chép này rõ ràng cho thấy tính bí mật là một mối quan tâm lớn, Ann Macy Roth, giáo sư tại Đại học New York, nhận định.

Địa hình tự nhiên của Thung lũng các vị Vua có thể giải thích tại sao đây lại địa điểm được ưa chuộng cho lăng mộ hoàng gia. Nó có một đỉnh núi mang tên el-Qurn, trông khá giống kim tự tháp. Vì vậy, mọi lăng mộ hoàng gia xây trong thung lũng có thể coi như đang đặt dưới kim tự tháp, Miroslav Bárta, nhà Ai Cập học tại Đại học Charles, nêu ý kiến. Với các pharaoh Ai Cập, kim tự tháp rất quan trọng vì đây là nơi "thăng thiên và chuyển sang thế giới bên kia", theo Mark Lehner, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Ai Cập cổ đại.

Các pharaoh có thể đã chọn đặt lăng mộ tại Thung lũng các vị Vua để được che giấu tốt hơn khỏi những kẻ trộm mộ. Ảnh: Takepicsforfun

Địa hình của Luxor, thủ đô trong thời Tân Vương quốc Ai Cập, cũng có thể góp phần khiến các pharaoh dừng xây kim tự tháp. Khu vực này có không gian hạn chế và quá gồ ghề, Dodson cho biết. Nói cách khác, Luxor quá nhỏ và gây nhiều khó khăn về mặt kiến trúc nên không phù hợp để làm nơi xây dựng kim tự tháp mới.

Những thay đổi tôn giáo trong thời Tân Vương quốc Ai Cập nhấn mạnh đến việc đặt lăng mộ dưới lòng đất cũng có thể là lý do khiến kim tự tháp lớn không còn được ưa chuộng. Những ngôi mộ dưới lòng đất tại Thung lũng các vị Vua cũng phù hợp với điều này.

Trong khi pharaoh ngừng xây kim tự tháp, các cá nhân giàu có vẫn tiếp tục. Ví dụ, lăng mộ niên đại 3.300 năm ở Abydos thuộc về người mang tên Horemheb có một kim tự tháp cao 7 mét ở lối vào, theo thông báo của các nhà khảo cổ học năm 2014.

Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, việc xây kim tự tháp cũng trở nên phổ biến ở Nubia, vùng đất ngày nay là Sudan và một phần miền nam Ai Cập. Nubia có kim tự tháp cho cả hoàng gia lẫn các cá nhân, số lượng chính xác hiện vẫn chưa rõ. Những người cai trị Nubia chỉ ngừng việc xây dựng cách đây khoảng 1.700 năm.

Thu Thảo [Theo Live Science]

Các pharaoh Ai Cập đã xây dựng các kim tự tháp từ thời vua Djoser [trị vì 2630 đến 2611 trước Công nguyên] - người đã xây dựng một kim tự tháp bậc thang ở Saqqara, đến thời vua Ahmose I [trị vì 1550 đến 1525 trước Công nguyên] - người xây dựng kim tự tháp hoàng gia cuối cùng tại Abydos.

Ở Ai Cập cổ đại, việc xây dựng kim tự tháp dường như bắt đầu suy giảm sau triều đại của Ahmose. Thay vào đó, các pharaoh được chôn cất trong Thung lũng các vị vua gần thủ đô Thebes của Ai Cập cổ đại, ngày nay là Luxor ngày nay.

Ngôi mộ hoàng gia được xác nhận sớm nhất trong thung lũng được xây dựng bởi Thutmose I [trị vì 1504 đến 1492 trước Công nguyên]. Vị vua tiền nhiệm của ông là Amenhotep I [trị vì từ 1525 đến 1504 trước Công nguyên] cũng có thể đã xây dựng lăng mộ của ông ở Thung lũng các vị vua, mặc dù đây là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà Ai Cập học.

Tại sao dừng lại?

Cho tới nay, vẫn chưa có nhiều chứng cứ cho thấy rõ rằng, tại sao các pharaoh ngừng xây dựng các kim tự tháp hoàng gia, nhưng những lo ngại về an ninh có thể là một yếu tố.

"Ngay cả trước khi từ bỏ các kim tự tháp dành cho các vị vua, họ đã ngừng đặt phòng chôn cất bên dưới kim tự tháp. Kim tự tháp của vị vua cuối cùng - của Ahmose I, tại Abydos - có phòng chôn cất cách đó hơn 0,5 km, phía sau kim tự tháp , sâu hơn trong sa mạc, "Aidan Dodson, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Bristol, cho biết.

Một ghi chép lịch sử có thể nắm giữ những manh mối quan trọng được viết bởi một người tên là Ineni, người phụ trách xây dựng lăng mộ của Thutmose I ở Thung lũng các vị vua. Ineni viết rằng "Tôi đã giám sát việc khai quật ngôi mộ trên vách đá - không ai nhìn thấy, không ai nghe thấy."

"Ghi chép này rõ ràng cho thấy rằng bí mật là một vấn đề cần cân nhắc lớn", Ann Macy Roth, giáo sư về lịch sử nghệ thuật và các nghiên cứu về tiếng Do Thái và Do Thái tại Đại học New York, cho biết.

Địa hình tự nhiên của Thung lũng các vị vua có thể giải thích tại sao nó nổi lên như một địa điểm ưa thích cho các lăng mộ hoàng gia. Nó có một đỉnh hiện được gọi là el-Qurn, trông hơi giống một kim tự tháp theo cách mà tất cả các lăng mộ hoàng gia được xây dựng trong thung lũng đều được đặt bên dưới kim tự tháp.

Thung lũng của các vị vua

Các Pharaoh có thể đã chọn được chôn cất trong Thung lũng của các vị vua để lăng mộ của họ được che giấu tốt hơn khỏi những kẻ trộm mộ. Đối với các pharaoh Ai Cập, kim tự tháp rất quan trọng vì nó là nơi "thăng thiên và chuyển đổi" sang thế giới bên kia, Mark Lehner, giám đốc và chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Ai Cập cổ đại, đã viết trong cuốn sách "Các kim tự tháp hoàn chỉnh: Giải đáp các bí ẩn cổ đại "

Địa hình của Luxor, nơi trở thành thủ đô của Ai Cập trong thời Tân Vương quốc [1550 đến 1070 trước Công nguyên] cũng có thể đóng một vai trò trong sự suy thoái của việc xây dựng kim tự tháp. Nói cách khác, cố đô có thể quá nhỏ và không đủ thách thức về mặt kiến ​​trúc để làm nơi xây dựng các kim tự tháp mới.

Những thay đổi tôn giáo nhấn mạnh đến việc xây dựng lăng mộ dưới lòng đất có thể là một lý do khác khiến người Ai Cập bỏ đi các kim tự tháp lớn. Trong thời kỳ Tân Vương quốc, khái niệm về cuộc hành trình ban đêm của nhà vua qua Netherworld đã trở nên cực kỳ phổ biến, và điều này đòi hỏi những kế hoạch phức tạp về những ngôi mộ được chôn dưới mặt đất. Những ngôi mộ dưới lòng đất được xây dựng thành Thung lũng các vị vua rất phù hợp với khái niệm này.

Trong khi các pharaoh ngừng xây dựng kim tự tháp, các tư nhân giàu có vẫn tiếp tục việc này. Ví dụ, một ngôi mộ 3.300 năm tuổi ở Abydos, được xây dựng cho một người tên là Horemheb, có một kim tự tháp cao 7 m ở lối vào, các nhà khảo cổ học đã công bố vào năm 2014.

Trong thiên niên kỷ đầu tiên trước Công nguyên, việc xây dựng kim tự tháp cũng trở nên phổ biến ở Nubia, một khu vực bao gồm khu vực ngày nay là Sudan và một phần của miền nam Ai Cập.

Người Nubia đã xây dựng các kim tự tháp cho cả hoàng gia và cá nhân. Lehner đã lưu ý trong cuốn sách của mình rằng có nhiều kim tự tháp khác được xây dựng cho các cá nhân. Những người cai trị Nubia tiếp tục xây dựng các kim tự tháp cho đến khoảng 1.700 năm trước.

Vì sao thế giới sùng bái Vua Ai Cập Tutankhamun

Nguồn hình ảnh, Griffith Institute, University of Oxford

Khi ngôi mộ của Vua Tutankhamun được mở ra vào tháng 11/1922, thế giới trở nên phát cuồng vì ông.

Đối với các nhà khảo cổ học ngày nay, lời giải thích cho việc sùng bái Vua Tut nằm ở sự phong phú đặc biệt của những gì người ta khám phá ra, đặc biệt là khi đã có nhiều ngôi mộ bị cướp đi đồ tuỳ táng bên trong; và những bí ẩn xung quanh những cái chết yểu của vị vua trẻ và của Huân tước Carnarvon, người đã bỏ tiền để đào mộ.

Nhân vật cổ bí hiểm làm thay đổi biên niên sử Trung Hoa

Người da đen bị 'tẩy trắng' trong nghệ thuật Phục Hưng

Quảng cáo

Nét gợi tình trong tranh khỏa thân thời Phục hưng

Là bộ sưu tập lớn nhất về kho báu của Tutankhamun được đưa ra khỏi Ai Cập và được trưng bày tại Phòng Triển lãm Saatchi ở London [sau khi đạt được những con số kỷ lục ở Los Angeles và Paris], những gì đã tìm được rõ ràng vẫn có sức hấp dẫn toàn cầu trong Thế kỷ 21.

Nhưng trong lúc tôi đi tìm hiểu trong một chương trình mới cho kênh phát thanh Radio 4, 'The Cult of King Tut' [Sự sùng bái Vua Tut], sức mạnh của Vua Tutankhamun nằm ở bối cảnh khác thường của thời thập niên 1920, không kém gì so với những thứ tìm thấy trong lăng mộ.

Năm 1922, Howard Carter, nhà khảo cổ học người Anh tìm thấy ngôi mộ, đã bị dính vào một cơn bão chính trị. Ai Cập gần đây đã trải qua sự chuyển đổi chính trị, và chính phủ mới kiểm soát chặt chẽ các cổ vật.

Nguồn hình ảnh, Griffith Institute, University of Oxford

Chụp lại hình ảnh,

1923, Thebes: du khách đổ dồn về xung quanh lối vào ngôi mộ để quan sát một vật thể lớn được đưa từ trong ngôi mộ

Để có tiền chi trả cho quá trình rất phức tạp nhằm khai quật, bảo tồn và lập danh mục phong phú những thứ có trong lăng mộ, Huân tước Carnarvon đã ký một thỏa thuận độc quyền với The Times, theo đó cho tờ báo này được độc quyền cung cấp cho báo chí thế giới các tin tức, hình ảnh liên quan.

Bí mật về màu xanh lam hiếm của người Maya

Kinh Thi trong đời sống và tư tưởng Trung Hoa

Góc khuất trong những đám cưới xa hoa triệu đô ở Ấn Độ

Vào thời điểm đó, thoả thuận kiểu như thế là cực kỳ khác thường.

Cat Warsi, trợ lý lưu trữ tại Viện Griffith ở Oxford, nói rằng sự hỗ trợ tài chính và sự quan tâm của giới truyền thông là điều tối quan trọng, "bởi vì đây là một cuộc khai quật tốn kém mà cuối cùng phải mất gần 10 năm mới xong".

Ánh sáng, máy quay, diễn xuất

Harry Burton, một nhiếp ảnh gia nghệ thuật sinh ra ở Anh và làm việc tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York, đã được đưa đến để chụp ảnh vụ khai quật.

Ông đã tiếp cận hiện trường một cách cực kỳ tỉ mỉ và kịch tính, chụp ảnh các vật thể từ nhiều góc độ, với thiết kế ánh sáng và dàn dựng chuyên nghệp theo cách mà ngành công nghiệp điện ảnh đang áp dụng tại Hollywood vào thời điểm đó.

Vụ đào bới cho thấy cả thế giới bị mê hoặc bởi những kho báu - cho dù đó là kho báu phi thường hay không.

Paul Collins, giám quản khu vực Cận Đông Cổ đại tại bảo tàng Ashmolean ở Oxford, nói rằng 'cơn cuồng Ai Cập' này đã được tiếp thêm nhiệt "bởi một cơn bão công nghệ hoàn hảo. Đài phát thanh, điện tín, báo giấy phát hành đại chúng và phim đã kết hợp với nhau để ai cũng có một chút tin tức về Tut."

Nguồn hình ảnh, Griffith Institute, University of Oxford

Chụp lại hình ảnh,

Cuộc khai quật do Carter thực hiện [trong hình, ông là người quỳ gối trong phòng chôn cất] là một trong những cuộc khảo cổ tìm ra kết quả quan trọng nhất trong Thế kỷ 20; nhiều cổ vật lấy ra được trong quá trình khai quật đó cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu

Những bức ảnh của Burton đã tiết lộ hơn 5.000 đồ vật được nhồi nhét vào ngôi mộ nhỏ.

Trong số những bức tượng và đồ trang sức bằng vàng tinh xảo, những chiếc hộp và những con thuyền được trang trí, và những chiến xa được tháo dỡ, còn có những dấu hiệu của cuộc sống hàng ngày: ổ bánh mì, bánh mì thịt và giỏ đậu chickpea, đậu lăng [lentil] và chà là. Thậm chí còn có những vòng hoa.

Nguồn hình ảnh, Griffith Institute, University of Oxford

Chụp lại hình ảnh,

Harry Burton ghi lại các món đồ có trong ngôi mộ Tutankhamun - trong đó có chiếc hộp màu trắng này, bên trong có chứa áo vải linen, khăn san và các dải đai lưng, 18 cái que, 69 mũi tên và một chiếc kèn trumpet

Những món đồ được phát hiện ra đã truyền cảm hứng cho ngành thiết kế thời trang hồi thập niên 1920, khi các họa tiết rắn, chim và hoa sen của Ai Cập xuất hiện trên các thiết kế quần áo độc quyền của các thương hiệu thời trang, cũng như các mặt hàng sản xuất đại trà.

Những bức ảnh về các mặt hàng xa xỉ của Burton đã nói lên chủ nghĩa tiêu dùng mới của thập niên 1920.

Nhà kinh tế học người Mỹ Thorstein Veblen gần đây đã đưa ra cụm từ 'conspicuous consumption', theo đó tổng kế tóm tắt nền kinh tế tiêu dùng 'Roaring Twenties', và cái mà Veblen gọi là 'display power' ['sức mạnh hiển thị'] của việc mua sắm; mức tiêu thụ phô trương cho thế giới thấy rằng bạn có thể đủ khả năng để mua nhiều hơn so với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Vua Tut khiến mọi người tưởng tượng ra nhiều thứ, và tạo ra nhu cầu về các sản phẩm liên quan đến thế giới của ông.

Có lẽ là việc liên tưởng tới thế giới của ông thì dễ dàng hơn so với một số các vương quốc cổ đại khác, bởi vì phụ vương của Vua Tut là Akhenaten, đã mở ra một phong cách mới - nghệ thuật Amarna - theo đó hoàng gia được thể hiện trong những khung cảnh nhẹ nhàng, tự nhiên hơn, gần gũi, thân mật với cuộc sống gia đình hơn. Và trong đó, người phụ nữ được thể hiện nổi bật hơn nhiều.

Những nhân vật như nữ thần Isis, một trong bốn bức tượng bảo vệ từng góc ngôi đền thờ Vua Tutankhamun, là nguồn cảm hứng cho 'những cô gái hiện đại', một kiểu phụ nữ mới nổi lên sau Thế Chiến thứ nhất.

'Cô gái hiện đại' là một hiện tượng toàn cầu - neue Frauen ở Đức; modan gāru hoặc moga ở Nhật Bản; modeng xiaojie ở Trung Quốc; garçonnes ở Pháp.

Họ chia sẻ phong cách chung, thể hiện cho sự giải phóng. Với kiểu váy và tóc Nữ hoàng Cleopatra, nhấm nháp ly cocktail và nhún nhảy theo nhịp điệu nhạc jazz, cô gái hiện đại thể hiện thái độ bất cần. Cô h hồn cánh đàn ông, nhưng nếu như không có chàng nào theo đuổi thì cô cũng chẳng bận tâm.

Cô cũng là một biểu tượng hàng hóa - dùng để bán son môi, phấn trang điểm, nước hoa và kem bôi mặt. Nhiều sản phẩm trong đó, như các mặt hàng nhãn hiệu Nile Queen do Công ty Hóa chất Kashmir sản xuất tại Chicago, được bán ra thị trường với chủ đề Ai Cập.

Nữ hoàng Cleopatra trong nhạc jazz

Cô gái hiện đại được mô phỏng theo vũ công người Mỹ gốc Phi Josephine Baker, người tự phong mình là một 'Nữ hoàng Cleopatra trong nhạc jazz'.

Là người sử dụng nổi trội các sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ da đen do Madam CJ Walker, một trong những nữ doanh nhân da đen có ảnh hưởng và nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, sản xuất, Baker đã sử dụng văn hóa làm đẹp mới này để làm tăng quyền lực của chính mình. Cô thách thức chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bằng cách hiện đại về mặt thời trang.

Baker trở nên nổi tiếng với các hoạt động nhạc jazz tại Folies Bergère ở Paris, đại chúng hoá Charleston, cơn sốt khiêu vũ từ Mỹ.

Khi các vũ công không còn nhất thiết phải nhảy theo từng cặp [và vũ điệu sẽ do người nam dẫn dắt], điều này giống như một cuộc cách mạng. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc có trụ sở tại Paris Martin Guerpin: Một khi bạn nhảy một mình, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn.

King Tut cũng truyền cảm hứng cho nhạc jazz, bao gồm giai điệu Old King Tut hồi năm 1923, ca khúc có nội dung nói rằng ông là một 'kẻ khôn khéo lõi đời'.

Vài năm sau cuộc khai quật, câu chuyện được thừa nhận rằng ông là một vị vua thiếu niên: Cuộc khai quật của Carter chỉ chạm đến được cơ thể của Tutankhamun vào năm 1925, khi ông mở chiếc quan tài đầu tiên tiết lộ mặt nạ tang lễ bằng vàng của nhà vua, và sau đó, cơ thể mỏng manh, gãy từng đoạn của ông.

Nguồn hình ảnh, Griffith Institute, University of Oxford

Chụp lại hình ảnh,

Ngày 29-30/10/1925: Carter và một nhân công người Ai Cập xem xét lớp quan tài thứ ba [là lớp trong cùng], được làm bằng vàng đặc, đặt bên trong lớp quách thứ nhì

Khám nghiệm tử thi cho thấy Vua Tut không phải là một vị vua già yếu đuối bạc nhược mà là một chàng trẻ tuổi, khoảng từ 17 đến 19.

Việc phát hiện ra rằng 'vị vua thiếu niên' phải chịu nhiều thương tích đã làm bùng lên những đồn đoán và những câu chuyện về lời nguyền liên quan tới cái chết của Huân tước Carnarvon, chỉ vài tuần sau khi ngôi mộ được mở ra.

Sự sùng bái Vua Tut cũng có mặt tối, nói lên nỗi sợ hãi riêng tư và sự đau khổ ẩn giấu trong mỗi người.

Thi thể vua được khai quật vào thời điểm xã hội vẫn đang cố hồi phục sau những tàn phá của Thế Chiến thứ nhất.

Hầu hết những người tử trận trong chiến tranh đều cũng bị vùi xác nơi xa xôi, và thi thể họ không bao giờ được tìm thấy.

Việc phát hiện ra Tutankhamun là thiếu niên và cơ thể vua có nhiều vết thương, sau khi xác ướp của vua được mở ra vào năm 1925, đã thu hút được trí tưởng tượng của những người để tang tử sỹ hoặc đang chăm sóc người thân yêu bị thương trong chiến tranh.

Những thanh niên trẻ trung bị thương, phải băng bó, từ nơi chiến tuyến trở về, mà trong số họ có những người bị những vết thương tồi tệ chưa từng thấy, được điều trị kiểu khuất mắt trông coi, bởi cơ thể đàn ông yếu đuối chỉ cho thấy đó là các đế chế yếu đuối.

Những xác ướp có thể sống lại từ cõi chết giờ đã được bất tử bởi ngành công nghiệp điện ảnh mới. Theo Roger Luckhurst từ Đại học Birkbeck College, thì "nhà báo đầu tiên nhìn thấy khuôn mặt của pharaoh Tutankhamun là John Balderston, người sau đó đã viết kịch bản cho bộ phim kinh dị Universal The Mummy [phát hành năm 1932]."

Luckhurst tin rằng những bức ảnh của Burton về kho báu và sự khám phá của họ đã giúp Carter và Carnarvon trở thành "những nhân vật anh hùng táo bạo", trở thành khuôn mẫu cho những anh hùng như trong Raiders of the Lost Ark và Lara Croft: Tomb Raider.

Nguồn hình ảnh, Griffith Institute, University of Oxford

Chụp lại hình ảnh,

Burton sắp xếp các tấm ảnh mà ông chụp để chúng tạo ấn tượng mạnh mẽ tới mức tối đa; được chụp trong tháng Hai 1923, bức ảnh này là một trong hai tấm cho thấy Carter [trái] và Huân tước Carnarvon cùng có mặt trong ngôi mộ cổ

Cơn sốt thời thập niên 1920 đối với Vua Tut là một dự án toàn cầu của trí tưởng tượng.

Nó kết nối mọi người với một nơi cổ xưa và với nhau, và với cả những người thân yêu đã chết - cho phép họ tưởng tượng mình ở một thế giới khác, có thể là một thế giới tốt hơn.

Và nhu cầu mơ về những thế giới mới, bằng cách phục hồi những thế giới đã mất trong lịch sử, thì quan trọng hơn bao giờ hết.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Video liên quan

Chủ Đề