Vì sao không nên vừa ăn vừa nói

Sự kiện: 1001 câu hỏi vì sao

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, nếu vừa ăn vừa cười nói thì rất dễ bị sặc.

Bác sĩ Cấp lý giải, do cấu trúc giải phẫu vùng hầu họng con người là một ngã 4, thông ra mũi, miệng; thông vào khí quản [phổi] và thực quản [dạ dày]. Bình thường có nắp thanh môn đậy kín thanh môn là cửa thông vào khí quản. Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản.

“Nếu vừa ăn vừa cười nói thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc”, bác sĩ Cấp cảnh báo.

Để không bị sặc khi ăn, bác sĩ Cấp khuyến cáo mọi người không nên vừa ăn vừa nói. Ngoài ra, đối với người già, không cho ăn vật cứng và khi ăn nên ở tư thế ngồi. Tốt nhất, người cao tuổi nên ăn thức ăn xay nhừ. Khi uống nước hoặc ăn thức ăn quá lỏng [dễ gây sặc] phải vừa uống vừa cúi đầu và uống từ từ. Người chăm sóc chú ý động tác nuốt thức ăn hay thức uống của người già. Sau khi người già nuốt xong muỗng trước mới tiếp tục đút muỗng tiếp theo.

Đối với trẻ nhỏ, người lớn nên đút thức ăn từng muỗng nhỏ, từ từ, chọn thức ăn phù hợp, nhất là thời kỳ ăn giặm. Thận trọng khi trẻ vừa ăn vừa khóc, nói chuyện, hoặc la hét, chơi đùa nghịch ngợm. Trẻ chưa mọc đủ răng hàm thì không cho ăn thức ăn cứng như hạt đậu phộng, trái cây sống còn cứng như mận, ổi, củ cải, cà rốt sống...

Bệnh nhân bị sặc, hóc phải nhập viện.

Khi bị sặc thức ăn, bác sĩ Cấp khuyến cáo, sơ cứu bằng thủ thuật Heimlich.

Với người lớn, để bệnh nhân đứng, người cúi ra trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra. Cần làm động tác nhanh và dứt khoát.

Khi nạn nhân ngã xuống phải lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Sau đó lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép dùng 2 - 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 – 7 tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía trên ngực.

sự kiện 1001 câu hỏi vì sao

Thông tin doanh nghiệp

Mặc dù uống nước trước khi ăn sẽ giúp bạn no hơn và ăn ít hơn trong bữa ăn, nhờ đó bạn sẽ có cơ hội giảm cân. Nhưng các nhà khoa học lại không khuyến khích bạn uống nước trong bữa ăn, đặc biệt là các loại nước có ga, cồn...Theo chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ, bác sĩ Shonali Sabherwal thì uống nước trong suốt bữa ăn sẽ cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa. từ đó làm cho hàm lượng insulin không ổn định, lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể nhiều hơn nên sẽ khiến bạn có nguy cơ tăng cân. Hơn nữa, uống nước khi ăn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và chức năng tiết dịch tiêu hóa của dạ dày... nên sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Uống nước khi ăn sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, quá đó cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ bị các bệnh về dạ dày.

Trong khi ăn chúng ta cũng cần kiêng kị một số điều để đảm bảo sức khỏe. Ảnh minh họa
Thứ nhất, nói chuyện trong khi ăn sẽ làm cho thức ăn không được nghiền kĩ trong miệng và khi nuốt xuống dạ dày, nó có thể bị sai ống dẫn, thay vì xuống dạ dày thì lại qua đường phổi hay mũi, gây sặc, nghẹn... Trong trường hợp nguy hiểm, nó có thể chặn đường thở của bạn và dẫn tới tử vong.

Xem thêm: Vì Sao Bị Lở Miệng Thường Xuyên Là Gì? Làm Sao Để Cải Thiện?

Thứ hai, trong khi ăn, nếu nói chuyện sẽ vô tình làm bắn cơm ra ngoài. Điều này rất mất vệ sinh. Hơn nữa, nó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể "chu du" từ trong miệng bạn ra ngoài hoặc từ bên ngoài vào miệng, gây nguy hại cho cơ thể.Ăn quá nhanh sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe, dễ dẫn đến nhiều bệnh như đau dạ dày, khó tiêu, mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ... Thức ăn được tiến hành nhai nát tại khoang miệng, làm cho thức ăn được trộn đều với men tiêu hóa trong nước bọt để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn. Nếu ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn và gây lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn, làm đau dạ dày.Để giữ cho cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt, bạn hãy ăn chậm, nhai kĩ. Cách này cũng giúp bạn thưởng thức hương vị của món ăn tốt hơn. Tầng 17, 19, 20, 21 Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Không chỉ những thói quen xấu trước và sau khi ăn gây hại cho sức khỏe của bạn mà trong khi ăn nhiều gia đình cũng mắc phải những sai lầm phổ biến cần sửa để tránh rước họa vào thân.

Những thói quen xấu khi ăn cơm gây hại cho sức khỏe của bạn

Mặc dù uống nước trước khi ăn sẽ giúp bạn no hơn và ăn ít hơn trong bữa ăn, nhờ đó bạn sẽ có cơ hội giảm cân. Nhưng các nhà khoa học lại không khuyến khích bạn uống nước trong bữa ăn, đặc biệt là các loại nước có ga, cồn...

Theo chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ, bác sĩ Shonali Sabherwal thì uống nước trong suốt bữa ăn sẽ cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa. Từ đó làm cho hàm lượng insulin không ổn định, lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể nhiều hơn nên sẽ khiến bạn có nguy cơ tăng cân. Hơn nữa, uống nước khi ăn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và chức năng tiết dịch tiêu hóa của dạ dày... nên sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Uống nước khi ăn sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, quá đó cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ bị các bệnh về dạ dày.

Sẽ là tốt nhất cho bạn nếu uống nước trước hoặc sau khi ăn.


Trong khi ăn chúng ta cũng cần kiêng kị một số điều để đảm bảo sức khỏe

2. Nói chuyện

Trong bữa ăn, tốt nhất bạn không nên nói chuyện vì những lý do sau đây:

  • Thứ nhất, nói chuyện trong khi ăn sẽ làm cho thức ăn không được nghiền kĩ trong miệng và khi nuốt xuống dạ dày, nó có thể bị sai ống dẫn, thay vì xuống dạ dày thì lại qua đường phổi hay mũi, gây sặc, nghẹn... Trong trường hợp nguy hiểm, nó có thể chặn đường thở của bạn và dẫn tới tử vong.
  • Thứ hai, trong khi ăn, nếu nói chuyện sẽ vô tình làm bắn cơm ra ngoài. Điều này rất mất vệ sinh. Hơn nữa, nó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể "chu du" từ trong miệng bạn ra ngoài hoặc từ bên ngoài vào miệng, gây nguy hại cho cơ thể.

Vì vậy, khi ăn nên hạn chế nói chuyện. Kể cả khi nhai cũng cố gắng không nên há miệng quá to...

3. Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe, dễ dẫn đến nhiều bệnh như đau dạ dày, khó tiêu, mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ... Thức ăn được tiến hành nhai nát tại khoang miệng, làm cho thức ăn được trộn đều với men tiêu hóa trong nước bọt để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn. Nếu ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn và gây lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn, làm đau dạ dày.

Để giữ cho cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt, bạn hãy ăn chậm, nhai kĩ. Cách này cũng giúp bạn thưởng thức hương vị của món ăn tốt hơn.

4. Vừa ăn vừa dùng điện thoại

Smartphone đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều người trong chúng ta đã hình thành nên thói quen vừa ăn vừa sử dụng điện thoại để lên mạng, lướt facebook mà ít để ý đến những tác hại khôn lường của nó. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn cơm dùng điện thoại, trước tiên sẽ làm phân tán khả năng chú ý, ảnh hưởng đến sự ngon miệng; tiếp theo là ảnh hưởng đến sự tiết axit dạ dày và tiết enzyme, khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn. Thói quen này không chỉ làm ảnh hưởng đên dạ dày mà thậm chí còn làm rối loạn hệ thống tiêu hóa nữa.

Lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra là khi ăn cơm chúng ta nên tập trung vào việc ăn uống, tránh những việc ngoài luồng tác động, ảnh hưởng đến bữa ăn. Ngoài việc không xem ti vi, không dùng điện thoại, bạn cũng không nên nói chuyện quá nhiều đâu.

5. Gắp thức ăn cho người khác

Gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người Việt. Thế nhưng hành động tưởng như rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta. Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị... Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày... có thể lây lan qua đường ăn uống chung. Hơn thế nữa, người được gắp chưa chắc đã thích món ăn mà bạn gắp cho họ.

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam [VNAGE], thì Việt Nam có trên 80% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Có nhiều đường khác nhau gây lây lan vi khuẩn, tuy nhiên HP lại có nhiều trong nước bọt, cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu qua đường ăn uống.

Theo các chuyên gia, bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

Thói quen dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác có thể gây hại cho sức khỏe nên tốt nhất chúng ta nên thay đổi, không nên dùng chung đũa, ăn chung bát, thìa, chấm chung bát nước mắm, uống chung cốc rượu…

Vậy nên trong bữa ăn, chúng ta nên hạn chế việc gắp thức ăn cho người khác, nếu có, hãy nhớ xoay đầu đũa hoặc sử dụng một đôi đũa sạch khác bạn nhé.

6. Hút thuốc lá trong khi ăn

Đàn ông nhiều người thích hút thuốc trong khi ăn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Vì nó làm tăng gấp đôi tác hại của nicotin đối với sức khỏe, lúc này máu đan hoạt động cực nhanh để hấp thu chất dinh dưỡng nên các chất độc sẽ xâm nhập vào máu nhanh hơn và gấp nhiều lần hơn. Nó còn làm hạn chế hấp thu các khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe như canxi, vitamin B, C…

7. Ăn cơm chan canh

Theo các chuyên gia, hiện nay các gia đình đều có thói quen ăn cơm chan canh để việc ăn cơm trở nên dễ dàng và nhanh gọn hơn. Thế nhưng khi uống nước [nước canh, nước lọc, nước ngọt…] trong quá trình ăn sẽ khiến cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ. Điều này khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thức ăn không được nghiền nát sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, càng để lâu sẽ sinh ra bệnh đau dạ dày và có thể là ung thư dạ dày.

Ngoài ra, đặc biệt với trẻ nhỏ, việc ăn cơm chan canh là không nên bởi trẻ sẽ cảm thấy nhanh no nhưng dinh dưỡng hấp thụ lại rất ít. Dịch tiêu hóa bị nước làm loãng khiến lượng dinh dưỡng sẽ còn lại rất ít. Về lâu dài trẻ sẽ hình thành thói quen nuốt trôi chứ không nhai nữa, ảnh hưởng tới cơ hàm cũng như sức khỏe của trẻ.

Theo các chuyên gia, chúng ta nên tập ăn cơm khô nhai chậm, nhai kĩ để bảo vệ sức khỏe và đường tiêu hóa, cũng như tập các thói quen ăn uống khoa học cho con trẻ từ bé, để tránh các bệnh đáng tiếc về sau. Bên cạnh việc chan canh vào cơm, chúng ta cũng không nên vừa ăn vừa uống trong mỗi bữa cơm, đặc biệt là các loại nước có ga. Vì trong các loại nước có ga thường chứa lượng lớn carbon dioxide gây áp lực, dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp.

8. Uống rượu trong khi ăn

Sử dụng đồ uống có cồn trong bữa tối sẽ làm cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể, điều này làm tổn hại tới dạ dày, gây ra loét dạ dày và thậm chí có thể gây ra ung thư dạ dày.

Cập nhật: 17/07/2020 Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề