Chứng bệnh hikikomori có đáng lo ngại không vì sao

Thế hệ thanh niên thu mình trong 4 bức tường

Hikikomori là hội chứng mà những người trẻ tự cách ly bản thân với thế giới bên ngoài, nhốt mình ở lì trong phòng và không giao tiếp với bất cứ ai. Thời gian tự cô lập có thể kéo dài trong vòng 6 tháng hoặc hơn.

Kết quả khảo sát của chính phủ Nhật Bản năm 2016 cho biết, khoảng 541.000 người trẻ đang mắc phải hội chứng Hikikomori. Trong đó, những người đã nhốt mình trong nhà từ 7 năm trở lên chiếm 34.7% tổng số.

Họ là những người đã không đi học, đi làm hay tham gia bất kỳ hoạt động xã hội nào suốt nhiều năm liền.

Hikikomori là hội chứng mà những người trẻ tự cách ly bản thân với thế giới bên ngoài, nhốt mình ở lì trong phòng và không giao tiếp với bất cứ ai.

Điều đáng nói ở đây là, con số trên chỉ thống kê với nhóm đối tượng dưới 39 tuổi, có nghĩa là ở nhóm lớn tuổi hơn, kết quả còn nhiều hơn gấp bội. Tuy nhiên, chúng ta rất khó để hình dung chính xác về những người bị hiện tượng Hikikomori, do họ luôn sống cô lập và từ chối giao tiếp.

Yuto Onishi, 18 tuổi và đã sống ở nhà suốt 3 năm chia sẻ với tờ ABC News: "Từ khi sống trong tình trạng Hikikomori, em đã mất dần cảm giác về thực tại rồi. Em biết điều này là không bình thường, nhưng em không muốn thay đổi nó. Em cảm thấy an toàn khi ở nhà".

Lần đầu tiên Hikikomori được biết đến là vào thập niên 1990. Đến nay, hiện tượng này vẫn chưa được xem là một dạng rối loạn bệnh lý và vẫn chưa có cách chữa trị chính thức nào.

Yuto Onishi: "Từ khi sống trong tình trạng Hikikomori, em đã mất dần cảm giác về thực tại rồi. Em biết điều này là không bình thường, nhưng em không hề muốn thay đổi nó. Em cảm thấy an toàn khi ở nhà".

Ông Takahiro Kato, giáo sư thần kinh học tại trường Đại học Kyushu cho biết, Hikikomori xuất phát từ những yếu tố tâm lý như lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, những ảnh hưởng về văn hóa, xã hội cũng đã làm người trẻ chán chường và muốn tách li khỏi thế giới.

Áp lực về danh tiếng và sự lệ thuộc

Hide, một chàng trai trẻ người Nhật, giải thích với tờ BBC rằng, Hide quyết định sống ẩn dật từ khi anh bỏ học. "Tôi bắt đầu tự trách bản thân, bố mẹ cũng trách mắng tôi vì đã không đi học. Áp lực bắt đầu từ đây. Và rồi cứ thế dần dần, tôi trở nên ngại ra ngoài và sợ gặp mặt người khác. Sau đó, tôi cảm thấy không thể ra khỏi nhà được nữa.", Hide chia sẻ.

Hide hay rất nhiều thanh niên khác đang phải đối mặt với áp lực "sekentei". Đây là thuật ngữ chỉ danh tiếng của một cá nhân trong cộng đồng. Hiểu nôm na là mức độ ấn tượng của mỗi cá nhân khi giới thiệu với người khác.

Hikikomori xuất phát từ những yếu tố tâm lý như lo âu, trầm cảm

"Sekentei" là một cấu trúc xã hội vô cùng quan trọng trong xã hội Nhật Bản. Khi những thanh niên như Hide gặp thất bại, họ sẽ rất lo lắng, sợ hãi việc mình bị xã hội đánh giá như thế nào. Vậy nên khi càng cảm nhận sự thất bại, họ càng mất hết sự tự tin hay lạc quan vốn có và dẫn đến xu hướng trốn tránh mọi người xung quanh.

Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng, lý do nhiều người mắc chứng Hikikomori là vì họ gặp phải những vấn đề bế tắc trong cuộc sống. Chính vì họ không tìm thấy lối thoát cho mình, những vấn đề đó khiến họ cảm thấy bản thân vô cùng bất lực, vô dụng và trở nên tiêu cực.

Bên cạnh đó, những người này lại thiếu trang bị kỹ năng cần thiết để đương đầu với khó khăn. Vậy nên thay vì đối diện chúng, họ lại chọn cách khép mình và trốn tránh thực tại.

Những thanh niên trẻ lại là đối tượng dễ lâm vào tình trạng này nhất, vì họ phải đối mặt với nhiều áp lực nghề nghiệp sau khi ra trường.

Áp lực về danh tiếng [sekentei] và sự lệ thuộc [amae]

Ngoài ra, "sekentei" chưa phải là yếu tố duy nhất gây ra căn bệnh Hikikomori. Khi tìm hiểu về hội chứng này, một thuật ngữ luôn được nhắc đến chính là "amae", sự lệ thuộc. Đây là yếu tố đặc trưng trong mô hình gia đình Nhật Bản, khi con gái sẽ ở với cha mẹ đến lúc lấy chồng, còn con trai có thể chẳng bao giờ dọn ra ngoài sống.

Chính vì việc quá bao bọc con cái, một số người trẻ sẽ cảm thấy rất khó khăn để có thể tự lập.

Giáo sư Kato cho biết, tỉ lệ nam giới mắc Hikikomori cao hơn nữ giới rất nhiều, bởi vì xã hội Nhật có tư tưởng trọng nam. Nhiều bậc phụ huynh đặt rất nhiều kỳ vọng vào con trai của họ và còn ép chúng đi theo con đường nghề nghiệp mà chúng không thích.

Chính những mong muốn, kỳ vọng đó đã trở thành áp lực nặng nề đối với người trẻ Nhật Bản khiến họ chỉ muốn sống ẩn dật và không giao tiếp với ai.

Nguồn: Curiousity

Phóng to
Hikikomori ở Nhật Bản
Hikikomori có nghĩa là rút lui, bắt đầu từ Nhật Bản và đang lan rộng khắp thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển, nơi mà giới trẻ phải chịu quá nhiều sức ép, đã tự cách ly với cuộc sống bên ngoài.

Nhật Bản: Cụ non ẩn cư trong phòng kín

Một buổi sáng khi mới 15 tuổi, Takeshi [người Nhật Bản] đóng cửa phòng ngủ của cậu và ở đó suốt 4 năm. Cậu không đi ra ngoài, không tới trường, không làm việc, không bạn bè. Tháng này qua tháng khác, Takeshi tự giam mình trong căn phòng chỉ rộng bằng một chiếc giường lớn khoảng 23 tiếng mỗi ngày.

Tại đây, Takeshi ăn bánh bao, cơm, thức ăn mẹ cậu nấu và xem truyền hình, nghe đài. Takeshi tâm sự: “Mọi thứ đều tối tăm và tuyệt vọng”. Gần đây, Takeshi đã rời ngôi nhà của bố mẹ để tham gia chương trình huấn luyện tìm việc “Khởi đầu mới” ở ngoại ô Tokyo.

Takeshi có khuôn mặt thanh tú, nhưng người gầy guộc, tóc nhuộm vàng rối bù. Takeshi nói khi đang tham gia khóa học “Khởi đầu mới” diễn ra 3 buổi mỗi tuần: “Đừng cười, âm nhạc đã giúp tôi rời khỏi căn phòng đó”. Trong lớp học có hơn 10 bạn trẻ khác đều ở lứa tuổi 20 có chung câu chuyện như Takeshi.

Shuichi, 20 tuổi, cao lêu nghêu, ăn mặc sành điệu, mơ trở thành cây guitar. Cách đây 3 năm, Shuichi bỏ học, sống ẩn dật trong phòng kín trước khi có người thuyết phục cậu tham gia khoá học “Khởi đầu mới”. Ngồi sau Shuichi là một thanh niên khác trông rất yếu ớt, tên viết tắt là Y.S.

Cậu rút về “ẩn cư” trong căn phòng của mình năm 14 tuổi, xem truyền hình, lướt Internet và làm các hình mẫu ôtô trong... 13 năm. Khi rời khỏi “tiểu bản doanh” vào tháng 4/2005, Y.S đã gần 30 tuổi, một nửa cuộc đời.

Hiện tượng xã hội trên ngày càng phổ biến ở Nhật Bản. Một số Hikikomori thuộc dạng "tích cức", tức thỉnh thoảng còn rời căn phòng của mình để dùng bữa với bố mẹ, buổi tối muộn có thể tới các cửa hàng để mua đĩa CD. Ước tính có tới 80% Hikikomori là nam, một số thậm chí còn rất trẻ mới 13-14 tuổi.

Hầu hết Hikikomori “ẩn cư” trong 6 tháng đến 1 năm, nhưng một số trường hợp có thể lên tới 15 năm hoặc hơn nữa. Theo chỉ trích của công luận, hội chứng Hikikomori được tạo ra bởi các vấn đề xã hội hiện đại khi bố mẹ luôn vắng nhà và phải làm việc quá sức nên không quan tâm tới con cái, trong khi con của họ chịu nhiều sức ép từ trường học, bị ảnh hưởng bởi truyền hình, Internet, trò chơi...

Các chuyên gia tâm thần ước tính tại Nhật Bản hiện có khoảng 1 triệu Hikikomori, chiếm gần 1% dân số, nhưng điều đáng lo ngại hầu hết họ đều còn trẻ.

Một số chuyên gia cảnh báo đang có khoảng 100.000 – 300.000 người nguy cơ bị Hikikomori. Từ giữa những năm 1980, bác sĩ Tamki Saito ở bệnh viện Sofukai Sasaki [Tokyo] bắt đầu tiếp nhận những nam thanh niên mắc thói quen kỳ lạ là tự giam mình trong phòng.

Đến nay bác sĩ Saito đã điều trị cho hơn 1.000 bệnh nhân Hikikomori. Những khóa học “Khởi đầu mới” đã chứng tỏ hiệu quả trong việc giúp giới trẻ Nhật Bản thoát được chứng Hikikomori. Tuy nhiên, chương trình này rất tốn kém nên chưa được nhân rộng.

Nhiều kiểu Hikikomori trên thế giới

Những nước và vùng lãnh thổ có hệ thống giáo dục giống như Nhật Bản thường tạo ra sức ép rất lớn cho giới trẻ. Kết quả là có không ít học sinh ở Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Đài Loan...bị mắc chứng tự kỷ, tìm cách xa rời bạn bè, bố mẹ và tìm đến thế giới ảo Internet, trò chơi máy tính, thậm chí còn có những hành động vi phạm pháp luật, tự tử.

Tại các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Đức...các vấn đề của xã hội thời hậu công nghiệp cũng tạo cho giới trẻ những thói quen, thậm chí là căn bệnh tương tự như Hikikomori.

Giới trẻ phương Tây cũng phải hứng chịu sức ép xã hội tương tự như ở Nhật Bản hoặc bị ức hiếp có thể mắc chứng trầm cảm, tự kỷ, sống thu mình lại như những Hikikomori. Một số bạn trẻ ở phương Tây thậm chí bị kích động, gây ra bạo lực như vụ thảm sát ở trường trung học Columnibe, Red Lake [Mỹ], hoặc ở Erfurt [Đức].

Theo Tiền phong

Video liên quan

Chủ Đề