Vì sao em im lặng thế

Tai Sao Em It Noi The

Màu nền Màu tối Mặc định Xám nhạt Xanh nhạt Xanh đậm Vàng nhạt Màu sepia Vàng đậm Vàng ố

Font chữ: Palatino Linotype Bookerly Segoe UI Patrick Hand Times New Roman Verdana Tahoma Arial

Chiều cao dòng: 100 120 140 160 180 200

Kích cỡ chữ:

"Tại sao em ít nói thế?"Tất cả mọi người, từ bạn bè, thầy cô, những người quen biết đến cả những người mới gặp lần đầu đều hỏi tôi câu này. Có lẽ, họ đang muốn hỏi thăm liệu tôi có đang cảm thấy ổn không, hoặc chí ít tìm ra một lý do vì sao tôi lại thumình” như Con ốc sên vậy. Đôi lúc, câu hỏi này được lặp đi lặp lại nhiều lần đến nỗi tôi không biết nói gì hơn và chỉ muốn đứng dậy đi về. .Thực sự khó có thể giải thích tại sao sự im lặng của tôi lại kéo dài như vậy. Đôi lúc, tôi im lặng chỉ vì đang mải mê quan sát điều gì đó hoặc đang có dòng suy tưởng cứ chạy hoài mà không chịu dừng lại. Đôi lúc, tôi thích nhìn mọi người nói chuyện, cười đùa với nhau hơn là trò chuyện cùng họ, vì e rằng, nếu có nói ra thì chưa chắc mọi người đã hiểu những gì tôi nghĩ. Hoặc đơn giản, tôi im lặng chỉ vì bản tính sinh ra đã thế.Càng lớn lên và đọc nhiều tài liệu sách báo, tôi mới hiểu thêm rằng sự im lặng này cũng có liên quan đến tính cách “hướng nội” [tôi không có ý cho rằng người hướng nội nào cũng hay im lặng]. Và kể từ khi nhận ra rằng bản thân hay im lặng, là người thiên về hướng nội thì tôi mới hiểu vì sao khi còn nhỏ tôi lại có những cách cư xử lạ lùng khiến người khác luôn muốn uốn nắn lại. Chỉ có điều, họ không thể nào sửa được tính hướng nội của tôi khi ấy.Cho đến bây giờ, tôi vẫn ít nói, vẫn thích lặng lẽ quan sát mọi việc diễn ra hàng ngày. Đó là khi nhìn thấy mọi người nói chuyện, cười đùa vui vẻ với nhau; đó là khi tôi nhìn thấy những bức ảnh của bạn bè chia sẻ cập nhật trên Facebook, Instagram, Zalo nhưng không ấn thích hay bình luận mà chỉ gửi tin nhắn cho họ vào những dịp đặc biệt. Tôi ít nói khi tôi chăm chú lắng nghe nhưng tôi cũng nói rất nhiều, rất nhiều khi được “gãi đúng chỗ ngứa”, trái ngược hẳn với sự im lặng cố hữu bản thân.2 Tại sao tôi lại viết cuốn sách này?Vài năm trở lại đây, chủ đề hướng nội - hướng ngoại được bàn luận rất nhiều và sôi nổi trên những trang web, mạng xã hội, nhất là Facebook. Ở đó, tôi tìm được những “đồng minh” cũng ít nói và thấy vui khi cũng có người cư xử lạ lùng giống tôi. Nhiều bài viết rất hay như “Thế giới kỳ bí của người hướng nội” của bạn Trang PS Blog hay “Người hướng nội - Vũ khí bí mật của các công ty hiện đại” của Cafebiz hoặc bài viết “Là người hướng nội: Món quà hay lời nguyền?” của bạn Lập Chí bên Kênh 14 và rất nhiều tiêu đề khác là những bài viết điển hình khắc họa rõ nét về người hướng nội. Khi đọc xong tất cả, soi xét lại bản thân, nhận ra rằng mình đang nằm trong số đó thì thực lòng tôi cảm thấy rất vui vì những ưu điểm của người hướng nội dường như đã được khẳng định và phát huy.Nhưng chưa phải là tất cả.
Có rất nhiều bài viết hay và ý nghĩa về người hướng nội nhưng cũng xuất hiện một số bài mang hơi hướng tiêu cực và màu sắc khá ảm đạm cho dù phân tích cũng đúng. Trên thực tế, rất nhiều người ngoài kia, bao gồm cả người hướng nội đã tự mặc định những tính chất “loser” dành cho mình: Nào là “không phải là người biết cư xử khéo léo, không biết gần gũi cấp trên”, “quá ít nói và không biết bày tỏsự thân thiện”, hay thậm chí “tin rằng tình yêu nhẫn nại và bao dung của mình có thể cảm hóa được người kia”... “Tại sao mình cống hiến như vậy mà cuối cùng họ lại âm thầm chơi xấu sau lưng?”; “Tại sao mình đã cho đi chân thành để rồi nhận lại sự phản bội?”; “Tại sao mình không thể sống khéo hơn, trong khi mọi người đều có thể?”... Bất kỳ ai có những suy nghĩ như vậy về người hướng nội, xin hãy tỉnh lại giùm! [Trích “Introvert không phải là loser” . beauty blogger Lien Anh Nguyen].Tôi đã từng đọc cuốn “Hướng Nội - Sức mạnh của yên lặng trong thế giới không ngừng”, bản gốc có tên “Quiet” của Susan Cain được hai dịch giả Uông Xuân Vy và Nguyễn Hoàng Phước Diễm biên dịch. Cuốn sách đó rất hay và miêu tả đầy đủ, chính xác về chân dung người hướng nội trong thế giới chuộng hướng ngoại như thế nào. Những gì được viết trong đó phần nào khiến tôi cảm thấy thỏa mãn hơn và hiểu hơn về con người mình rất nhiều.Dù đã tham khảo, đọc nhiều sách báo và tài liệu nhưng bản thân lại đòi hỏi nhiều hơn khi muốn được quan sát người hướng nội trong đời thường. Tôi muốn được nghe những chia sẻ thật sự của những bạn hướng nội trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tôi vẫn mong chờ có một tác giả nào đó viết ra cuốn sách như vậy để tôi, những người hướng nội có thể đọc nhưng rồi vẫn chưa thấy ai.Cách đây không lâu, tôi có đọc bài viết “Dân Hướng Nội à, các bạn làm ơn ngừng gõ phím đi hộ cái!” của tác giả Đoản Tăng trên Spiderum. Ban đầu, tôi hơi nóng mặt, nhưng cố gắng đọc kỹ thì mới thấy rằng, dù bài viết đó còn nhiều yếu tố chưa được khách quan nhưng tôi cũng hiểu rằng người hướng nội không nên chìm đắm vào cảm xúc quá nhiều, không nên gây sự chú ý chỉ vì mình là hướng nội. Có lần lang thang trên Facebook, lướt qua những dòng trạng thái của những bạn hướng nội, tôi thấy toàn là những bức hình và dòng chữ hư ảo mang tính chất chìm đắm cảm xúc quá nhiều, không thực tế. Tôi không dám phán xét, vì đó là cách sử dụng mạng xã hội của riêng họ. Lâu lâu thì không sao, chứ ngày nào cũng “deep” quá mức chắc tôi phải bấm unfollow vì không muốn bị ảnh hưởng từ thứ cảm xúc tiêu cực kia. Tôi luôn cho rằng chính cái mong muốn được chú ý của họ đã gây ra ác cảm không nhỏ đến mọi người dành cho người hướng nội. Từ đó, tôi quyết tâm viết sao cho khách quan nhất, thực tế nhất có thể.Tất nhiên, những gì tôi viết trong cuốn sách này có thể chưa được đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Dù đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng khách quan nhất nhưng sẽ không thể nào tránh khỏi những ý kiến cá nhân còn tồn tại bên trong. Vì vậy, tôi viết cuốn sách này với mong muốn chia sẻ góc nhìn của mình và những tâm sự sâu xa của người hướng nội. Những phần, mục trong cuốn sách đều là những bài viết dạng chia sẻ xen lẫn những phương pháp giúp người hướng nội vượt qua trở ngại trong đời sống. Các bạn tự đọc, tự nghiệm và rút ra bài học cho chính mình. Tất nhiên, bạn còn cần đến sự thực hành bên ngoài nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen3h.Net

Tại Sao Em Ít Nói Thế?
Tác giả: Huy Đức
Đôi nét về tác giả:Huy Đức có tên khai sinh là Trương Huy San [sinh 1962]. Ông là người gốc Hà Tĩnh, từng tham gia trong quân đội, ông đã có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam với chính quyền Khmer đỏ Huy Đức là bút danh một nhà báo Việt Nam. Ông đã nổi tiếng với blog bình luận chính trị – xã hội với cái tên Osin,

giới Thiệu Sách:

Tại Sao Em Ít Nói Thế?- Cuốn sách tâm lý đầu tiên của SKYBOOKS

Để chúng ta cùng đọc sách… lặng im… mà thấu hiểu lẫn nhau.

Một người ít nói không có nghĩa là lạnh lùng thờ ơ với mọi thứ.

Một người hoạt náo, vui vẻ, cười cả ngày, nói hàng giờ không có nghĩa là họ không cảm thấy cô đơn một mình.


Ai cũng có những khoảng trống mà không ai chạm vào được, những câu chuyện không muốn kể cùng ai, những thẳm sâu trong lòng chỉ một mình mình hiểu. Bởi thế chẳng thể đánh giá ai qua bề ngoài, chẳng thể truy vấn ai bởi những cái họ thể hiện ra… có chăng điều chúng ta nên làm là lặng lẽ ở bên.

Bởi những người ít nói lại là những người suy nghĩ nhiều. Những người luôn cố gắng tỏ ra mạnh mẽ và bất cần, mới thực sự là người cần quan tâm và che chở.

“Tại sao em ít nói thế?” Tại sao lại không mở lòng để thấy bớt cô đơn, trống vắng vào những thời khắc em thực sự muốn sẻ chia? Tại sao em không thể sống khéo hơn, trong khi mọi người đều có thể?

À, bởi đó là em, bởi im lặng đâu phải là xa cách, bởi lắm khi em cũng muốn sẻ chia, muốn giao tiếp muốn khéo léo nói ra những điều như ai kia mà chẳng được. Bởi có nhiều người lầm tưởng ta làm mầu hay ta sang chảnh quá, rằng ta khinh người hay cố tỏ ra khác biệt. Ta im lặng… chẳng biết nói thêm điều gì.

Đôi khi một đám đông chỉ khiến bạn rơi vào tận cùng của sự cô độc, càng gượng cười để hòa vào cuộc vui càng xé thêm những lỗ trống trong lòng.

Xoay quanh những chia sẻ về: Cưa đổ một người hướng nội, khó hay dễ, Vượt qua cơn trở ngại mang tên nhút nhát, hay Chân dung một cô gái /chàng trai hướng nội giàu cảm xúc… bạn sẽ biết rõ điểm mạnh của mình và cần phát huy chúng như thế nào, điểm yếu ở đâu và cần hạn chế ra sao.

Tại sao em ít nói thế được viết dưới góc nhìn tâm lý học với nhiều nghiên cứu và tham khảo sâu sắc

Những câu chuyện thật, những con người thật trong “Tại sao em ít nói thế?” sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính mình, hiểu hơn về người ấy và có thể dũng cảm hơn khi đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

Cuốn sách dành tặng những người muốn bước chân vào, chạm tới thế giới của những người đa cảm, đa sầu, của những người ít nói, hướng nội. Cũng dành tặng chính những người luôn một mình ấy để họ hiểu mình hơn, để họ bớt cô đơn hơn.

Các đoạn trích hay:

Đừng nhầm lẫn giữa tính cách của tôi và thái độ của tôi. Tính cách của tôi nói lên con người của tôi còn thái độ của tôi thì tùy thuộc vào con người của bạn.
***
Có người nói ghét tôi, tôi liền bật cười. Tôi sống chẳng lẽ chỉ vì để lấy lòng mấy người sao?
***
Bạn tỏ ra rất vui vẻ. Bạn tỏ ra rất mạnh mẽ. Nhưng khi bạn đột nhiên im lặng, chẳng ai nhận ra là bạn đang buồn.
***
Có vài người xuất hiện trong cuộc đời bạn là để nói cho bạn biết, bạn thật dễ bị lừa.
***
Tôi có thể tự mình chống đỡ, tự lau nước mắt, nghe nhạc một mình, nói chuyện một mình, viết chữ một mình, tổn thương cũng chịu đựng một mình. Vậy nên cứ yên tâm, tôi sống rất tốt.

Review sách:

Tại sao em ít nói thế là một cuốn sách có nội dung chủ yếu nói về người hướng nội. Trong suốt thời gian chủ đề “hướng nội- hướng ngoại” được bàn luận rất nhiều, nhưng tất cả chỉ ở dừng ở “người hướng nội có tính sáng tạo” hoặc “người hướng nội có kỹ năng lắng nghe” và chưa có gì nổi bật thêm. Các câu chuyện chia sẻ có thật rất ít hoặc bị chìm đâu đó ở những comment.

Cuốn sách này vừa sẽ là dạng sẻ chia xuất phát từ những tâm sự có thật của các bạn hướng nội : ngày sinh nhật, các bữa tiệc, các tiết học trong lớp…vv… nhưng đồng thời cũng sẽ là sự hướng dẫn để giúp cho các bạn hướng nội làm thế nào để có thể vượt qua sự trở ngại, ví dụ như giao tiếp hay kỹ năng làm việc chẳng hạn.

Bạn đã nghe qua người hướng nội sáng tạo, người hướng nội có kỹ năng lắng nghe? Vậy thực sự chúng là những gì mà được nhắc nhiều đến vậy? Và thực sự có phải bạn hướng nội nào cũng giỏi lắng nghe? Thực chất, lắng nghe cũng là một dạng kỹ năng cần phải học. Có thể người hướng nội bẩm sinh biết, nhưng cũng cần phải trau dồi thêm, để từ đó kết hợp với khả năng quan sát của mình, phục vụ cho công việc, sự nghiệp và tình yêu của bản thân trở nên hài hòa hơn. Đó là lý do vì sao trong phần Tình yêu của cuốn sách, mình có biên soạn và tổng hợp dựa trên kiến thức tâm lý của vài nguồn đáng tinh cậy về phần tình cảm của người hướng nội với nhau sẽ thế nào và tình yêu hướng nội- hướng ngoại thực sự có phải là cặp đôi hoàn hảo hay không?

“Tại sao em ít nói thế?” chính là cuốn sách dành cho những người muốn hiểu hơn về chính mình, dành cho những trái tim đa sầu đa cảm, những trái tim vốn cô đơn muốn được thấu hiểu và sẻ chia…

2019-06-18

Video liên quan

Chủ Đề