Vì sao âm đạo có dòi

Ảnh minh họa.

Với căn bệnh ung thư âm hộ, nhiều bệnh nhân ngại, mắc cỡ, không dám nói, không dám kể với người thân mình và không dám đi khám, tự ý mua thuốc về sức hay đắp lá cây làm sang thương bùng phát dữ dội, nhiễm trùng, nhiễm độc thậm chí nhiễm trùng lâu ngày đến đỗi có...dòi trong bướu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu, TP.HCM kể về một trường hợp mắc ung thư âm hộ:  “Cách đây không lâu trong một buổi hội chẩn gồm tất cả bác sĩ trong khoa, các bác sĩ đi học và sinh viên Y thực tâp. Hầu hết các bệnh lý ung thư phụ khoa đều gặp trong buổi hội chẩn này. Khi đang khám bệnh thì đột nhiên cả phòng ngửi thấy một mùi hôi rất đặc biệt xộc vào. Tất cả nhìn ra cửa thì thấy một bệnh nhân khoảng 60 tuổi, dáng gầy gò xanh xao, da ngăm đen đang bước vào bàn khám. Các sinh viên và bác sĩ đi học vội vàng dùng tay bịt mũi miệng.- Bệnh nhân bị ung thư âm hộ đó. -Tại sao Thầy biết? 

- Đó là mùi của ung thư âm hộ!”

BS. Tiến cho biết, sau khi hướng dẫn bệnh nhân lên bàn khám và kéo váy lên. Một cảnh tượng kinh hoàng trước mặt mọi người. Một khối bướu to, sùi như bông cải, đen, thối rữa...máu phủ trùm vùng kín của bệnh nhân.

Lúc này một số sinh viên ùa chạy ra ngoài, một số sinh viên bắt đầu nôn ọe. Trong phòng chỉ còn các bác sĩ trong khoa và một số bác sĩ đi học.

Sau khi kêu cô y tá xịt dầu khử mùi. Bác sĩ Tiến bắt đầu khám cho bệnh nhân, mặc dầu thường gặp những trường hợp như vậy nhưng cũng khiến bác sĩ ớn lạnh. Khám cho bệnh nhân là một tổn thương sùi lấp kính hoàn toàn âm hộ, ăn lan xuống cơ vòng hậu môn, lên nếp bẹn và 2 khối hạch bẹn 2 bên sưng to lở loét ra da, đường kính trên 5cm và nhìn kỹ hình như có dòi lúc nhúc.

Lúc này, bác sĩ hỏi bệnh nhân vì nghi ngờ chắc chắn bệnh nhân đắp lá cây gì đó. Bệnh nhân cho biết khi phát hiện thấy có khối u bằng quả chanh. Được mách, bệnh nhân lấy thuốc lá đắp vài tuần thì khối u to ra và mùi hôi thối.

Với trường hợp này, bệnh nhân phải mổ nhưng khi mổ sẽ cắt rộng, thiếu da khép vết mổ còn không  mổ thì chỉ có cách là hóa xạ tạm bợ cho bướu nhỏ bớt mới có thể phẫu thuật.

Tuy nhiên với tình trạng hôi thối và nhiễm trùng như thế nếu không làm sạch thì bệnh nhân có thể chết do nhiễm trùng.

Sau khi hội chẩn với bác sĩ trong khoa đưa đến quyết định phải mổ dọn sạch đóng bướu. Cuộc mổ nhớ đời khi cả phòng mổ lúc đó chạy tán loạn vì mùi hôi, phải dùng nhiều dầu xả mới tiến hành phẫu thuật được. Cuối cùng cuộc mổ cũng thành công. Tuy nhiên vì sang thương rất to nên phẫu thuật tàn phá khủng khiếp, mặc dầu phải tạo hình ghép da che lấp nhiều lổ hổng nhưng vẫn không khép kín da được.

Bác sĩ Tiến cho biết, bệnh nhân phải mất trên 2 tháng chăm sóc hậu phẫu rất cực mới liền da và tiếp tục điều trị hóa- xạ cho bệnh nhân.

Bác sĩ Tiến chia sẻ, bất kỳ một vết loét nào trên cơ thể mình nếu chưa xác định bệnh gì thì không nên đắp bất cứ lá gì lên, nếu là ung thư thì nó sẽ bùng phát dữ dội ví như chúng ta chọc tay vào ổ kiến lửa, bùng phát dữ dội và nguy cơ nhiễm trùng nhiễm độc nghiêm trọng, và đôi khi hôi thối và có dòi như trường hợp bệnh nhân trên.

Một lưu ý nữa, nếu có những viêm nhiễm hay vết loét ở vùng âm hộ, dù đã được điều trị theo phương pháp thông thường tại các bệnh viện đa khoa hay da liễu [thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc bôi…do bác sĩ chỉ định chứ không phải các cách dân gian đắp lá …] mà vẫn không khỏi, chị em nên đi khám chuyên khoa ung bướu để phát hiện bệnh sớm để được điều trị đúng.

Khánh Ngọc

Mới đây, bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại I, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết cách đây hơn 2 tháng, nữ bệnh nhân 60 tuổi, gầy gò xanh xao, đến khoa khám với khối bướu to, sùi như bông cải, có mùi, chảy dịch mủ và máu.

“Một khối bướu to, sùi như bông cải, đen, thối rữa, đang chảy dịch mủ và máu phủ trùm "vùng kín" của bệnh nhân. Sang thương [khối mô ở da phát triển bất thường nằm trên bề mặt hay ngay dưới da] sùi lấp kín hoàn toàn âm hộ, ăn lan xuống cơ vòng hậu môn, lên nếp bẹn và 2 khối hạch bẹn hai bên sưng to lở loét ra da, đường kính trên 5cm và nhìn kỹ còn có dòi lúc nhúc”, bác sĩ Tiến kể lại hình ảnh ban đầu lúc thăm khám cho bệnh nhân.

Theo lời kể của bệnh nhân, lúc phát hiện thì khối u chỉ lớn bằng quả chanh nhưng khi bà đắp lá cây theo lời mách bảo của nhiều người, khối u bắt đầu lớn nhanh khổng lồ. Với tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ phân vân với phương án phẫu thuật vì phải cắt rộng rất nhiều, thiếu da để ghép. Nếu đợi hóa - xạ trị cho bướu nhỏ bớt rồi mới mổ thì bệnh nhân có thể nguy hiểm vì tình trạng hôi thối, nhiễm trùng đã lan rộng.

Sau khi hội chẩn, bác sĩ quyết định mổ dọn sạch khối bướu. Do sang thương rất lớn nên phải tạo hình ghép da che lấp nhiều lỗ hổng vẫn không khép kín da được. Mất hơn 2 tháng chăm sóc hậu phẫu vất vả, vùng mổ mới liền da, bệnh nhân được tiếp tục điều trị hóa - xạ trị.

Ung thư âm hộ là khối u thường xảy ra ở âm hộ.

Trước tình trạng nghiêm trọng của bệnh nhân, bác sĩ Tiến khuyến cáo bất kỳ một vết loét nào trên cơ thể nếu chưa xác định bệnh thì không nên đắp bất cứ lá gì lên. “Vì nếu là ung thư, nó sẽ bùng phát dữ dội dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng, đôi khi hôi thối và có dòi như trường hợp bệnh nhân trên. Một lưu ý nữa, nếu có những viêm nhiễm hay vết loét ở vùng âm hộ, dù đã được điều trị theo phương pháp thông thường tại các bệnh viện đa khoa hay da liễu [xài thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc bôi… do bác sĩ chỉ định không phải các cách dân gian đắp lá] mà vẫn không khỏi, chị em nên đi khám chuyên khoa ung bướu để phát hiện sớm bệnh”, bác sĩ này khuyến cáo.

Ung thư âm hộ là gì?

Theo bác sĩ Tiến, ung thư âm hộ thường xảy ra trên mặt ngoài của bộ phận sinh dục nữ. Âm hộ là vùng da bao quanh niệu đạo và âm đạo, bao gồm âm vật và môi lớn, môi bé.

Ung thư âm hộ thường biểu hiện như một nốt hoặc một vết loét gây ngứa. Vị trí ung thư âm hộ thường gặp nhất là ở môi lớn. Các vị trí khác như môi nhỏ, âm vật hay các tuyến âm đạo thì ít gặp hơn. Mặc dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh thường gặp ở người lớn tuổi.

Ung thư âm hộ thường phát triển chậm, các tế bào bất thường có thể phát triển ở da âm hộ trong nhiều năm. Bệnh lý này được gọi là tân sinh trong biểu mô âm hộ [VIN]. Các tổn thương này sẽ phát triển thành ung thư âm hộ nên cần được điều trị sớm. 

Cách điều trị thường là phẫu thuật lấy đi khối bướu và một ít mô lành xung quanh. Đôi khi cần phải cắt âm hộ toàn bộ nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ, khối bướu lớn. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư âm hộ

- Lớn tuổi: Nguy cơ mắc bệnh gia tăng với tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 65.

- Có tổn thương tân sinh trong biểu mô âm hộ [VIN]: Đây là những tổn thương tiền ung thư. Hầu hết phụ nữ có tổn thương này sẽ không phát triển thành ung thư, nhưng một số ít tiếp tục phát triển thành ung thư âm hộ xâm lấn. Vì thế nên điều trị để loại bỏ những vùng có tế bào bất thường và theo dõi định kỳ sau đó.

Ung thư âm hộ thường phát triển chậm, các tế bào bất thường có thể phát triển ở da âm hộ trong nhiều năm.

- Nhiễm virus gây u nhú ở người [HPV]: Đây là virus lây lan qua đường tình dục và là yếu tố nguy cơ của một số bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung và âm hộ. Thường gặp ở những người quan hệ tình dục sớm hoặc có nhiều bạn tình. Thường các trường hợp nhiễm virus HPV sẽ tự khỏi, tuy nhiên các trường hợp nhiễm kéo dài, virus có thể gây biến đổi tế bào, nếu không được điều trị có thể dẫn đến các thương tổn tiền ung thư và cuối cùng tiến triển đến ung thư

- Hút thuốc lá. 

- Tình trạng suy giảm miễn dịch: như ở các bệnh nhân ghép tạng cần xài thuốc ức chế miễn dịch hay nhiễm HIV

.• Sự thay đổi của da: như bệnh Lychen phẳng làm da mỏng và ngứa , cũng làm tăng nguy cơ ung thư âm hộ.Triệu chứng của ung thư âm hộUng thư âm hộ ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng. Nên đi khám nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

 • Bướu ở âm hộ.

• Da âm hộ có biểu hiện bất thường như thay đổi màu sắc, có mụn cóc hay loét không lành.

• Ngứa âm hộ kéo dài.

• Xuất huyết âm đạo bất thường không liên quan chu kỳ kinh

.• Cảm giác căng tức vùng âm hộ.

Phòng ngừa

• Thực hành tình dục an toàn có thể làm giảm nguy cơ ung thư âm đạo. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hạn chế số bạn tình để giảm nguy cơ nhiễm HPV.

• Tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV có thể giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo. 

• Khám phụ khoa định kỳ có thể giúp chẩn đoán âm đạo và ung thư phụ khoa khác.

Chẩn đoán ung thư âm hộ

• Khám phụ khoa và soi âm hộ: Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng âm hộ hoặc sử dụng kính soi để phát hiện các bất thường ở vùng này.

• Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một phần mô bướu hay viết loét ở âm hộ để khảo sát dưới kính hiển vi để xem có hay không có tế bào ung thư. 

Video liên quan

Chủ Đề