Ví dụ về bố trí mặt bằng theo quá trình

Ví dụ về việc xây dựng kho bãi trong một nhà máy sản xuất nguyên vật liệu xây dựng cho thấy rõ về cách bố trí mặt bằng theo sản phẩm. Khi một lượng lớn nguyên vật liệu được vận chuyển đến công trường bằng đường bộ, do bố trí đường xá linh hoạt, các cơ sở sản xuất tạm thời như kho bãi, nhà máy chế biến thường được bố trí ở những nơi thuận tiện, tiết kiệm và hợp lý nhất, khi đó các tuyến đường bộ được sắp xếp hợp lý.

Việc bố trí kho bãi cần quan tâm đến các yếu tố sau:

– Sử dụng nhà kho cố định càng nhiều càng tốt để tiết kiệm chi phí.

– Kho, bãi càng gần nơi sử dụng càng tốt để giảm bớt việc xếp dỡ thứ cấp.

– Khi có đường sắt, nên bố trí cạnh đường sắt càng tốt, bố trí tuyến trước xếp dỡ, bố trí bên hông công trình để tránh giao thông nội bộ băng qua đường sắt.

– Lập kho bãi theo công dụng của vật liệu.

+ Cát, đá, xi măng, vv ở gần trạm trộn;

+ Thép thanh, gỗ, kết cấu kim loại, v.v … ở gần nhà máy chế biến;

+ Kho dầu, kho ôxy, … được bố trí ở nơi vắng vẻ, an toàn;

+ Thiết bị, đặc biệt là thiết bị nặng, càng gần xưởng càng tốt;

+ Các vật liệu sử dụng trực tiếp như gạch, ngói và các cấu kiện đúc sẵn cần được bố trí trên công trường. Trong bán kính của cần trục.

Cách bố trí nhà máy chế biến

Các nhà máy chế biến nói chung bao gồm: nhà máy trộn bê tông, nhà máy đúc sẵn cấu kiện, nhà máy chế biến thép thanh, nhà máy chế biến gỗ, nhà máy gia công kết cấu kim loại, v.v.

Khi bố trí các nhà máy chế biến này, điều cần cân nhắc chính là giảm thiểu tổng chi phí vận chuyển của quá trình chế biến với nguyên liệu đầu vào và vận chuyển thành phẩm và bán thành phẩm đến địa điểm cần thiết, đồng thời sản xuất nhà máy chế biến và xây dựng dự án không nên can thiệp lẫn nhau.

– Cách bố trí trạm trộn: Theo điều kiện cụ thể của dự án có thể bố trí theo 3 phương thức: tập trung, phi tập trung hoặc kết hợp giữa tập trung và phi tập trung. Khi lượng bê tông đúc tại chỗ lớn, nên bố trí các trạm trộn bê tông trên công trường, khi điều kiện vận chuyển tốt thì trộn tập trung là có lợi nhất, khi điều kiện vận chuyển kém nên trộn phân tán.

– Sơ đồ bố trí nhà máy gia công cấu kiện đúc sẵn: Nói chung, nó được xây dựng trong một khu vực tự do, có thể tạo ra sự an toàn mà không ảnh hưởng đến việc xây dựng tại chỗ.

– Nhà máy chế biến thép cây: Tùy theo các tình huống khác nhau, sử dụng bố cục tập trung hoặc phân cấp. Đối với lưới thép gia công nguội, hàn đối đầu và hàn điểm, nên bố trí tập trung và bố trí nhà máy gia công tập trung, bố trí gần nhà máy gia công linh kiện; đối với các bộ phận gia công nhỏ, thép thanh có thể được chế biến bằng các loại máy móc đơn giản có thể nằm rải rác gần nơi sử dụng.

– Nhà máy chế biến gỗ: ùy theo bản chất của chế biến gỗ và số lượng chế biến, bố trí tập trung hoặc phân cấp được thông qua. Nhìn chung, các sản phẩm chế biến hàng loạt và các sản phẩm khác có khối lượng chế biến lớn nên được bố trí tập trung gần đường sắt và đường cao tốc, các bộ phận chế biến nhỏ đơn giản bố trí rải rác trong công trường thành một số lán chế biến tạm thời.

Nên bố trí các phân xưởng kết cấu kim loại, hàn, sửa chữa máy và các phân xưởng khác càng gần nhau càng tốt vì có mối liên hệ sản xuất chặt chẽ với nhau.

Bố trí sản xuất theo quá trình phù hợp với loại hình sản xuất gián đoạn, quy mô sản xuất nhỏ, chủng loại sản phẩm đa dạng. Sản phẩm hoặc các chi tiết, bộ phận đòi hỏi quá trình chế biến khác nhau, thứ tự công việc không giống nhau và sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng theo những con đường khác nhau. Tại các nơi làm việc, máy móc thiết bị được bố trí theo chức năng chứ không theo thứ tự chế biến. Trong mỗi bộ phận tiến hành những công việc tương tự. Các chi tiết bộ phận thường được đưa đến theo loạt, theo những yêu cầu của kỹ thuật chế biến. Kiểu bố trí này rất phổ biến trong các doanh nghiệp cơ khí và trong lĩnh vực dịch vụ như các cửa hàng bán lẻ, ngân hàng, bưu điện, trường học, bệnh viện...

Bố trí sản xuất theo quá trình có những ưu điểm sau:

- Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao

- Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao

- Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những lý do trục trặc của thiết bị và con người

- Tính độc lập trong việc chế biến các chi tiết, bộ phận cao

- Chi phí bảo dưỡng thấp, có thể sửa chữa theo thời gian. Lượng dự trữ phụ tùng thay thế không cần nhiều.

- Có thể áp dụng và phát huy được chế độ nâng cao năng suất lao động cá biệt.

Bên cạnh những ưu điểm trên, loại hình bố trí sản xuất này có một số nhược điểm sau:

- Chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao

- Lịch trình sản xuất và các hoạt động không ổn định

- Sử dụng nguuyên vật liệu kém hiệu quả - Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị thấp

- Khó kiểm soát và chi phí kiểm soát cao

- Năng suất lao động thấp, vì các công việc khác nhau. 

Nguồn: TS. Nguyễn Thị Minh An [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]



TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP


@ Tình huống: Cửa hàng gà rán Kentucky [KFC]

Gà rán Kentucky [KFC], nhãn hiệu được tiên phong bởi ôngHarland Sanders, đã phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỉ bữa ăn tối KFC được phục vụ hàng năm trên hơn 100 quốc gia khác nhau. KFC [viết tắt trong tiếng Anh của Kentucky Fried Chicken, còn gọi là Gà rán Kentucky] là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh giá nổi tiếng thứ hai trên thế giới sauMcDonald's, chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do chính ông Harland Sanders sáng chế.

Ngày nay, công ty nhà hàng [hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum!Brands] là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35.000 cửa hàng trên khắp 110 quốc gia. KFC phục vụ hơn 4,5 tỉ miếng gà hàng năm và khoảng 7 triệu thực khách một ngày trên toàn thế giới.

Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, KFC hiện đã có 71 cửa hàng [tại Thành phố Hồ Chí

Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Cần Thơ, Vũng Tàu và Hải Phòng]. KFC hiện đang là một địa điểm rất yêu thích của nhiều người, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Thành công của KFC chính là các món ăn đa dạng, dịch vụ khách hàng tốt, vị trí đặt cửa hàng khá đẹp và thuận tiện, bố trí

mặt bằng đẹp và sạch sẽ¼

Đến với cửa hàng gà rán KFC, khách hàng cảm thấy thoải mái với cách bố trí không gian từcửa ra vào, nơi phục vụ gọi đồ ăn cho đến vị trí chỗ ngồi. Những cửa hàng của KFC thường có hai mặt tiền để khách có thể nhìn ngắm ra ngoài với ánh sáng lung linh của đèn màu, vị trí đặt các bàn rất hợp lý và rộng rãi. Điều này kích thích những người đi đường bước vào cửa hàng, còn khách hàng bên trong lại cảm thấy ăn ngon miệng hơn.


Câu hỏi

Nếu KFC không tạo được không gian thoải mái cũng như sự tiện dụng cho khách hàng liệu có đạt được sự thành công như ngày nay? Trong bố trí mặt bằng sử dụng các phương pháp, kỹthuật thiết kế nào để đạt hiệu quả cao?

Bài học này chúng ta nghiên cứu về thực chất, vai trò của bố trí mặt bằng trong sản xuấtkinh doanh.


5.1 Thực chất và vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

5.1.1Khái niệm của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không giancác máy móc thiết bị có liên quan, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ nói đến trường hợp doanh nghiệp xây dựng mớimà còn có thể do thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi thiết kế sản phẩm hay quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm mới hoặc thậm chí cách bố trí hiện tại không hợp lý.


5.1.2Vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị sản xuất, nó ảnh hưởngtrực tiếp đến chi phí và thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanhnghiệp.

Bố trí hợp lý sẽ tạo ra năng suất, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng tối đa các nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể làm tăng chi phí, thời gian di chuyển kéo dài,... làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu phải sắp xếp bố trí lại mặt bằng sẽ dẫn đến hao phí về tiền và thời gian của doanh nghiệp, tạo tâm lý không tốt,gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ càng, phân tích và lựa chọn phương án bố trí hợp lý ngay từ ban đầu.

Bố trí mặt bằng tốt sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu sau đây:

 Tối thiểu hoá chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm;

 Giảm thiểu sự di chuyển dư thừa giữa các bộ phận, các nhân viên;

 Thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ vàgiao hàng;

 Sử dụng không gian có hiệu quả;

 Giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và cung ứngdịch vụ;

 Tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ, điều kiện ánh sáng, thông gió,chống rung, ồn, bụi... đảm bảo an toàn cho nhân viên khi làm việc;

 Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động;

 Tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch và liên lạc;

 Có tính linh hoạt cao để chấp nhận những điều kiện thay đổi.

5.1.3Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất

Các yếu tố quyết định bố trí mặt bằng sản xuất

Việc lựa chọn địa điểm mặt bằng sản xuất và bố trí mặt bằng do nhiều yếu tố quyếtđịnh như:

o Đặc điểm của sản phẩm;

o Khối lượng và tốc độ sản xuất;

o Đặc điểm về thiết bị;

o Diện tích mặt bằng;

o Đảm bảo an toàn trong sản xuất...

Sắp xếp bố trí mặt bằng sản xuất phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

o Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất: Thứ tự các phân xưởng được sắp xếptheo trình tự của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; sản phẩm đi qua phânxưởng nào trước thì phân xưởng đó được bố trí gần kho nguyên liệu; phân xưởng cuối cùng mà sản phẩm phải đi qua sẽ nằm gần kho thành phẩm; hai phân xưởng có quan hệ trực tiếp trao đổi sản phẩm cho nhau sẽ được bố trí cạnh nhau. Để thuận lợi cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu và kho thành phẩm thường được bốtrí gần đường giao thông chính bên ngoài doanh nghiệp.

o Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất: Quy luật phát triển thường dẫn đến tăngsản lượng sản xuất hoặc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các loại sản phẩm khác, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất. Vì vậy, ngay từ khi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất phải dự kiến khả năng mở rộng trong tương lai.

o Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động: Khi bố trí mặt bằng đòi hỏiphải tính đến các yếu tố về an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho người công nhân. Mọi quy định về chống ồn, bụi, chống rung, chống nóng, chống cháy nổ... phải được tuân thủ. Trong thiết kế mặt bằng phải đảm bảo khả năng thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Các phân xưởng sinh ra nhiều bụi, khói, hơi độc, bức xạ có hại... phải được bố trí thành khu nhà riêng biệt và không được bố trí gần sát khu vực có dân cư. Các kho chứa vật liệu dễ cháy dễ nổ phải bố trí xa khu vực sản xuất và phải trang bị các thiết bị an toàn phòng chữa cháy nổ. Những thiết bị gây ra rung động lớn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không nên đặt cạnh các thiết bị có giá trị lớn...

o Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng: Sử dụng tối đa diện tíchmặt bằng hiện có sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí thuê mặt bằng. Điều này không chỉ áp dụng đối với diện tích sản xuất mà còn áp dụng cả đối với diện tích kho hàng. Việc tận dụng tối đa diện tích không chỉ đề cập đến diện tích mặt sàn tính theo m2mà còn tính cả đến không gian hiện có. Trong nhiều nhà máy, ngày nay đã sử dụng những băng tải trên cao làm thiết bị của kho tàng.

o Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống. Bố trí mặt bằng phải xét đến khả năng thayđổi và các thiết bị phải được bố trí làm sao để có thể thực hiện được những thay đổi đó với chi phí thấp nhất hay không làm rối loạn quy trình sản xuất.

o Tránh hay giảm tới mức tối thiểu trường hợp nguyên vật liệu đi ngược chiều:

Vận chuyển ngược chiều không những làm tăng cự ly vận chuyển mà còn gây ùn tắc các kênh vận chuyển vật tư.

5.2Các hình thức bố trí sản xuất trong doanh nghiệp


5.2.1Bố trí theo sản phẩm


Khái niệm

Bố trí sản xuất theo sản phẩm [dây chuyền hoàn thiện thực chất] là sắp xếp những

hoạt động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một công việc cụ thể.

Hình thức bố trí này phù hợp với kiểu sản xuấthàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất lớn hoặc những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định. Nó đặc biệt thích hợp với trường hợp sản xuất một hay một số ít loại sản phẩm với số lượng lớn trong một thời gian tương đối ngắn, ví dụ trong dây chuyền lắp ráp ôtô, tủ lạnh, máy giặt, nước đóng chai...

Dòng di chuyển của sản phẩm có thể là theo một đường thằng, đường gấp khúc

hoặc có dạng chữ U, chữ L, W, M hay xương cá. Chọn bố trí mặt bằng như thế nào phụ thuộc vào diện tích và không gian của nhà xưởng; tính chất của thiết bị; quy trình công nghệ; mức độ dễ dàng giám sát hoặc các hoạt động tác nghiệp khác.

Đặc điểm

Cách bố trí theo sản phẩm thường có những đặc điểm sau:

o Vật tư di chuyển theo băng tải;

o Khối lượng các chi tiết đang gia công tương đối nhỏ, phần lớn chúng được lưu

giữ tạm thời trên hệ thống vận chuyển vật tư;

o Công nhân đứng máy có tay nghề vừa phải, thường phụ trách hai hay nhiều máy;

o Sử dụng những máy chuyên dùng đặc biệt, các đồ gá, kẹp;

o Ít cần quy định chi tiết trình tự kiểm tra sản xuất;

o Đầu tư lớn vào các máy móc chuyên dùng có tính linh hoạt kém.

Đánh giá

o Ưu điểm của hình thức này là:

 Chi phí đơn vị sản phẩm thấp;

 Giảm bớt khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu;

 Giảm bớt khối lượng lao động trong quá trình;

 Giảm thời gian gia công và tổng thời gian sản xuất;

 Đơn giản hóa các bước thực hiện công việc;

 Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những trục trặc của máy móc thiết bịvà con người.

o Ngoài những ưu điểm, loại hình bố trí này có một số hạn chế sau:

 Độ linh hoạt thấp, mỗi lần thay đổi sản phẩm lại phải sắp xếp lại mặt bằng;

 Các công việc bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự [mỗi một bộ phận trênđường dây đều phụ thuộc lẫn nhau, một máy hỏng hoặc một công nhânnghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của dây chuyền];

 Công việc đơn điệu sẽ gây sự nhàm chán cho công nhân;

 Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cao.

5.2.2Bố trí theo quá trình

Khái niệm

Bố trí theo quá trình, hay còn gọi là bố trí theo

chức năng hoặc bố trí theo công nghệ, thực chất là nhóm những công việc tương tự nhau thành những bộ phận có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện. Sản phẩm trong quá trình chế tạo di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác theo trình tự các công đoạn phải thực hiện trên đó. Chẳng hạn như:các phân xưởng trong nhà máy, siêu thị, văn phòng giao dịch ở ngân hàng, bệnh viện bố trí theo khoa hoặc phòng chuyên môn; xưởng sửa chữa xe hơi bố trí khu vực sửa chữa theo chủng loại bộ phận xe.

Đặc điểm

Bố trí theo quá trình phù hợp với hình thức sản xuất gián đoạn, chủng loại và mẫumã đa dạng, thể tích của mỗi sản phẩm tương đối nhỏ, đơn hàng thường xuyên thay đổi, cần sử dụng một máy cho hai hay nhiều công đoạn. Hình thức bố trí nàyđòi hỏi những yêu cầu sau:


o Cần có lực lượng lao động lành nghề;

o Luôn cần nhiều lệnh sản xuất trong quy trình;

o Nguyên vật liệu luôn di chuyển giữa các công đoạn và các phân xưởng;

o Khối lượng vật tư trong quá trình gia công lớn;

o Trong phân xưởng cần một địa điểm rộng để trữ vật tư chưa gia công; o Thiết bị vận chuyển vật tư vạn năng.


Đánh giá

o Ưu điểm của hình thức bố trí này là:

 Có tính linh hoạt cao về thiết bị và con người.

 Đầu tư thiết bị ban đầu nhỏ.

 Nâng cao trình độ chuyên môn.

 Công việc đa dạng khiến công nhân không bị nhàm chán.

o Hạn chế của hình thức bố trí này là:

 Chi phí sản xuất đơn vị cao.  Vận chuyển kém hiệu quả.

 Việc lập kế hoạch, lập lịch trình sản xuất không ổn định.  Khó kiểm tra, kiểm soát các công việc.

 Năng suất thấp vì các công việc không giống nhau, mỗi lần thay đổi công

nhân lại phải mất công tìm hiểu công việc mới.

 Mức độ sử dụng thiết bị không cao.

5.2.3Bố trí theo vị trí cố định

Khái niệm

Bố trí cố định vị trí là kiểu bố trí mang tính đặc thùcủa dự án sản xuất, sản phẩm được đặt cố định


tại một địa điểm và người ta sẽ mang máy móc thiết bị, công nhân và nguyên vật liệu đến để thực hiện các công việc tại chỗ. Hình thức này phù hợp với các sản phẩm dễ vỡ, cồng kềnh hoặc rất nặng không thể chuyểnđược. Ví dụ như khi sản xuất máy bay, chế tạo tàu thủy, các những công trình xây dựng, xây lắp...

Đánh giá

o Ưu điểm của hình thức bố trí này là:

 Giảm sự vận chuyển để hạn chế những hư hỏng đối với sản phẩm và chi phí

dịch chuyển.

 Công việc đa dạng.

o Hạn chế của hình thức bố trí này là:

 Đòi hỏi phải sử dụng thợ có kỹ năng cao và đa năng để có thể thực hiệncác công việc có trình độ chuyên môn hóa cao

 Chí phí vận chuyển thiết bị, con người và nguyên vật liệu cao.

 Khó kiểm soát con người.

 Hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, vì thiết bị có thể được chuyển đến mà chưadùng ngay.


Video liên quan

Chủ Đề