Phân tích các hình thức tạo động lực lao động và tác động của nỗ là gì

Trong mỗi bản thân con người đều tồn tại hai mặt sinh học và xã hội, sự phát triển của con người gắn liền với sự phát triển của hai mặt này. Vì thế muốn thúc đẩy sự phát triển của con người thì cần phải có sự kích thích về cả hai mặt này để tạo ra đươc một sứ mạnh tổng hợp, cụ thể: Kích thích vật chất nhằm tác động vào mặt sinh học, kích thích tinh thần nhằm tác động vào mặt xã hội. Nhu cầu của con người là vô hạn, tổ chức không thể đáp ứng tất cả những nhu cầu của họ song khả năng của con người cũng là vô hạn. Do đó các nhà quản lý phải có những chính sách cụ thể tạo động lực cho người lao động để họ có thể cống hiến hết khả năng của bản thân.

Tạo động lực lao động thông qua tiền lương.

“Tiền lương là một khoản tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động sau khi đã hoàn thành những công việc nhất định”. Như vậy tiền lương là một trong những công cụ đắc lực, là động cơ thúc đẩy con người làm việc. Tiền lương mà người lao động được trả phải đảm bảo phản ánh đúng sự đóng góp của người lao động và được những nhu cầu cần thiết cơ bản trong cuộc sống của họ thì người lao động mới phát huy được tài năng của mình, thúc đẩy được động lực lao động.

Tuy vậy không phải tổ chức nào cũng phải trả một mưc lương thật cao cho người lao động để có được động lực vì điều này còn phụ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn chi trả của tổ chức. Do đó để nâng cao vai trò kích thích lao động thông qua tiền lương cần phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa tiền lương với sự cống hiến của người lao động. Công tác trả lương cho lao động phải đảm bảo được những yêu cầu và nguyên tắc cỏ bản để có thể tạo được động lực cho người lao động làm việc.

Tạo động lực lao động thông qua tiền thưởng.

“ Tiền thưởng là một trong những công cụ đãi ngộ quan trọng trong việc tao động lực cho lao động, làm tăng thêm thu nhập cho lao động khuyến khích họ lam việc hăng say hơn”. Khi họ đạt được thành tích, nhà quản lý phải biết cách khen thưởng kịp thời. Việc quan trọng này phải được làm thường xuyên chứ không phải đợi đến cuối năm. Chẳng hạn như việc bầu chọn nhân viên xuất sắc, nhân viên có nhiều sáng kiến, nhân viên phục vụ khách hàng tốt nhất, nhân viên bán hàng giỏi nhất... có thể tiến hành hàng tháng hay hàng quý.

Việc bầu chọn phải hết sức công bằng, hợp lý. Việc tiến hành công nhận hay trao giải thưởng phải trang trọng. Thông tin khen thưởng phải được công bố rộng rãi cho mọi nhân viên, đối tác và đặc biệt là gia đình của người được khen thưởng.

Nhà quản lý cũng nên chú ý công nhận và khen thưởng những nhân viên không nằm trong danh sách những nhân viên xuất sắc, nhưng luôn làm tốt công việc, và gắn bó với công ty. Được sếp khen, nhất là khen trước mặt mọi người, về những thành tích của mình là một trong những liều thuốc "sung" hiệu lực nhất.

- Tạo vị tri ổn định cho người lao động làm việc.

Mỗi người lao động đều mong muốn có được công việc ổn định, nó xuất phát từ nhu cầu ổn định cuộc sống của con người. Ngoài ra con người luôn muốn phat triển mọi khả năng của bản thân, được học hỏi, được thể hiên bản thân mình.

Thực tế cho thấy khi người lao động có được công việc ổn định thì tâm lý của họ sẽ ổn định hơn mưcs độ tập trung trong công việc cao hơn. Co xu hướng phấn đấu mạnh mẽ hơn để đạt thành tích cao trong lao động. Do đó người quản lý cần phải tạo cho người lao động một tâm lý ổn định trong công việc, tạo được lòng tin từ người lao động giúp họ gắn bó hơn với công việc của mình và với tổ chức.

  • Xây dựng bầu không khí lành mạnh, đầm ấm trong công ty.

Bầu không khí xã hội trong công ty được biểu hiện trong những giao tiếp xã hội thường ngày giữa những người lao động đối nới các mối quan hệ xã hội, đối với lãnh đạo, đối với công việc.

Kích thích lao động là tạo ra sự thôi thúc bên trong của con người đến với lao động, sự thôi thúc đó được tạo ra dựa trên một tác động khách quan nào đó lên ý thức. Do đó, khi kích thích bất cứ hoạt động lao động nào, người ta phải chú ý đến các yếu tố tâm lý như mục đích công việc, nhu cầu, hứng thú, động cơ làm việc của mỗi cá nhân và hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân cũng như tập thể, từ đó mới có thể hình thành được biện pháp kích thích hữu hiệu

- Tổ chức công tác đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo mới.

Ngày nay khoa học công nghệ phát triển con người ngày càng phải tiếp xúc với những công việc đòi hỏi trình độ cao. Do đó họ có nhu cầu hoc tập để không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng kíp thời khi công nghệ thay đổi.

Các nhà quản lý cần phải chú trọng công tác đào tạo phát triển để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên công tác đào tạo phải được thực hiện một cách co quy củ mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Công tác đào tạo thể hiện được sự quan tâm của tổ chức tới nhân viên từ đó tạo được niềm tin gắn kết người lao động với tổ chức, tạo cho họ động lực để phát huy khả năng của mình để phục vụ cho tổ chức đồng thời cũng tạo điều kiện để áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và quản lý vao tổ chức.

  • Tổ chức các phong trào thi đua, lập thành tích.

Các tổ chức tạo ra phong trào thi đua trong lao động để tạo sự phấn đấu nâng cao năng suất của người lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế. Người lao động sẽ phấn đấu lao động để đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra khi đó tổ chức sẽ có những khen thưởng, động viên cụ thể. Người lao động sẽ so sánh khả năng, năng lực của minh với đồng nghiệp chính vì thế tạo nên sự ganh đua trong lao động, kích thích tri tuệ của họ.

Người quản lý cần tạo được những phong trào thi đua đúng đắn phù hợp tạo tinh thần trách nhiệm, sự hứng thú, đòi hỏi sự phấn đấu, cạnh tranh trong lao động. Đi đôi với điều đó là những khen thưởng cụ thể động viên họ, tạo cho họ cảm giác được cấp trên quan tâm, hoan thành tốt công việc và có được cơ hội thăng tiến. Ngoài ra nếu như có điều kiện doanh nghiệp nên thành lập các câu lạc bộ thể thao, các tiểu tổ văn hoá, xây dựng các trung tâm thể dục lớn, các phòng tập thể dục và các biệt thự ở các khu nghỉ mát để viên chức nghỉ ngơi và giải trí cùng nhau. Các quan hệ cá nhân tốt được hình thành và củng cố thông qua những hoạt động tập thể này.

Động lực là gì? Đó được xem là một yếu tố quan trọng trong quản lý nhân sự khuyến khích mọi người cống hiến hiệu suất tốt nhất và giúp đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Một động lực tích cực mạnh mẽ sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc của nhân viên trong khi động lực tiêu cực sẽ làm giảm hiệu suất của họ.

Các loại động lực phổ biến

Động lực tích cực

Động lực tích cực hoặc động lực khuyến khích dựa trên phần thưởng. Người lao động được khuyến khích để đạt được các mục tiêu mong muốn. Các hình thức khuyến khích có thể là trả lương cao hơn, thăng chức, ghi nhận công việc… Nhân viên được cung cấp các ưu đãi và cố gắng cải thiện hiệu suất của họ một cách tự nguyện.

Động lực tiêu cực

Động cơ tiêu cực dựa trên sự sợ hãi. Nỗi sợ hãi khiến nhân viên hành động theo một cách nhất định. Trong trường hợp họ không hành động phù hợp thì họ có thể bị phạt cách chức hoặc sa thải. Sự sợ hãi hoạt động như một cơ chế thúc đẩy. Các nhân viên không sẵn sàng hợp tác, mà họ làm tốt vì muốn tránh bị trừng phạt.

Kiểu động lực này sẽ gây ra sự tức giận và thất vọng, là một nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn trong công nghiệp. Bất chấp những hạn chế của động lực tiêu cực, phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến để đạt được kết quả mong muốn.

Động lực rất quan trọng để quản lý và lãnh đạo hiệu quả. Năng suất của doanh nghiệp giảm khi nhân viên không có động lực để hoàn thành các mục tiêu

Lí do động lực quan trọng là gì?

Bạn đã hiểu động lực là gì, vậy vì sao động lực lại quan trọng? Động lực của nhân viên rất quan trọng đối với mọi công ty do những lợi ích mà nó mang lại cho công ty. Lợi ích đó bao gồm:

Thay đổi thái độ tiêu cực sang thái độ tích cực

Nếu không có động lực, các nhân viên chỉ cố gắng thực hiện các hoạt động tối thiểu trong doanh nghiệp. Nhưng động lực sẽ thúc đẩy họ thực hiện ở mức tối đa. Tất cả các nguồn lực của công ty sẽ bị lãng phí trừ khi hoặc cho đến khi được nhân viên sử dụng. Các nhân viên có động lực sử dụng tốt nhất các nguồn lực.

Tăng sự gắn kết của nhân viên

Khi nhân viên có động lực làm việc, nhìn chung họ sẽ nỗ lực hết mình trong các nhiệm vụ được giao.

Động lực tạo ra niềm tin cho nhân viên trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ trong công ty. Họ luôn chọn cách ở lại và tăng thu nhập hơn là rời khỏi công ty và tăng thu nhập của họ. Với động lực, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc sẽ ít hơn vì những nhân viên hài lòng không bao giờ rời bỏ công việc.

Cải thiện sự hài lòng của nhân viên

Sự hài lòng của nhân viên là quan trọng đối với mọi công ty vì điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng tích cực cho công ty.

Phát triển nhân viên

Động lực có thể tạo điều kiện cho người lao động đạt được mục tiêu cá nhân của mình và có thể tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bản thân của một cá nhân. Một khi người lao động đó đạt được một số mục tiêu ban đầu, họ nhận ra mối liên hệ rõ ràng giữa nỗ lực và kết quả, điều này sẽ thúc đẩy họ tiếp tục làm việc ở mức cao hơn.

Cải thiện hiệu quả của nhân viên

Mức độ hiệu quả của một nhân viên không chỉ dựa trên khả năng hoặc trình độ của họ. Để công ty có được kết quả tốt nhất, nhân viên cần có sự cân bằng tốt giữa khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao và sự sẵn sàng muốn thực hiện nhiệm vụ. Sự cân bằng này có thể dẫn đến tăng năng suất và cải thiện hiệu quả.

Làm thế nào để tăng động lực cho nhân viên?

Đến đây có thể bạn thắc mắc về cách tạo động lực là gì phải không? Dưới đây là 3 mẹo có thể hành động ngay lập tức để tăng động lực cho nhân viên tại nơi làm việc của bạn.

Cải thiện giao tiếp

Cách dễ nhất để tăng động lực cho nhân viên là giao tiếp tích cực tại nơi làm việc. Không chỉ dựa vào email mà bằng cách đảm bảo rằng họ nói chuyện trực tiếp với nhân viên của mình và thậm chí ở mức độ cá nhân, nếu có thể.

Hãy thử dành một ít thời gian mỗi ngày để nói chuyện với nhân viên hoặc bạn có thể tham gia với họ trong giờ giải lao thay vì ngồi vào bàn làm việc. Bằng cách đó, bạn thực sự khiến nhân viên cảm thấy như thể bạn là một phần của nhóm, một nhà lãnh đạo thay vì chỉ là người chủ.

Nhân viên cũng muốn thấy công ty mà họ đang làm việc thành công. Nhiều người có ý tưởng xuất sắc, từ tiết kiệm tiền đến cải tiến hoạt động. Ban lãnh đạo phải cố gắng dành chút thời gian để hỏi và lắng nghe các ý kiến ​​đề xuất. Không có gì đáng giá hơn cảm giác được trân trọng.

Đánh giá cao sự đóng góp

Các nhà quản lý nên đảm bảo thể hiện sự công nhận cho những nỗ lực và đóng góp của nhân viên vào mục tiêu và phương hướng chung của công ty. Nhân viên sẽ tự hào và gắn bó với công việc của họ nếu họ nhận thức được nỗ lực của họ tạo ra tác động như thế nào đối với tổ chức; bất kể đóng góp của họ là lớn hay nhỏ.

Nhà quản lý không nhất thiết phải thưởng quà cho nhân viên mỗi khi họ làm tốt một nhiệm vụ. Đôi khi, chỉ cần một câu “Cảm ơn” hoặc “Làm tốt lắm” là đủ. Những lời ý nghĩa này ghi nhận nỗ lực, xây dựng lòng trung thành và khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ hơn nữa.

Môi trường làm việc tích cực

Đôi khi, nhân viên thiếu động lực vì họ không có môi trường làm việc tích cực. Để khắc phục điều này, nhà quản lý có thể gửi khảo sát và lấy ý kiến ​​phản hồi từ nhân viên để giải quyết các vấn đề mà họ có thể gặp phải.

Nhà quản lý cũng có thể đăng một trích dẫn hoặc hình ảnh tích cực ở xung quanh văn phòng – nơi mà mọi người đều có thể nhìn thấy. Thực vật cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc thanh bình cho nhân viên của bạn, vậy tại sao bạn không thêm một vài loại cây xung quanh văn phòng.

Một nơi làm việc tích cực là yếu tố cơ bản đưa công ty của bạn lên hàng đầu. Mặc dù việc khuyến khích động lực của nhân viên tại nơi làm việc có thể mất nhiều thời gian và khó khăn nhưng để đạt được mức năng suất cao của nhân viên, bạn cần khuyến khích một môi trường làm việc tích cực.

Nếu đã hiểu động lực là gì, tầm quan trọng và cách cải thiện, hi vọng bạn sẽ áp dụng thành công.

Huỳnh Trâm

Video liên quan

Chủ Đề