Vật liệu dệt là gì

ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI VẬT LIỆU MAY VÀ SẢN PHẨM MAY

  • pdf
  • 38 trang

LỜI NÓI ĐẦU
Dân số nước ta hiện nay có hơn 80 triệu dân với trên một nửa là số người
trong độ tuổi lao động, nhưng số thất nghiệp mà đặc biệt ở nông thôn lên đến
20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho lao động rất có
ý nghĩa. Đồng thời, xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu quan trọng cho đất
nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Để giúp người lao động có tay nghề vững vàng, tiếp cận được với các thị
trường lao động, Cục quản lý Lao động ngoài nước Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội đặt hàng Trường Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may Thời trang Hà Nội
xây dựng và biên soạn bộ Chương trình, Giáo trình Sơ cấp nghề May công
nghiệp, phục vụ cho đào tạo người lao động đi xuất khẩu lao động. Với trên 40
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành may, kết hợp
với khảo sát thực tế các thị trường: Nhật Bản, Nga, Đài Loan, Malaysia, bộ
Chương trình, Giáo trình đã được hoàn thiện. Môn học Vật liệu may là môn học
bắt buộc trong Chương trình đào tạo. Giáo trình Vật liệu may trang bị những
kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo tính chất của xơ, sợi vải và sản phẩm may,
giúp cho người công nhân vững vàng, tự tin khi lựa chọn và sử dụng các nguyên
vật liệu may để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh đạt chất lượng tốt trong quá
trình gia công sản phẩm.
Giáo trình được xây dựng với sự tham gia góp ý của các nhà giáo, nhà
chuyên môn có kinh nghiệm. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như các
yếu tố chủ quan và khách quan khác, nên không tránh khỏi những sai sót nhất
định, Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp
cũng như của bạn đọc để có thể hoàn thiện Giáo trình tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ban Xây dựng Chương trình, Giáo trình

1

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
LỜI MỞ ĐẦU
1
MỤC LỤC
2
Bài 1 NGUYÊN LIỆU DỆT
3
1.1. Khái niệm.
3
1.2. Một số loại xơ dệt thường được sử dụng
3
Bài 2 . CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA VẢI
10
2.1. Cấu tạo của vải dệt thoi.
2.2 Cấu tạo vải dệt kim
13
2.3 Tính chất của vải
18
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI VẬT LIỆU MAY VÀ SẢN PHẨM MAY 25
3.1. Khái niệm
3.2. Phân loại vải
25
25
3.3. Đặc điểm của sản phẩm may và vật liệu may
3.4. Phương pháp nhận biết mặt phải, trái vải theo kiểu dệt
3.5. Phương pháp nhận biết các loại vải theo nguyên liệu
Bài 4. PHỤ LIỆU MAY
4.1. Vật liệu liên kết
4.2. Vật liệu dựng.
4.3. Vật liệu cài.
4.4. Nhãn mác.
Tài liệu tham khảo

2

27
28
30
31
32
32
35

BÀI 1. NGUYÊN LIỆU DỆT
1.1 Khái niệm
Vật liệu dệt được hiểu là những vật phẩm làm bằng xơ dệt, bao gồm:
những thành phẩm, kể cả chính bản thân xơ dệt.
Đối với đời sống con người, vật liệu dệt có tầm quan trọng đặc biệt. Con
người sống không thể thiếu quần áo và các vật dụng khác làm bằng vật liệu dệt
Đối tượng nghiên cứu của vật liệu dệt bao gồm tất cả các loại xơ và
những sản phẩm làm ra từ xơ như sợi đơn [sợi con], sợi xe, chỉ khâu, vải các
loại, hàng dệt kim, các loại dây lưới... Ngoài ra những sản phẩm kể trên có thể
sử dụng trực tiếp, trong lĩnh vực vật liệu dệt còn bao gồm các loại bán thành
phẩm chưa sử dụng trực tiếp như quả bông, cúi, sợi thô.
Hiểu biết về đặc trưng cấu tạo và tính chất của vật liệu dệt có liên quan
trực tiếp đến việc sản xuất ra các loại hàng dệt có chất lượng đáp ứng yêu cầu
sử dụng, cũng như thực hiện được các khâu tết kiệm, hợp lý trong sản xuất
Các loại xơ, sợi, và chế phẩm dệt được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản
xuất và đời sống hàng ngày. Ngoài việc dùng trong lĩnh vực may mặc, vải còn
được dùng trong công nghiệp luyện kim, quần áo bảo hộ trong cứu hoả, làm
lưới đánh cá, làm bông băng, chỉ trong y tế, vải dù, vải bạt trong quân đội, vải
che phủ các thiết bị máy móc.
1.2 Một số loại xơ dệt thường được sử dụng
1.2.1. Xơ bông
a. Đặc điểm
- Bông là loại xơ tự nhiên bao phủ xung quanh hạt của quả bông, là các tế
bào đơn có một đầu đóng kín, đầu kia được mở ra khi tách ra khỏi hạt, và các tế
bào này dài ra tạo thành xơ bông. Cây bông phát triển thuận lợi trong điều kiện
ấm áp và đủ ánh sáng, bông vẫn là loại nguyên liệu dệt may chủ yếu hiện nay,
kết hợp pha trộn với các loại xơ hoá học để tạo ra các sản phẩm may đa dạng về
nguyên liệu.
Trên mỗi hạt bông có 7000 15000 xơ. Mỗi quả bông có 18 45 hạt và
khoảng 2.105 5.105 xơ với tổng khối lượng là 1- 2,5g [khối lượng bông hạt là
3 7,5g]
- Thành phần chính của xơ bông là xenlulo, có công thức hóa học là
[C6H10O5],
b. Tính chất
3

- Tính chất vật lý :
+ Khối lượng riêng = 1,54 g/cm3
+ Hút ẩm tương đối tốt : W = 8% - 12 %
+ Độ bền nhiệt t = 120oC 140oC, bền với ánh sáng mặt trời nhưng nếu
để trong thời gian dài sẽ bị vàng và giảm bền. Xơ bông thuộc nhóm vật liệu
dễ cháy, cháy nhanh, cháy có ngọn lửa khi bỏ ra khỏi ngọn lửa vẫn tiếp tục
cháy, tro có màu sám trắng dễ bóp vụn.
- Tính chất cơ học
+ Xơ bông là một loại xơ có độ bền cơ học trung bình = 40 Kg lực/mm2
+ Không bị giảm bền trong môi trường nước có độ giãn đứt [khô] = 8%
-Tính chất hóa học:
+ Xơ bông kém bền với axit và kiềm đậm đặc. Nếu cho tác dụng với
HCL, H2SO4 .. sẽ bị phân hủy
+ Xơ bông chỉ nên sử dụng axit, kiểm loãng: Vi dụ như javen, H2O2
- Ưu điểm: Xơ bông có tính vệ sinh tốt không gây dị ứng, rất mềm mại, dễ
nhuộm màu, thoáng khí hút ẩm cao và không tích điện
- Nhược điểm: Rất dễ nhàu, dễ cháy, chịu axit kém ..
c. Ứng dụng
Xơ bông được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực may tạo ra các loại vải may
mặc dưới dạng nguyên chất hoặc pha trộn với các loại xơ hoá học khác [ đặc
biệt là xơ tổng hợp ]. Xơ bông còn dùng làm chỉ may với số lượng rất lớn. Đối
với các loại xơ bông ngắn, sử dụng tạo ra vải không dệt và làm các loại xơ hoá
học
1.2.2. Tơ tằm
a. Đặc điểm
Tơ là một loại sợi do con tằm nhả ra gọi là tơ tằm, tơ tằm chiếm > 90%
sản lượng tơ trên thế giới. Tơ tằm có thể ở dạng tằm dâu, thầu dầu, sắn, trong đó
chủ yếu là loại tơ tằm dâu [ tằm ăn lá dâu nhả tơ ]
- Tằm có nhiều loại tuỳ thuộc vào giống tằm:
+ Tằm đa hệ: Phù hợp khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cho kén nhỏ, tơ dài = 450m
+ Tằm lưỡng hệ: Nuôi được hai lứa trong một năm phù hợp khí hậu ôn đới và
ít ẩm: Hàn Quốc, Trung Quốc cho kén trung bình
+ Tằm độc hệ: Là loại tằm chỉ nuôi được một lứa trong một năm thích nghi
với xứ lạnh cho kén to, cùi tơ dầy. Sợi tơ trong một kén có thể dài đến 2400m
được nuôi nhiều ở Nhật và Nga.
4

- Tơ tằm có hiệu quả kinh tế giá trị sử dụng cao. Tuy nhiên nghề trồng dâu
nuôi tằm tốn nhiều công sức . Trải qua 4 giai đoạn từ trồng dâu nuôi tằm
ươm tơ - dệt lụa. Cho nên sản lượng tơ tằm không cao so với các loại xơ dệt
khác, bị các loại xơ hoá học khác cạnh tranh
- Thành phần chính tạo nên tơ là fibroin và keo serixin
b. Tính chất
- Tính chất vật lý
+ Tỷ trọng = 1.25 [ g/cm3]
+ Độ hút ẩm W = 11 12 %
+ Tác dụng của nhiệt độ t = 1800C. Tơ tằm thuốc nhóm vật liệu khó cháy
-Tính chất cơ học
+ Độ bền kéo đứt tương đối: = 50 kglực/mm2
+ Độ giãn đứt = 20%
+ Tác dụng của nước: không bị hòa tan trong nước, rượu, êtevà các
dung môi hữu cơ thông thường, nhưng bị trương nở trong nước, có tính hút ẩm
cao do cấu trúc kém chặt chẽ ở vùng vô định hình. Mà vùng vô định hình lại
nằm xen kẽ giữa các vùng tinh thể nên ở giai đoạn đầu tơ hấp phụ nước kèm
theo hiệu ứng nhiệt, ở giai đoạn sau là hiện tượng thẩm thấu nước.
-Tính chất hóa học
+ Tác dụng với axit: Do cấu tạo các loại xơ Protein có cả hai nhóm chức:
Nhóm carboxyl [COOH] và nhóm amin [NH2] nên tơ tằm là xơ lưỡng tính vì
vậy chúng phản ứng hóa học như kiềm hoặc như một axit. Với dung dịch axit
loãng, ở nhiệt độ cao tơ chưa bị phá hủy, vì thế có thể nhuộm tơ tằm trong môi
trường axit loãng, dùng thuốc nhuộm axit tơ không bị giảm bền,. Đối với axit
đậm đặc nhiệt độ cao, tơ bị phá hủy hoàn toàn trong thời gian ngắn.
+ Tác dụng với kiềm: Kém bền kiềm do trong cấu tạo nhóm axit trội hơn
nhóm bazơ
+ Tác dụng với chất khử: Bền với các chất khử, dùng chất khử Na 2S2O4
để tẩy trắng tơ
+ Tác dụng với chất Oxihoa: Kém bền với chất Oxihoa, có hiện tượng đứt
mạch để tạo thành các axit mạch thẳng [axit focmic], oxy hóa làm thay đổi các
nhóm định chức, làm mất các nhóm amin.
+ Ánh sáng: Dưới tác dụng của ánh sáng xơ protein dễ bị oxy hóa bởi O2
của không khí quá trình lão hóa càng nhanh khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.
5

Tơ bị giảm bền 50% khi bị chiếu sáng liên tục trong 200h. Vì vậy không nên
phơi vải tơ tằm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời
+ Vi sinh vật: Bị vi sinh vật phá huỷ trong điều kiện môi trường không
khí ẩm ứơt
- Ưu điểm
+ Độ bền tương đối cao
+ Độ hút ẩm cao, thoáng mát, vệ sinh tốt
+ Cảm giác sờ tay mềm mại, bóng mượt, mùa hè mặc mát, mùa đông mặc
ấm
- Nhược điểm: Dễ nhàu, đặc biệt trong môi trường ướt, giá thành cao.
c. Ứng dụng
- Chủ yếu làm quần áo thời trang cao cấp mùa hè, làm khăn, tất, cà vạt, chỉ
thêu
- Tơ gốc sau khi ươm được cắt ngắn ra kéo sợi như kéo sợi bông. Sau đó dệt
vải đũi để may complê mặc mùa hè.
Có thể sử dụng 100% tơ tằm hoặc pha trộn. Ví dụ: Sợi dọc tơ tằm, sợi ngang
Vitscos hoặc sợi ngang tơ tằm, sợi dọc PES
1.2.3. Xơ len.
a. Đặc điểm
- Xơ len là lông của những động vật: cừu, thỏ, dê, lạc đà. Trong đó len
lông cừu chiếm trên 90%. Len được sản xuất nhiều ở NewZealand, Mông cổ,
Trung Quốc. Hiện nay xơ tự nhiên bị các loại xơ hoá học khác cạnh tranh về giá
thành sản phẩm cũng như những tính chất sử dụng. Thông thường dùng phương
pháp pha trộn len tự nhiên với các loại xơ hoá học khác để giảm giá thành
b.Tính chất
- Tính chất lý
+ Tỷ trọng = 1.28 1.3 [ g/cm3]
+ Độ ẩm: Wlen = 15 18%
+ Tác dụng của nhiệt độ
Các loại xơ protein có thể chịu đựng được trong một khoảng thời gian
ngẵn ở nhiệt độ [ 130-140 độ C] . Còn ở trong thời gian dài thậm chí ở nhiệt độ
100 oC xơ len cũng bị biến màu trở nên cứng khi tiếp tục tăng nhiệt độ cao xơ
len bị phân hoá, cuối cùng cũng bị cháy
- Đun nóng kém hơi nước len bị giảm bền : 90 100oC.
- Len khó cháy, nó không tự cháy khi ra khỏi ngọn lửa.
6

- Len có tính giữ nhiệt tốt
- Tính chất cơ học
+ Độ bền kéo đứt tương đối thuộc loại trung bình:
- Trạng thái khô: = 8,8 15,0 CN/tex.
- Trạng thái ướt: = 7 14 CN/tex
+ Độ đàn hồi: Xơ len có độ giãn đứt và độ đàn hồi lớn, kéo giãn 2% phục
hồi 99%, kéo giãn 20% phục hồi 63%
+ Tác động của nước
Dưới tác động của nước xơ protein không bị hoà tan nhưng bị trương nở theo
kích tthước chiều dài, mềm hơn và đàn hồi hơn: Gặp nước nóng hoặc hơi nước
nóng len kém bền, với thời gian lâu, trong nước sôi [1200C] len mất tính đàn
hồi và trở lên bết. Vì vậy chỉ được giặt len bằng nước ấm khoảng 30-35oC
-Tính chất hóa học. Len dễ bị thoái hóa và chịu ảnh hưởng của hóa chất.
+ Tác dụng với Axit
Do cấu tạo các loại xơ Protein có cả hai nhóm chức: Nhóm carboxyl
[COOH] và nhóm amin [NH2] nên xơ len là xơ lưỡng tính vì vậy chúng phản
ứng hóa học như kiềm hoặc như một axit. Riêng đối với len thì tính axit mạnh
hơn do chứa nhiều nhóm carboxyl hơn.
Vì vậy len bền với axit vô cơ loãng và axit hữu cơ. Tuy nhiên với axit
H2SO4 đậm đặc nóng sẽ phá hủy len hoàn toàn, nhưng ở nhiệt độ thường và
nồng độ không lớn thì độ bền của len không những không bị giảm mà còn được
tăng lên, được giải thích là do len bị trương nở, ma sát của lớp vẩy giữa các xơ
tăng lên vì thế độ bề của len tăng lên.
+ Tác dụng với Kiềm: Do len mang tính axit nhiều hơn nên chịu đựng
dưới tác dụng của kiềm kém. Dung dịch kiềm loãng cũng làm cho xơ len bị
trương nở to, cấu trúc biến đổi, các tính chất cơ học bị giảm sút. Nếu kết hợp
đun nóng, dung dịch kiềm loãng 5% cũng dễ dàng phá hủy len trong vài phút
[Không những liên kết muối mà liên kết sistin cũng bị phá vỡ]. Trong dung dịch
kiềm đặc len bị phá hủy ngay ở nhiệt độ thấp.
Vì vậy nên giặt len bằng xà phòng không có axit hoặc xà phòng trung tính,
+ Tác dụng với muối
Khi nhiệt độ cao các muối kim loại nặng có phản ứng rất mạnh với len,
đặc biệt khi có mặt của axit [vải len bị muối kim loại nặng hấp thụ nên khi
nhuộm có hiện tượng bị loang màu]
7

+ Tác dụng với chất khử: Các chất thông dụng như: Na 2S, Na2SO4,
Na2SO3đều có tác dụng phá hủy len, đặc biệt trong môi trường kiềm, liên kết
muối và liên kết sistin bị đứt làm len bị co.
+ Tác dụng với chất Oxihoa: Trong quá trình gia công len, tơ người ta
thường sử dụng chất oxy hóa hydro peoxit và natri peoxit để phá hủy chất màu
và làm trắng xơ, nhưng với một mức độ và thời gian phù hợp vì chất Oxihoa làm
len thay đổi cấu tạo, len bị oxyhoa dễ hòa tan trong kiềm hơn len ban đầu.
Khi tác dụng ở nhiệt độ cao và thời gian kéo dài sẽ phá hủy từng phần và
dần dần là hủy hoại toàn bộ xơ.
+ Ánh sáng:
Len giảm bền 50% khi bị chiếu sáng liên tục trong 1120 h
[Tơ bị giảm bền 50% khi bị chiếu sáng liên tục trong 200h]
+ Vi sinh vật: Protein bị vi sinh vật phá huỷ trong điều kiện môi trường
không khí ẩm ứơt .Các loại vật liệu Prôtêin cần phải lưu giữ trong môi trường
khô giáo.
c. Ứng dụng
Len mịn thường được kéo sợi vải dệt thoi
Len mịn + PES thường được dệt vải tuytsi may comple, quần âu cao cấp
Len nửa mịn dệt thoi may áo Măngtô
Len nửa mịn dệt kim áo len
Len nửa thô kéo sợi dệt kim và dệt len [áo len mùa đông]
Len có thể kéo sợi 100% len : sản lượng ít và đắt
Len có thể pha trộn với xơ hóa học. Ví dụ: Len + PES;; Len + PA. Thông
thường tỷ lệ: 30%len và 70% nguyên liệu khác.
1.2.4 Xơ Polyester [PES]
a. Nguyên liệu:
Được chế tạo từ axit terephtatic HOOC [C6H4 ] COOH và Ethylenglycol
HO [CH2]2 OH [sản phẩm của công nghiệp hóa dầu]. Hai chất trên thực hiện
phản ứng đa tụ [260-270oC] tạo ra Poly Ethylen Terephtalat [nhựa PES]
* Điều chế: phương pháp nóng chảy
Xơ được sử dụng ở dạng: filament, staple, textual
b. Tính chất
-Tính chất vật lý
+ Khối lượng riêng = 1,38g/cm3
+ W = 0,4%, gần như không hút ẩm nên khó nhuộm màu
8

+ Tính chất nhiệt:. Độ bền nhiệt rất cao. Bền vững ở nhiệt độ 160 oC. Đây
là xơ nhiệt dẻo có chảy lỏng 235 - 250oC
-Tính chất cơ học
+ Độ bền = 85Kglực/mm2. Có độ bền cơ học rất cao, là một trong những
xơ có độ bền cao nhất.
+ Trong trang thái ướt không giảm bền
+ Độ giãn đứt = 25 - 35%.
+ Độ bền ma sát cao tuy nhiên vẫn kém PA
+ Độ đàn hôi cao vải không nhàu.
+ Độ bền ánh sáng rất cao
+ Độ tĩnh điện cao, không bị vi khuẩn tấn công
+ Nhược điểm: Không xử lý được chất thải vì quá bền gây ô nhiễm môi
trường.
c. Ứng dụng:
- 100% PES: dung cho cả vải dệt thoi, vải kim
- Pha với: Cotton, visco, Lyocel, PA, Len, PAN
- Dùng trong may mặc và vật liệu kỹ thuật.

Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày đặc điểm, tính chất và ứng dụng của xơ bông?
2. Trình bày đặc điểm, tính chất và ứng dụng của tơ tằm?
3. Trình bày đặc điểm, tính chất và ứng dụng của xơ len?
4. Trình bày đặc điểm, tính chất và ứng dụng của xơ polyester?

9

Bài 2 . CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA VẢI
2.1. Cấu tạo của vải dệt thoi.
2.1.1. Khái niệm:
Vải dệt thoi được tao ra từ hai hệ thống sợi cơ bản là hệ thống sợi dọc và sợi
ngang đan vuông góc với nhau.

Hình 1
Vải dệt thoi được hình thành dưới dạng cuộn hoặc tấm và có các kích thước xác
định. Trong đó L: Chiều dài[m]
B: chiều rộng hay khổ vải [m,cm]
b. Chiều dày [mm]
2.1.2 Nguyên liệu.
Bao gồm sợi và tơ các loại
* Đối với sợi: + Sợi thiên nhiên
+ Sợi hoá học
+ Sợi pha trộn
* Đối với tơ: Tơ thiên nhiên và tơ hoá học
* Yêu cầu về nguyên liệu: Do đặc diểm làm việc của sợi dọc và sợi ngang trên
máy dệt thực hiện các chức năng khác nhau. Đối với sợi dọ luôn luôn chịu kực
căng rất lớn và cố định nên thông thường yêu cầu sợi dọc cần phải bền hơn, độ
săn tốt hơn còn đối với sợi ngang không chịu lực căng nhiều nên sợi cần có tính
mềm mại hơn
* Chuẩn bị sợi: Do chức năng làm việc khác nhau nên quá trình chuẩn bị sợi
dọc và sợi ngang thực hiện theo sơ đồ sau đây: [Sơ đồ trang bên]

10

Sợi dọc

Sợi ngang

Đánh ống

Đánh ống

Mắc sợi

làm ẩm

Hồ sợi
Xâu go

Dệt

Quá trình chuẩn bị sợi dọc với mục đích tạo ra hình dạng ống sợi hoặc
thùng sợi cho phù hợp với quá trình công nghệ trong các giai đoạn chuyển tiếp
từ sợi đến vải. Vì vậy so với sợi dọc khi sản xuất ra trên máy kéo sợi nếu ở dạng
ống sợi nhỏ khi đó phải cuộn lại sợi thành búp sợi có kích thước lớn hơn để phù
hợp với công đoạn tiếp theo đó là máy mắc sợi: Sau đó ở trên máy mắc sợi, các
búp sợi lại phải chuyển thành dạng thùng sợi cho phù hợp với công đoạn hồ tiếp
theo ở trên máy hồ. Sau đó sơi được chuyển qua giai đoạn sâu go với mục đích
ổn định số sợi dọc ở trên máy dệt cho phù hợp với kiểu dệt.
Đối với sợi ngang, do chế độ làm việc chịu lực căng ít hơn cho nên thường chỉ
cần làm ẩm sợi với mục đíc tạo cho sợi có độ ẩm bình thường để tránh đứt sợi
2.1.3. Đặc trưng cấu tạo kiểu dệt của vải
Những đặc trưng chủ yếu về cấu tạo của vải dệt thoi là: chi số [độ dày] sợi,
kiểu dệt, mật độ, các chi số chứa đầy của vải, cấu tạo, mặt tiếp xức, đặc trưng về
mặt phải mặt trái của vải.
a. Chi số sợi: N
Chi số sợi ảnh hưởng trực tiếp tới loại vải tạo thành từ các loại chi số thấp,
chi số trung bình thì chỉ có thể tạo ra loại vải trung bình [ N= 40, N=30, 25, 54].
Còn chi số cao N= 85 tạo ra loại vải mịn, mỏng, độ bền cao.
b. Mật độ:
Là số sợi dọc sợi ngang tính trên một đơn vị độ dài 100mm, 10cm. Mật độ
dọc là số sợi dọc trên 100mm, mật độ ngang là số sợi ngang trên 100mm.
Phương pháp xác định mật độ sợi phải dùng kính lúp để đếm sợi
c. Kiểu dệt:
Là kiểu dệt phổ biến nhất, dựa trên kiểu dệt này có thể tạo ra kiểu dệt khác
Để biểu diễn kiểu dệt nào đó cần phải thực hiện những qui ước sau
11

+ Tạo ra ô vuông trên giấy vẽ bằng cách kẻ các đường dọc và ngang //
nhau trong đó qui ước rằng khoảng cách giữa 2 đường kẻ dọc là sợi dọc, khoảng
cách giữa 2 đường kẻ ngang là sợi ngang . Ở tại vị trí mà sợi dọc chặn lên sợi
ngang thì gạch chéo, tô màu còn lại vị trí sợi ngang chặn lên sợi dọc thì để trắng.
ở những vị trí mà sợi chặn lên nhau gọi là điểm nổi
+ Rappo: R Là hình dệt nhỏ nhất lặp lại trên vải trong đó có R dọc và R
ngang. Rappo dọc là số sợi dọc trong 1 Rappo còn Rappo ngang là số sợi ngang
trong 1 Rappo
+ Bước chuyển: S bước chuyển là con số thể hiện điểm nổi sau cách điểm
nổi trước bao nhiêu sợi. Như vậy có bước chuyển theo sợi dọc có bước chuyển
theo sợi ngang
Các kiểu dệt cơ bản bao gồm: Kiểu dệt vân điểm, kiểu dệt vân chéo, kiểu dệt
vân đoạn. Các kiểu dệt này được biểu diễn như sau
* Kiểu dệt vân điểm:
Là kiểu dệt đơn giản nhất có Rd = Rn = 2 ; S =1

2
1

1

2

Hinh 2
Những sợi liên kết với nhau rất chặt chẽ do đó làm tăng độ bền của vải
Ví dụ: vải phin, vải popualin
* Kiểu dệt vân chéo: Rd = Rn 3 Đối với vân chéo trong thực tế thường thể hiện
ở dạng phân số, trong đó tử số thể hiện số điểm nổi dọc, mẫu số là điểm nổi
ngang trên mỗi sợi trong giới hạn 1 R còn tổng tử và mẫu là số sợi trong R.
Kiểu dệt này mức độ đan sợi thưa hơn vân điểm vì vậy muốn tăng độ bền thì
tăng mật độ sợi, là kiểu dệt thông dụng
Ví dụ : Vải chéo, vải ka ki, vải bò

12

3
2
1
1

2

3

Hình 3
* Kiểu dệt vân đoạn: Rd = Rn 5
1 Trong thực tế các kiểu dệt vân đoạn cũng được thể hiện dưới dạng phân số
Ví dụ: Vân đoạn 5/2 : 5 thể hiện số sợi dọc, số sợi ngang trong R
2 thể hiện bước chuyển
5
4
3
2
1
1

2

3

4

5

Hình 4
* Kiểu dệt biến đổi: Đó là kiểu dệt được tạo ra dựa trên cơ sở kiểu dệt cơ bản =
cách bổ sung thêm các đường sợi mới hoặc tăng thêm những điểm nổi dọc, điểm
nổi ngang và từ đó hình thành nên kiểu dệt biến đổi
- Biến đổi vân điểm:
5
4
3
2
1

Hình 5
2.2. Cấu tạo Vải dệt kim
2.2.1. Khái niệm

13

Là loại vải được tạo ra bởi các vòng sợi hay vòng sợi là phần tử cấu tạo
cơ bản của vải dệt kim, hay vòng sợi là phần tử cấu tạo cơ bản của vải dệt kim.
Các vòng sợi này liên kết với nhau theo một qui luật nào đó gọi là kiểu dệt.
Hiện này có hai phương pháp tạo vải dệt kim

- Phương pháp dệt kim đan ngang

- Phương pháp dệt kim đan dọc
Hình 6

Đối với vải dệt kim đan ngang: vải được hình thành bởi một hay nhiều hệ
sợi. Đầu tiên tạo ra các ang vòng, sau đó lần lượt tạo ra các ang vòng mới
nối tiếp vào chúng
Đối với vải dệt kim đan dọc: có nhiều sợi dọc tạo lên cùng một lúc là cột
vòng móc nối vào nhau để cho ra những tấm vải có chiều dài hoặc chiều rộng
tùy ý.
2.2.2. Nguyên liệu.
* Đối với sợi: + Sợi thiên nhiên
+ Sợi hoá học
+ Sợi pha trộn
* Đối với tơ: Tơ thiên nhiên và tơ hoá học
* Yêu cầu về nguyên liệu: Do đặc diểm làm việc của sợi dọc trong quá trình
đan chịu lực căng rất lớn và cố định nên thông thường yêu cầu sợi dọc cần phải
bền, độ săn tốt, có tính mềm mại
2.2.3. Đặc trưng cấu tạo
* Vòng sợi
Trong vải dệt kim thì vòng sợi là phần tử nhỏ nhất của vải. Hình dạng của chúng
chỉ phụ thuộc vào phương pháp đan chứ không phụ thuộc vào kiểu đan.

14

2

3

2

3

1
1

4

4
5

5

Ngang
Dọc
Vòng sợi được đặc trưng bởi các thông số sau.
Mỗi một vòng sợi đều bao gồm các phần 12345
Phần 1-2 và 3-4: Trụ vòng
Phần 23: Cung kim
Toàn bộ l12345 = l vòng sợi = lv
+ Khoảng cách 2 cột vòng sợi kề theo ang vòng: bước vòng A
+ Khoảng cách ang vòng sát cạnh nhau theo cột vòng: chiều cao ang vòng:
B
Cấu trúc một vòng sợi cũng như cấu trúc của vảI dệt kim được đặc trưng bằng:
A;B, B/A

B

A

Kiểu dệt cơ bản.
* Vải dệt kim đan ngang
+ Kiểu dệt một mặt phải[ dệt trơn; dêth Single]: đơn giản và phổ biến nhất.
Hai mặt vải khác nhau[ có mặt trái và mặt phải]. Mặt phải phẳng đều hiện rõ các
cột vòng làm thành sợi dọc. Mặt trái hiện rõ ang vòng và cung kim. Vải đan
trơn giãn nhiều theo chiều ngang hơn là theo chiều dọc [= 1,6lần]. Bền dọc >>
bền ngang
Rd = Rn = 1
Hình 7

15

Nhược điểm: Rất dễ tuột vòng. Khi một sợi bị đứt có thể tuột theo hai hướng
Quăn mép: Khó khăn khi xếp nhiều lớp vải khi cắt
- Ứng dụng: Thường dệt vải may quần áo mùa hè, quần áo lót, áo may ô,
quần áo thể thao
+ Kiểu dệt hai mặt phải hay còn gọi là kiểu dệt vải Rib, vải Latxtic : Là
kiểu dệt đựoc biến đổi từ đan trơn tạo nên bởi cột vòng phải xen kẽ cột vòng
trái tạo hai mặt giống nhau. Co giãn theo chiều ngang tốt hơn dệt trơn, dày hơn
dệt trơn han chế khả năng quăn mép và ít bị tuột vòng
Sử dụng dệt bo tay, lá cổ, bo cổ
Ví dụ
Rd = 1
Rn = 4

Hình 8

+ Đan chun kép [interlock] 2 chun lồng vào nhau tạo những dãy cột vòng
liền nhau, nâng cao độ bền ma sát của vải. Có bề ngoài đẹp dùng để may quần
áo mặc ngoài, độ co giãn thấp hơn, độ cứng cao hơn.
+ Kiểu dệt hai mặt trái Rd = 2; Rn = 1

Hình 9
* Đặc điểm kiểu dệt:

16

- Trên mặt vải thể hiện những vòng cung rõ nét của các vòng sợi đan với
nhau dưới dạng vòng trái của vải. Vải có hai mặt giống nhau
- Do tạo ra từ kiểu dệt trơn nên cũng bị tuột vòng khi bị rút sợi, nhưng hạn
chế được khả năng quăn mép vải là do hướng quăn của vòng sợi này bị cản trở
bởi hướng quăn của vòng sợi khác
- Ứng dụng: Thường sử dụng dể dệt các loại khăn và áo mặc ngoài
Vải dệt kim đan dọc
+ Đan xích: được hình thành bởi một sợi và chỉ có một cột vòng duy nhất.
Rất ít co giãn. Bản thân nó khong tạo ra vải mà chỉ dùng để phối hợp với các
kiểu đan dọc khác nhằm tạo ra những kiểu dệt phức tạp hoặc làm giảm độ co
giãn dọc của vải.
+ Đan Trico: là kiểu đan trơn trong đó mỗi sợi dọc tạo lên vòng lần lượt
trên hai kim kề nhau hoặc cách nhau một số kim. Vải trông bề mặt ngoài tựa
mắt lưới và hai mặt ít phân biệt
Rd = Rn = 2

Hình 10
Nhược điểm: Nếu một vòng bị đứt thì tuột vòng [theo cột vòng] phá đôi tấm vải.
Vì vậy ít khi dùng trico đơn để dệt vải mà áp dụng trico đơn chập vòng theo
hướng lệch nhau
+ Đan Atlas: là kiểu đan trơn trong đó mỗi một sợi dọc tạo vòng trên
nhiều kim của các cột kế tiếp nhau trước khi đổi hướng. Vì vậy tạo cho vải
những dải sọc phản xạ ánh sáng khác nhau. Coi như kiểu đan ngang trơn nhưng
các cột lệch đi 600 nên tính chất của vải tưong đối giống vải đan ngang trơn
+ Các kiểu dệt phức tạp dọc và ngang là kết hợp của các kiểu đan cơ bản
trên
17

2.3. Tính chất của vải
2.3.1. Tính chất hình học.
a. Chiều dài của tấm vải.
Được xác định bằng khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối, chiều dài
tấm vải tính bằng mét. Các loại vải khác nhau độ dài các tấm vải cũng khác
nhau. Độ dài của cuộn vải phụ thuộc vào khối lượng và khổ vải.Chiều dài của
vải dệt thoi thường từ 70 - 100 m. Những loại vải có khối lượng lớn chiều dài từ
30 - 50 m. Vải không dệt chiều dài từ 20 - 30 m.
Khi sản xuất hàng loạt sản phẩm cần lựa chọn chiều dài xúc vải cho phù
hợp khi trải, cắt vải để tiết kiệm được vải lượng đầu tấm ít.
b. Khổ của tấm vải.
Khổ vải hay chiều rộng của tấm vải được xác định bằng khoảng cách đo
được giữa hai biên của tấm vải. Đơn vị thường tính là cm.
Khổ vải của các loại vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt khác nhau, có loại
khổ rộng có loại khổ hẹp. Trong công nghiệp may khổ vải có ý nghĩa lớn ảnh
hưởng tới việc chọn vải cho các mẫu thiết kế, cần tính toán sao cho sử dụng triệt
để diện tích vải.
Khổ vải thông thường từ 70 cm đến 160 cm, trong dệt vải công nghiệp
người ta dệt vải khổ rộng tới 3 m - 4 m. May áo sơ mi thường dùng khổ vải
rộng 75,80,.... 150 cm.
May áo complet khổ vải 120, 140,150.160. May các loại áo khoác khổ vải
120,130,........,160cm.
c. Chiều dày của tấm vải.
Chiều dày của tấm vải được xác định bằng khoảng cách giữa hai bề mặt
của tấm vải. đơn vị tính là milimet [mm]. Chiều dày của vải ảnh hưởng đến việc
lựa chọn các tấm vải cho từng loại sản phẩm dùng ở môi trường khác nhau.
Độ dày của tấm vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố tạo nên vải như chi số sợi , kiểu
dệt,mật độ dệt....
Độ dày mỏng của vải dẫn đến sự thay đổi của các tính chất cơ lý, tính
nhiệt học và tạo dáng của các loại sản phẩm, mặt khác trong công nghiệp may
vải càng dày thì số lớp vải trải sẽ càng ít đi, ảnh hưởng khi may cũng như lượng
chế phẩm tiêu hao cho sản phẩm. Độ dày của vải dệt thoi thường từ 0,14 đến
5mm tuỳ theo từng loại sản phẩm mà lựa chọn độ dày. Ví dụ may áo sơ mi độ
dày từ 0,7 mm đến 1mm. May áo complet từ 1-2 mm. May các loại áo lót dưới 1
18

mm. Vải dệt kim loại mỏng may áo lót thường là 0,7 đến1 mm. áo khoác từ 2
mm đến 4 mm.
Vải không dệt dùng làm vải lót thường sử dụng vải có độ dày 0,5 đến 1,5
mm.May mặt ngoài áo khoác từ 1,5 mm đến 4 mm.
2.3.2. Tính chất cơ học của vải.
Tính chất cơ học là xác định độ bền của vải khi có những lực cơ học tác
dụng lên vải. Các loại lực cơ học tác dụng lên vải có thể là lực kéo dãn, lực
xoắn, lực bào mòn do ma sát. Các loại lực tác dụng có thể theo chiều khác nhau.
Khi tác dụng lực kéo dãn vải ta thấy chiều dài của miếng vải thay đổi, nó bị dãn
dần theo mức độ lực tác dụng. Khi lực tác dụng đạt đến một mức độ nhất định sẽ
làm miếng vải bị rách, cũng là lúc độ dãn của miếng vải lớn nhất. Trong thí
nghiệm thấy độ bền của các loại vải được xắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
Vải không dệt, vải dệt kim, vải dệt thoi.
Trường hợp khi ta tác dụng lực kéo lên vải đến một lực nhất định ta dừng
lực tác dụng thấy vải bị co lại đó là sự đàn hồi của vải. Độ đàn hồi phụ thuộc
vào nguyên liệu và kiểu dệt của từng loại vải. Nếu độ đàn hồi lớn vải giữ được
dáng của sản phẩm, sản phẩm ít bị nhàu nát.
Nếu lực cơ học là lực ma sát sự bào mòn trực tiếp trên bề mặt của vải.
Khả năng chịu lực của các loại vải khác nhau, có loại bề mặt của vải bị xù và
vón lại thành cục nhỏ, có loại bề mặt vải lại bóng lên. Độ bền của vải phụ thuộc
vào nguyên liệu, độ săn của sợi và độ dày mỏng của vải.
Khi may các sản phẩm may mặc do phải liên kết các chi tiết lại với nhau.
Các chi tiết được cắt từ vải theo nhiều chiều khác nhgau do đó sự liên két giữa
các sợi vải khác nhau. Nếu sự liên kết ổn định qua các sợi có sự gắn bó chặt chẽ
thì sự biến dạng nhỏ và ngược lại. Do đó khi cắt may cần trừ đường may thích
hợp nếu có sự biến dạng của chi tiết phải cố định hình dạng của chi tiết bằng
cách vắt sổ boặc viền mép.
2.3.3. Tính chất lý học của vải.
a. Tính hấp thụ.
Các loại vải khi tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao hoặc trực tiếp với chất
lỏng ta thấy trọng lượng của vải tăng lên. Điều đó chứng tỏ vải đã nhận được
một lượng chất lỏng vào nó người ta gọi đó là tính hấp thụ của vải . Khả năng
hấp thụ của các loại vải khác nhau nó phụ thuộc vào từng loại xơ sợi tạo nên vải
và sự liên kết của các loại xơ sợi này. Nếu vải có khả năng hấp thụ thì dễ tẩy,
nhuộm và có tính vệ sinh.
19

b. Tính thẩm thấu.
Tính thẩm thấu của vải là khả năng được xác định trên một đơn vị diện
tích vải trong một đơn vị thời gian và một áp xuất nhất định lượng không khí ,
lượng chất lỏng , lượng chất rắn lọt qua.
Nếu các chất này lọt qua càng lớn thì độ thẩm thấu lớn còn ngược lại vải
có độ thẩm thấu nhỏ . Độ thẩm thấu có liên quan đến việc sử dụng thiết kế các
loại sản phẩm may.
Vải có độ thẩm thấu lớn dùng tạo sản phẩm mùa hè, hay dùng làm vải lọc
trong công nghiệp. Vải có độ thẩm thấu nhỏ tạo sản phẩm cho mùa đông, áo đi
mưa. Khả năng thẩm thấu của vải phụ thuộc vào nguyên liệu, chi số sợi, kiểu
dệt, mật độ dệt. Nếu dệt mau độ thẩm thấu nhỏ , dệt thưa độ thẩm thấu lớn.
Độ thẩm thấu còn phụ thuộc vào số lớp vải. Nếu số lớp vải càng tăng độ
thẩm thấu càng giảm. Trong may mặc độ thẩm thấu quyết định đến tính vệ sinh
của sản phẩm. Nhờ có tính chất này người ta tạo ra những sản phẩm có nhiều
lớp nhiều chất liệu khác nhau cho các sản phẩm mùa đông hoặc trong môi
trường ẩm lớn hoặc trong môi trường gió tuyết.
c. Khối lượng riêng.
Khối lượng của vải là lượng vật chất được chứa trong một đơn vị thể tích.
Đối với vải khối lượng đó được xác định theo chiều dài hay xác định theo diện
tích, hay xác định theo thể tích .
Khối lượng của vải liên quan đến việc tạo ra các loại sản phẩm khác nhau:
Khối lượng nhỏ dùng tạo áo lót, áo sơ mi, khối lượng lớn tạo các quần áo nam
giới, quần áo khoác.
Một số loại vải có khối lượng tính theo 1 m 2 như sau:
Vải tơ mỏng 40 - 60 gam
Vải len 600 - 800 gam
Vải bông 70 - 550 gam
Vải dệt kim [len] 400 - 600 gam
Vải dệt kim sợi tổng hợp 30 - 80 gam
Vải không dệt 30 - 1000 gam
Khi may các loại sản phẩm quần áo thường dùng các loại vải như sau:
Vải bông dùng may quần áo lót áo sơ mi khối lượng vải 80 - 160 g/m 2
Vải bông may quần áo khoác có khối lượng vải 130 - 200 g/ m 2
Vải len may áo sơ mi khối lượng vải là 140 - 250 g/ m 2
20

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề