Văn học nằm ngoài những quy luật của băng hoại

1. Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động. Những tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.

2. Khép lại những trang văn/trang thơ ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc. Tác giả A đã gieo vào lòng chúng ta bao cảm xúc dạt dào không chỉ cho hôm nay mà còn mãi mai sau về [vấn đề nghị luận]. Chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, làm cho người đọc càng yêu thế giới văn học hơn.

3. [Vấn đề nghị luận] trong tác phẩm B có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà người nghệ sĩ A đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù cho ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, tác phẩm B vẫn sống mãi với thời gian. Thật đúng với lời nhận định: “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”.

4. Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học, tôi tự hỏi “Tác phẩm B đó đem lại điều gì mà khiến nhiều bạn đọc yêu thích đến thế?”. Có lẽ tác giả A đã dùng tất cả lớp ngôn từ tinh tế nhất để tạo nên [vấn đề nghị luận] của tác phẩm B đến độ hoàn hảo như vậy.

5. Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Tác giả A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời A cũng khiến trái tim người đọc tan chảy khi suy ngẫm về [ vấn đề nghị luận] của tác phẩm B. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên tác phẩm B vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau”.

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7 – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây: Facebook Học Văn Chị Hiên THCS. Youtube Học Văn Chị Hiên. Instagram Học Văn Chị Hiên. Tiktok Học Văn Chị Hiên.

Đề: Bàn luận về câu nói: “Sức mạnh của văn học dựa trên những chức năng của nó".

Xantưkhôp Sêđrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.

Trải qua mọi khoảnh khắc của thời gian, ngóc ngách của không gian trong suốt bề dày lịch sử dường như ta hiểu được mọi vật hiện hữu xung quanh ta đều có một thời gian tồn tại nhất định. Bởi lẽ nó đã trở thành một quy luật bất biến mà tạo hóa sắp đặt cho chính cuộc sống này. Nhưng nằm ngoài quy luật ấy, vẫn có những giá trị bất biến trước tiếng tích tắc của thời gian và tồn tại trong bất cứ vị trí gọi là không gian. Đó chính là Văn học. Để nói sâu hơn về sức sống của văn học thì có ý kiến cho rằng:"sức mạnh của văn học dựa trên những chức năng của nó".

Trước hết ta cần hiểu sức mạnh là khả năng tác động mạnh mẽ đến người khác hay sự vật và gây ra những tác dụng ở mức độ cao. Còn chức năng lại là một danh từ chỉ đến khả năng của một thứ hay nói rõ hơn là khả năng thực hiện công việc của sự vật. Vậy thì nhìn lại nhận định trên, ta có thể dễ dàng hiểu việc văn học có thể tác động mạnh mẽ về nhiều khía cạnh tới người đọc một phần là nhờ những giá trị khả năng mà nó có được.

Điều này quả thật không sai khi chúng ta xét sức mạnh mà văn học có được trên 3 chức năng chính của nó là: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, nghệ thuật. Đầu tiên và cũng là cơ bản nhất- chức năng nhận thức. Bởi theo Nguyễn Minh Châu " cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương" vì thế mà văn học mang tới cho chũng ta những lát cắt sâu nhất rộng nhất từ hoa quả mang tên cuộc sống. Nhờ đó ta có thêm nhiều nhận thức, kiến thức mới mẻ mà không hề bị gò bó trong bất cứ không gian và thời gian nào. Không những thế văn học còn giúp ta hiểu bản chất con người nói chung. Đồng thời từ những mảnh đời, số phận trong văn học ta có thêm cái mới mẻ hơn để liên hệ đối chiếu bản thân mình hoàn thiện hơn với một tư cách cá nhân thật sự. Hay cao hơn nữa là văn học giúp con người tự mình nhận thức thông qua việc người đọc rìm thấy cái lạ trong sự quen thuộc, cái cụ thể ẩn trong sự khái quát để rồi ta thấy được giá trị cốt lõi thấm trên mình tính nhân văn.

Ngoài việc hướng tới con người đến những khát vọng chân lí cùng với những vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng thì văn học còn trữ tiếp nuôi dưỡng những điều ấy qua chính chức năng giáo dục. Bằng những trải nghiệm sâu từ cuộc sống, nhà văn luôn mang đến cho người đọc những tư tưởng quan điểm tiến bộ để từ đó học có thái độ đúng đắn với cuộc sông. Như việc đến với những tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du, ta gặp gỡ được một tình yêu tự do giữ Thúy Kiều và Kim Trọng trong" Truyện Kiều" mà xã hội thời ấy cho là sai trái. Không dừng lại ở mặt tư tưởng, văn học còn rèn dũa tâm hồn ta từ những rung động thầm kín nhất để từ đó tạo nên một thế giới nội tâm đa dạng, màu sắc làm bước nền cho việc hình thành có được một tâm hồn cao thượng hơn. Nếu về mặt tình cảm chúng ta chỉ mới dừng lại ở khía cạnh phác họa thì việc giáo dục đạo đức đã đưa đến cho văn học những gam màu hài hòa nhất tô nên những nhân cách đầy cao đẹp cho con người. Đó là khi ta biết phân biệt phải trái, đúng sai và có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Ngoài ra việc khám phá tìm tòi nội dung của một tác phẩm cũng chính là ta đang học cách trở thành một người thưởng thức văn học với một thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và tinh tế.

Nhưng văn học không khô khan bởi những lý thuyết nằm trên trang giấy mà nó còn được chính những nhà thơ thổi vào bên trong mình những vẻ đẹp rất lạ rất riêng không hề trộn lẫn mang tên " thẩm mĩ". Chính chức năng này của văn học đã đáp ứng được một nhu cầu thiết yếu mà mỗi con người đều cần phải có, đó chính là cảm thụ và thưởng thức cái đẹp. Thế nhưng, cái đẹp mà văn học hướng đến không chỉ đơn thuần là câu chữ, vần thơ, hình thức bên ngoài như Nguyễn Công Trứ từng tâm sự: “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”.. mà nó còn là nét đẹp nơi nội dung, thông điệp mà tác giải tâm sự, gửi gắm bởi văn chương là “nghề của bề sâu". Chính bởi sự lao động mệt nhọc không ngừng nghỉ của người cầm bút trên "mảnh đất" cuộc sống mà người đọc được khơi dậy những khoái cảm nghệ thuật và dần dần hình thành nên những thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh làm chiếc chìa khóa vàng mở ra một thế giới chưa đựng "bản chất nghệ sĩ" và" cảm hứng nghệ sĩ" tiềm ẩn trong mỗi con người.

Nếu như nói giá trị thẩm mĩ mang trên mình "cái đẹp cứu chuộc thế giới"[ Doxtoepxki] thì có lẽ chức năng nghệ thuật sẽ là bổ sung hoàn hảo nhất cho một chữ "đẹp" thật trọn vẹn của văn học. Xuất phát từ giá trị thẩm mĩ, chức năng nghệ thuật được tạo nên từ sáng tạo của nhà văn trong việc sắp xếp các chii tiết ý tưởng, tạo hình nhân vật,.... Tuy thường không được để ý thế nhưng chức năng nghệ thuật lại chính là công cụ tạo nên những mầm mống sự sống đầu tiên của mỗi tác phẩm văn học từ người cha đẻ của mình là các nghệ sĩ.

Ngày 07/12/2021 16:56:31, lượt xem: 2488

Đề bài: "Trong hoàn cảnh khắc nghiệt vừa qua, không tránh khỏi có lúc chúng ta tự hỏi, văn học để làm gì, văn học cần cho ai? Văn học có cần cho người bệnh đang giành lấy từng hơi thở tàn trong bệnh viện dã chiến? Văn học có cần cho người mẹ già đẩy chiếc xe với chút tài sản bé mọn trên đường về miền Tây? Văn học có cần cho đôi vợ chồng trẻ chở con dưới mưa gió trên đỉnh đèo Hải Vân theo đoàn người trốn dịch...".
[Báo Thanh Niên, ngày 12.10.2021].
Bằng trải nghiệm văn học hãy trả lời câu hỏi của nhà giáo Huỳnh Như Phương. -----------------------------

Chúng tôi nghĩ rằng, văn học không chỉ là giải trí, văn học rất cần khi cuộc đời đang còn có nhiều đau thương. Văn học giúp xoa dịu, hóa giải những áp lực cuộc sống. Do đó, rất cần những tư duy phản biện, bút lực văn chương của thế hệ trẻ", giáo viên này lý giải.


𝐁𝐚̀𝐢 𝐥𝐚̀𝐦


Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkôp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nó, mà như nhà giáo Huỳnh Như Phương có đặt ra một câu hỏi về chức năng của văn học: “Trong hoàn cảnh khắc nghiệt vừa qua, không tránh khỏi có lúc chúng ta tự hỏi, văn học để làm gì, văn học cần cho ai? Văn học có cần cho người bệnh đang giành lấy từng hơi thở tàn trong bệnh viện dã chiến? Văn học có cần cho người mẹ già đẩy chiếc xe với chút tài sản bé mọn trên đường về miền Tây? Văn học có cần cho đôi vợ chồng trẻ chở con dưới mưa gió trên đỉnh đèo Hải Vân theo đoàn người trốn dịch…”. Đây là một câu hỏi có lẽ đã đem đến khá nhiều băn khoăn trăn trở cho chúng ta, rằng văn học giờ đây có chức năng gì? đem đến cho cuộc sống của chúng ta những giá trị tốt đẹp gì?

Xoay quanh lời phát biểu của nhà giáo Huỳnh Như Phương chúng ta cần làm rõ được hai vấn đề đó là văn học để làm gì? Và văn học cần cho ai? Với tôi văn học là liều thuốc an thần tốt nhất, là nơi gột rửa những vết thương lòng, là nơi để chúng ta có thể mơ tiếp giấc mơ dù biết rằng những câu chuyện cổ tích không bao giờ là có thật…. Văn học giúp người đọc nhận thức rõ về bản thân mình. Văn học giúp phản ánh hiện thực để đem lại những kiến thức mênh mông về đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người. Chắc chắn rằng văn học là thứ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thi vị hơn. Văn học từ xưa đến nay có sứ mệnh giải thoát con người khỏi những ẩn ức của xúc cảm bị kìm nén. Và chỉ khi đến với văn chương, sống trong thế giới của văn chương con người mới có thể bộc lộ trọn vẹn nhất mà cũng cụ thể, tỉ mỉ nhất tất cả những khát vọng “đang ngấm ngầm diễn ra” trong lòng mình. Vậy văn học cần cho ai? Nói như PGS, TS, nhà phê bình Đoàn Cầm Thi thì “Văn học cần cho những ai muốn cuộc sống đẹp hơn”. Con người là nhân tố quan trọng của cuộc sống. Đối tượng chính của văn học là con người -con người trong học tập, trong lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và trong những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian, thời gian với thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn… Văn học gắn bó mật thiết với hành trình của đời người và đến với cuộc sống con người bằng sự đồng điệu của tâm hồn. Và trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, có lẽ văn chương đang làm tròn sứ mệnh của mình để cất lên những niềm cảm thương, xúc động trước hình ảnh người mẹ già đẩy chiếc xe với chút tài sản bé mọn trên đường về miền Tây, cho đôi vợ chồng trẻ chở con dưới mưa gió trên đỉnh đèo Hải Vân theo đoàn người trốn dịch…. Lời phát biểu của nhà giáo muốn nhắc tới vai trò và chức năng của văn học, rằng văn học không tách rời với đời sống. Hiện nay, trước những nguy cơ ảnh hưởng đời sống con người như dịch bệnh, môi trường, có nhiều điều để suy ngẫm về tính thiết thực của các vấn đề xã hội, vấn đề nhân tính, giá trị của con người, giá trị của văn học trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống liệu có còn ý nghĩa, liệu văn học còn có giá trị trong cuộc sống hôm nay?

ĐỌC THÊM Viết mẫu dẫn nhập phân tích nhân vật lớp 9

Văn học không chỉ là giải trí, văn học rất cần khi cuộc đời đang còn có nhiều đau thương. “Thiên chức của người nghệ sĩ là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” [Thạch Lam]. Bằng đặc trưng nghệ thuật của mình, văn học lay động đến tận cùng những góc khuất của cuộc sống để tìm hạt ngọc quý ẩn sâu bên trong tâm hồn mỗi con người. Văn học “trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” [Biêlinxki]. Văn học không chỉ biết phát hiện và ngợi ca cái đẹp mà còn phải biết chú tâm đến những mất mát, những bi kịch của đời sống. Hình ảnh chị Dậu đứt ruột bán con, bán chó để cố nộp suất sưu cho chồng làm tim ta quặn thắt. Tai ta như còn văng vẳng đâu đây tiếng khóc xé lòng của cái Tí khi không nỡ rời xa gia đình, xa đứa em thơ dại. “U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này. Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?” [Trích Tắt Đèn- Ngô Tất Tố]. Qua đó ta càng thấu hiểu thêm về nỗi đau, nỗi thống khổ cùng cực của những người nông dân lam lũ- những con người ở tận cùng đáy xã hội mà như bà Nghị Quế [nhân vật trong tiểu thuyết Tắt Đèn] đánh giá thì “cơm chó nhà tao cũng tốn bằng mấy “cơm người” của nhà mày”. Càng căm phẫn với sự ác độc, nhẫn tâm của vợ chồng mụ Nghị Quế ta càng thương cảm và xót xa cho cuộc đời đau khổ, cho số phận bị biến dạng của gia đình chị Dậu hơn. Văn học đã khơi dậy trong ta những tình cảm nhân văn tốt đẹp, giúp ta càng thêm trân trọng về giá trị của cuộc sống hạnh phúc no đủ của hôm nay. Nhìn chung, mọi tác phẩm văn học xuyên qua mọi thời đại, mọi ngôn ngữ, mọi nền văn hóa cũng luôn viết về cuộc sống, về trái tim con người. Bởi dù chúng ta có khác biệt về màu da, về chủng tộc, về màu sắc quốc kì nhưng chúng ta đều có chung màu đỏ của máu, đều có chung nhịp đập con tim.

Bởi thế mà có người cho rằng văn học chẳng khác gì bách khoa toàn thư của cuộc sống. Ta từng thấy Ăng-ghen nhận xét khi đọc về tiểu thuyết của Balzac – đó là giúp người đọc hiểu hơn về xã hội của nước Pháp. Bên cạnh đó, chức năng nhận thức của văn học còn thể hiện ở việc giúp người đọc tự nhận thức về bản thân mình. Những câu hỏi về sự tự nhận thức bản thân cũng được văn học giải đáp một cách chi tiết nhất. Cuộc sống chúng ta sẽ thật nhàm chán, tẻ nhạt khi mà mọi người nói chuyện với nhau khô khan, cộc cằn. Văn học cũng thể hiện rõ nét ngay trong cách bạn ứng xử, đối đáp với người khác. Khi có màu sắc của văn học vào sinh hoạt cách con người ta nói chuyện, giao tiếp với nhau cũng trở nên thật dễ chịu, tình cảm, thân thiết. Văn học không thể tách rời cuộc sống vì cuộc sống là suối nguồn vô tận của văn học. Nhưng văn học không phải chỉ phản ánh hiện thực như cái đã có, đang có mà còn phản ánh cả những cái sẽ có và cần phải có. Vì vậy địa hạt của văn chương không phải chỉ gói trọn trong thế giới hiện thực vật chất bình thường, nó chỉ thực sự bất tử, thực sự “nằm ngoài quy luật của sự băng hoại” [Sêđrin] khi nó vút lên cái tinh thần của loài người.

Văn học giúp xoa dịu, hóa giải những áp lực cuộc sống. Văn học không phải là một bản pháp lệnh buộc con người ta phải thi hành theo, văn học cũng không phải là tiếng loa phóng thanh vang lên từ tầng cao mà nó đơn giản là tiếng nói của tận đáy lòng, của những ước mơ ngày nào còn e ấp. Văn học động viên con người tin tưởng vào tương lai, tin tưởng vào chính bản thân mình, tin rằng mình là phiên bản số một, là phiên bản hoàn hảo nhất, không ai có thể thay thế, không ai có thể đè bẹp, chà đạp chính mình, trừ khi mình cho phép họ làm như thế. Tôi đã từng đọc qua câu chuyện về Cô bé Anne tóc đỏ, có thể nói câu chuyện đó đã theo tôi suốt cả tuổi thơ, thậm chí đến bây giờ những lúc cảm thấy mệt mỏi, tôi cũng mở ra xem lại để cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh. Sự kiên cường của Anne tóc đỏ nhắc nhở tôi không nên dễ dàng từ bỏ, cuộc sống vốn dĩ còn nhiều thử thách, đòi hỏi con người ta phải thật bản lĩnh để không phải cúi đầu. Đứng trước sự chê trách của người khác, chúng ta tuyệt đối không thể tự ti, mà phải cố gắng hết sức để sống đúng với chính mình, để một ngày những người chê trách chúng ta sẽ phải cúi đầu thán phục, không còn xem thường, phải biết biến những khuyết điểm của bản thân trở thành điểm sáng không thể hòa lẫn với người khác.

Còn với những ai đang mất niềm tin, cảm thấy hụt hẫng, không còn hi vọng về cuộc đời này nữa thì xin hãy một lần đọc tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Một lời khuyên của tác giả dành tặng cho bạn đọc rằng: sống là phải ước mơ như Liên và An, dẫu ước mơ đó còn nhỏ nhoi, mờ mờ trước mắt. Trong cuộc sống khổ nghèo, tàn tạ nơi phố huyện tăm tối trước Cách mạng tháng Tám, hai đứa trẻ – hai mầm non thiếu sáng – sống trong buồn bã, tù đọng, nhưng hằng đêm vẫn đợi chờ chuyến tàu từ Hà Nội về ngang qua phố huyện. Đó là chuyến tàu của mơ ước, của hi vọng, nó mang đến cho phố huyện một thế giới khác tươi đẹp hơn cái cảnh sống ê chề, tăm tối trong khoảnh khắc ngắn ngủi, khiến phố huyện “sáng rực, vui vẻ và huyên náo”. Hai đứa trẻ trong câu chuyện cùng tên và những con người sống trong phố huyện nghèo khổ này như chị Tý, bác Phở Siêu, bác Xẩm… cũng mong đợi, ước mơ: “Chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. “Cái gì tươi sáng” là gì thì chính cha đẻ của “Hai đứa trẻ” cũng không biết. Nhưng sống là phải ước mơ. Thế mới trọn vẹn một phần đời được sống! Bởi vậy xin đừng tuyệt vọng, nếu còn có thể mơ hãy tiếp tục mơ, nếu cảm thấy quá khó khăn để mơ thì xin hãy tìm về những vần thơ, những câu chữ. Văn chương sẽ chữa lành cho bạn mọi nỗi đau, dìu dắt bạn đi qua giông bão của cuộc đời này.


 

ĐỌC THÊM Lí luận văn học - Sự sáng tạo trong văn học


Ảnh hưởng của văn học trong xã hội hiện đại là không thể phủ nhận. Văn học đóng vai trò như một hình thức thể hiện của từng tác giả. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mỗi tác phẩm ra đời đều là thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của nhà văn. Bởi suy cho cùng, dù là viết về đề tài gì, nói về vấn đề gì, thì tác phẩm luôn thể hiện rõ quan điểm, thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Cái đích hướng tới của văn chương không chỉ dừng ở việc phản ánh hiện thực mà qua phản ánh hiện thực, nhà văn đều gửi những thông điệp về tư tưởng, những chuẩn mực về tình cảm, thẩm mỹ đối với xã hội và con người. Dịch Covid-19 chưa đầy 2 năm đã làm thay đổi toàn bộ đời sống con người trên toàn thế giới. Điều này dĩ nhiên khiến nhà văn, vốn là những người nhạy cảm nhất với đời sống, phải suy nghĩ và đưa những nhận thức mới này vào tác phẩm. Hành trình hàng ngàn cây số của người lao động nhập cư, những hoàn cảnh vô cùng khó khăn đã tác động mạnh mẽ đến tâm thức của những người cầm bút. Giữa đại dịch, nhiều người có cơ hội “sống chậm” và ngẫm ngợi nhiều hơn. Tôi tin sẽ có rất nhiều tác phẩm hay ra đời sau đại dịch, lúc đó đại dịch đã được đẩy lùi, nhà văn bình tâm nhìn lại những sự kiện đã xảy ra, lúc đó cảm xúc đã lắng lại và nhà văn có thể tạo nên những tác phẩm để lại nhiều giá trị cho đời.

Thời đại ngày nay, với nhịp sống hối hả, con người dường như luôn phải đối mặt với áp lực, thậm chí áp lực ngày càng tăng chứ không có giảm, nó không chỉ đơn thuần là áp lực về vật chất mà nó còn gánh nặng đến tinh thần, khiến cho con người ta nhụt chí, lùi bước. Nếu một ngày, thật sự bạn đi đến bước đường đó thì xin hãy nghe tôi, cầm một quyển sách văn học lên, đọc nó một cách toàn tâm toàn ý nhất, bạn sẽ nhận ra được nhiều điều, thậm chí là tìm được hướng đi mới cho mình sau những đổ vỡ tưởng chừng như không thể đắp xây lại được.

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7  – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.

Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên

Video liên quan

Chủ Đề