Uống thuốc tay bao lâu thì uống bia được

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phước khẳng định: Không uống bia rượu trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19, bởi sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. Hơn nữa, bia, rượu cũng gây khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vắc xin và tác dụng phụ của bia, rượu. Mặt khác, bia, rượu có thể làm gia tăng phản ứng. Cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Người tiêm vắc xin phòng Covid-19 nên kiêng rượu bia trong vòng 72 giờ [3 ngày].

Tiêmvắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Phước, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, người tiêm cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình bằng việc tăng cường ăn các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều. Tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến. Thực phẩm có tác dụng chống viêmlà: Cà chua, dầu ô liu, rau lá xanh [rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác]. Ngoài ra, còn có các loại hạt như: Hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác. Hơn nữa, nên bổ sung thêm các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá mòi và các loại trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.

Ngoài ra sau khi tiêm vắc xin một số người sẽ có triệu chứng đau đầu, đây là một tác dụng phụ phổ biến của tiêm vắc xin Covid-19 và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn. Vì thế, cần uống nhiều nước như: Nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác không quá nhiều đường, nên có chai nước bên cạnh để có thể uống trong ngày đitiêm. Thông thường sau khi tiêm, mọi người nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.

KHÁNH HUYỀN

Tin tứcDùng thuốc nên biết

Các thuốc cấm dùng khi uống rượu bia

Chia sẻ

Nếu dùng thuốc chung rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho thuốc có những tác dụng rất bất lợi. Trong cuộc vui, người ta thường uống bia.

Bia nên gọi cho đầy đủ là rượu bia bởi vì bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.

Đối với cơ thể ta, rượu hay cồn được xem như là chất độc không hơn không kém. Khi uống thức uống có cồn, rất nhiều cơ quan trong cơ thể ta phải làm việc cật lực để giải độc và thường là thích ứng với sự độc này.

Rượu bia là kẻ nham hiểm bởi vì nó không làm cho kẻ uống nó ngộ độc tức khắc [trừ trường hợp ngộ độc nặng như kiểu uống rượu dỏm chứa độc chất methanol đưa đến tử vong] mà phá hủy cơ thể người dùng nó một cách ngấm ngầm, để đến lúc nào đó trở thành người nghiện rượu gục xuống trong cơn bạo bệnh không thể cứu chữa được.

Cơ quan chịu tác động nhiều nhất của rượu bia là hệ thần kinh trung ương [TKTW]. Uống rượu lâu dài sẽ bị nghiện rượu là bệnh được xếp vào nhóm “bệnh tâm thần” ngang hàng của nghiện ma túy, kế đến là gan [dễ bị xơ gan], rồi đến dạ dày tá tràng [bị viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa], v.v…

Chính tác dụng ức chế hệ TKTW, hại gan, hại dạ dày… của rượu kể trên mà có nhiều thuốc không được dùng chung với rượu bia. Bởi vì, nếu dùng thuốc chung với việc uống rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho tác dụng của thuốc gây ra những hậu quả rất bất lợi. Có tình trạng rất đáng buồn thường xảy ra là nhiều người xem việc uống rượu trong khi dùng thuốc là bình thường.

Thống kê vào năm 2008 cho thấy, khoảng 64% số người trưởng thành ở Mỹ có uống rượu, song hành với 3,8 tỉ lượt thuốc được kê đơn đến tay người bệnh. Tuy vậy, rất ít bác sĩ lưu ý người bệnh mối liên hệ nguy hại tiềm tàng giữa rượu và thuốc mà họ kê đơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tỉ lệ nhập viện do rượu tăng lên đáng kể.

Sau đây là các thuốc không được dùng chung với rượu bia:

Các thuốc ức chế hệ TKTW: gồm các thuốc an thần gây ngủ [như diazepam], thuốc giảm đau opioid gây nghiện [codein, tramadol, fentanyl], thuốc kháng histamine trị dị ứng thế hệ cũ [promethazin, clorpheniramin, alimemazin], thuốc chống động kinh [carbamazepin, acid valproic, gabapentin]. Dùng chung với rượu, các thuốc nhóm này sẽ gây tác dụng quá liều an thần nguy hiểm.

Các thuốc kích thích hệ TKTW: như thuốc caffein…, dùng chung với rượu sẽ gây đảo ngược tác dụng của thuốc làm cho caffein giảm hiệu lực.

Các thuốc hạ huyết áp: gồm các thuốc chẹn bêta [atenolol], đối kháng calci [diltiazem], ức chế men chuyển [captopril]… Dùng chung với rượu, có khi thuốc sẽ gây tác dụng hạ huyết áp quá đáng [tụt huyết áp] vì rượu có tác dụng làm dãn mạch là hạ huyết áp, nhưng có khi ngược lại, người dùng thuốc uống rượu lại tăng huyết áp chứ không hạ huyết áp theo mong muốn.

Các thuốc gây độc cho gan: gồm các thuốc giảm đau hạ nhiệt paracetamol, thuốc chống lao [pyrazinamid], thuốc trị sốt rét [cloroquin], thuốc trị loạn nhịp tim [quinidin], thuốc chống nấm [griseofulvin]. Rượu và thuốc đều gây độc cho gan nên nếu dùng chung sẽ gây hại cho gan gấp nhiều lần. Riêng paracetamol là thuốc dễ bị lạm dụng uống với rượu để trị nhức đầu, không bị say thì gây hoại tử tế bào gan nhiều khi không hồi phục.

Các thuốc chống viêm không steroid NSAID: aspirin, diclofenac, ibuprofen… Bản thân các thuốc này dễ gây viêm loét dạ dày-tá tràng, nếu uống chung với rượu sẽ tăng tác dụng có hại xuất huyết tiêu hóa lên nhiều lần. Các thuốc trị đái tháo đường týp 2: glibenclamid, glipizid, glimepirid, metformin… Rượu có tác dụng hạ đường huyết nên nêu dùng chung với thuốc sẽ hiệp đồng làm tụt đường huyết đột ngột, gây hôn mê.

Các thuốc chống đông máu: warfarin... Tùy thuộc lượng rượu uống vào, rượu có thể tương tác với warfarin làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông máu của warfarin. Nếu làm tăng sẽ gây xuất huyết rất nguy hiểm. Còn nếu làm giảm sẽ có nguy cơ làm cục máu đông lớn hơn gây nghẽn mạch.

Các thuốc kháng sinh có tác dụng gây phản ứng cai rượu [hiệu ứng antabuse hay hội chứng tương tự disulfiram]: điển hình là kháng sinh metronidazol.

Metronidazol có tác dụng giống như disulfiram [biệt dược Antabuse] là thuốc dùng cai rượu. Khi uống metronidazol chung với rượu, metronidazol sẽ làm ngưng sự chuyển hóa rượu chỉ tạo ra acetaldehyd là chất độc làm cho cơ thể bị buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, nhức đầu dữ dội. Vì vậy, tuyệt đối không dùng rượu chung với metronidazol, ketoconazol, isoniazid, các cephalosporin… sẽ bị hội chứng tương tự disulfiram rất nguy hiểm.

Ngay như thuốc dùng trị tẩy giun sán như mebendazol, albendazol một khi đã dùng phải 24 giờ sau mới được uống rượu bia để không bị phản ứng thuốc gây hại. Tóm lại, nên lưu ý đã uống rượu thì không uống thuốc, và uống thuốc rồi thì không uống rượu.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

Thuốc điều trị | Thuốc cấm dùng

Tin mới nhất

Lợi ích của L-Arginine và L-Citrulline [26/01/2019]

Sự khác biệt giữa Methyl B12 và Cyanocobalamin B12 [20/12/2018]

Khắc phục tác dụng phụ của corticosteroid dạng hít [28/04/2017]

Dùng griseofulvin chữa nấm móng sao cho hiệu quả? [17/04/2017]

Lưu ý dùng thuốc với người mắc bệnh mạn tính [14/04/2017]

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, một điều rất quan trọng [11/04/2017]

Sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt [10/03/2017]

Thuốc giãn phế quản cần thận trọng khi sử dụng [12/01/2017]

Lưu ý khi dùng thuốc chữa rối loạn tuần hoàn não [12/10/2016]

7 sai lầm dễ mắc phải khi dùng thuốc [30/09/2016]

Bài viết cùng chuyên mục

Thuốc trị hôi nách, dùng thế nào hiệu quả [22/07/2014]

Uống thuốc vào thời điểm nào cho hiệu quả cao nhất [16/06/2014]

Nhiễm độc thai nghén, dùng thuốc thế nào? [16/06/2014]

Dị ứng thuốc là gì? Làm sao tránh dị ứng thuốc [26/05/2014]

Thận trọng thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục [07/04/2014]

Coenzym - Q10 có phải là thần dược? [27/02/2014]

Thận trọng khi sử dụng nitroglycerin trong điều trị bệnh tim mạch [20/02/2014]

Lưu ý khi dùng thuốc sát khuẩn bôi ngoài da có iod [15/02/2014]

Kháng sinh Cephalosporin sử dụng thế nào cho hiệu quả [23/01/2014]

Không nên lạm dùng quá nhiều Paracetamol [07/01/2014]

Liên hệ tư vấn

Nội dung câu hỏi

Thầy Thuốc Của Bạn

Video liên quan

Chủ Đề