Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiểu học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

          Trong bối cảnh khoa học phát triển, nhân loại bước sang giai đoạn công nghệ 4.0 hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra phương hướng chiến lược coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

          Việc ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] trong dạy học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học. Qua những năm tháng đứng lớp giáo viên luôn ý thức việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan [tranh, ảnh, sơ đồ…] vào các tiết dạy các em học sinh cảm thấy rất hứng thú và tiếp thu bài nhanh hơn. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong qua trình giảng dạy của mình.  

          Nhận thấy hiệu quả thiết thực mà công nghệ thông tin đem lại cho giáo viên, học sinh, ngành giáo dục Yên Dũng nói riêng và toàn ngành giáo dục trên cả nước nói chung, trường tiểu học thị trấn Tân An trong nhiều năm qua đã đẩy mạnh trong công tác đổi mới sáng tạo - ứng dụng CNTT vào dạy học.

          Nhằm giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy học Tự nhiên & Xã hội có kết hợp ứng dụng CNTT. Chiều ngày 16 tháng 12 năm 2020, trường tiểu học thị trấn Tân An đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường. Người dạy minh họa là cô giáo Nguyễn Thị Hằng với tiết học Tự nhiên & Xã hội bài: Trường học.

Chúng tôi được các em học sinh lớp 2C chào đón bằng những nụ cười rạng rỡ và ánh mắt thân thương. Tiết học diễn ra trong không khí sôi nổi, vui tươi, nhẹ nhàng, thoải mái mà thân thiện giữa cô và trò. Mở đầu tiết học là chuyến du lịch qua màn ảnh nhỏ.


    

Học sinh chăm chú theo dõi hình ảnh quen thuộc của ngôi trường qua video

Tôi ấn tượng hơn trên màn hình chính là sơ đồ trường tiểu học thị trấn Tân An được đồng chí vẽ lại cho các em tìm hiểu các phòng học từ thực tế.

          Từ thực tế đồng chí đã thu nhỏ bằng một sơ đồ làm phương tiện dạy học giúp các em nắm bắt được vị trí của từng lớp học trong trường. Điều đó không phải giáo viên nào cũng làm được. Nếu bình thường để các em học sinh lớp 2 chỉ vị trí các phòng học thì có thể các em không để ý, không nắm được vị trí chính xác nhưng khi sử dụng sơ đồ qua việc tư duy và phát biểu của các em tôi thấy rằng các em đã nắm được vị trí các lớp học và phòng chức năng.

          Với hoạt động này tôi thấy học sinh khá hứng thú. Nguyên nhân bởi cô giáo đã sử dụng mô hình trực quan dễ hiểu với các em. Các em dễ hiểu, dễ nhớ, kích thích sự tò mò của các em. Vậy qua đây tôi thấy được rằng hình thành tư duy sâu cho học sinh thì đồ dùng trực quan vô cùng quan trọng.

          Học sinh chia sẻ nội dung bài học từ sơ đồ tổng thể nhà trường

Để tìm hiểu chức năng của các phòng đồng chí đã cho các em hoạt động nhóm 4. Các em tham gia sâu trong quá trình học bởi các em được tư duy, được nói. Không ấn định nhóm trưởng, các em được nói, được trình bày riêng theo cách riêng của mình không hề áp đặt đó chính là hướng mở trong quá trình hoạt động nhóm. Và qua đây tôi thấy được hàng ngày cô giáo đã tạo cho các em kĩ năng chia sẻ trong nhóm rất tốt. Mặc dù hình thức học tập được hợp tác theo nhóm nhưng các em được tư duy rất sâu qua ánh mắt đăm chiêu của các em tôi nhận ra điều đó.

Học sinh hoạt động nhóm 4 tích cực

Cô giáo Nguyễn Thị Hằng luôn đồng hành cùng các nhóm trong suốt buổi học. Cô quan sát các bạn làm việc cùng nhau và giúp đỡ một số nhóm học sinh còn gặp khó khăn trong bài làm.

Giáo viên giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn

Đến khi các em trình bày trước lớp, các em nói rất lưu loát. Vậy trong hoạt động hai này đồng chí đã tổ chức hình thức lớp học cá nhân - nhóm 2 - nhóm 4 - cả lớp, khá hợp lí. Để đạt được mục tiêu hoạt động 2 tìm hiểu ý nghĩa, chức năng các phòng đồng chí đã sử dụng hai phương pháp là quan sát và gợi mở vấn đáp. Với hình thức tổ chức này giáo viên đã hình thành cho học sinh năng lực giao tiếp, hợp tác rất rõ rệt và một phẩm chất được các em thể hiện rõ là có trách nhiệm tham gia hợp tác nhóm.

Học sinh chia sẻ ý kiến nhóm đôi

Vậy qua việc quan sát ở hoạt động 2, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân là trong quá trình dạy học để một tiết học phát triển được năng lực, phẩm chất của học sinh thì trước tiên phải xác định rõ được mục tiêu của bài học. Năng lực chỉ được hình thành qua hoạt động nên việc xác định từng mục tiêu gắn với từng hoạt động trong bài và các mục tiêu đó thường bắt đầu bằng động từ theo đúng định hướng chương trình GDPT 2018. Bản thân giáo viên cũng cần phải xác định rõ các phương pháp và hình thức tổ chức để từ đó hình thành được năng lực, phẩm chất đã đề ra.

Học sinh hát vang ca khúc “Em yêu trường em”

Trong một tiết học và trong cả quá trình dạy, tôi nghĩ rằng việc quan tâm học sinh, để ý tới từng nét mặt biểu cảm của các em cũng rất cần thiết. Việc đó giúp cho các thầy cô biết được tình trạng học tập của các em, để không em nào bị bỏ rơi ngay trong chính tiết học của mình.

          Sự trợ giúp của CNTT làm cho bài giảng tăng thêm độ hấp dẫn, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đồng thời chất lượng giáo viên được nâng cao. Tôi mong rằng việc ứng dụng CNTT không chỉ được áp dụng trong một số môn nhất định mà sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn, trong tất cả các môn học. Ứng dụng CNTT sẽ không còn mới hay còn lạ đối với mỗi giáo viên chúng ta.

                                      Nguyễn Thị Mỹ Linh - Trường tiểu học thị trấn Tân An.

Trong bài viết hôm nay, Best4Team xin chia sẻ đến bạn đọc những sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiểu học – đây đều là những đề tài có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nền  giáo dục. Dựa vào đó, các giáo viên có thể linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy, thiết kế một bài giảng có nhiều hình ảnh trực quan, giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn.

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở bậc tiểu học

1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến – ĐẠT GIẢI CẤP THÀNH PHỐ NEW

Tên đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến ở trường Tiểu học

Bài skkn giáo viên giỏi với trình bày các thực trạng về dạy học trực tuyến trong thời gian Covid cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học qua các phần mềm trực tuyến hiện nay.

Mã tài liệu: SKKN_00120

2. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy tiếng Anh tiểu Học NEW

Đề tài: SKKN ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng anh tiểu học
Sáng kiến này được áp dụng cho các chương trình dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất trong giảng dạy môn tiếng Anh. Với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học cũng như tạo hứng thú cho học sinh. Sáng kiến được đánh giá cao về tình sáng tạo cũng như khả năng áp dụng vào thực tiễn. Bài sáng kiến với độ dài hơn 50 trang với nhiều hình ảnh minh họa thực tế sinh động.

>>>DOWNLOAD TẠI ĐÂY MÃ SỐ SKKN_1239

3. Ứng dụng CNTT trong phân môn kể chuyện lớp 2

Tên đề tài: Ứng dụng CNTT vào dạy phân môn kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2

  • Tác giả: Mai Thị Thúy – trường tiểu học Nga Thiện
  • Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng tiết Kể chuyện của học sinh chưa cao, đề xuất, ứng dụng CNTT vào dạy học phần kể chuyện cho học sinh lớp 2.

Mã tài liệu: SKKN_1901

Xem thêm 130 đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiểu học khác cho các môn như toán, tiếng việt, tập đọc tại cho giáo viên lớp 1, 2, 3, 4, 5 mà Best4Team tổng hợp được.

4. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn tự nhiên xã hội lớp 3

Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên & Xã hội lớp 3

  • Tác giả: Vũ Thị Nga – trường tiểu học Lam Sơn
  • Mục đích nghiên cứu: Góp phần tìm ra cách ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên xã hội lớp 3 ở trường Tiểu học Lam Sơn. 

Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiểu học này còn góp phần giúp học sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng cần thiết, có hứng thú và yêu thích môn học. 

Mã tài liệu: SKKN_1902

5. Khai thác kênh hình trong dạy địa lý bằng cách ứng dụng CNTT

CNTT có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy

Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác kênh hình vào dạy học phân môn địa lí ở lớp 4B trường Tiểu học Nga Thành

  • Tác giả: Mai Thị Tâm – trường tiểu học Nga Thành
  • Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng việc dạy – học phân môn Địa lí 4, trên cơ sở đó áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Mã tài liệu: SKKN_1903

6.   Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử lớp 5

Tên đề tài: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Lĩnh

  • Tác giả: Trịnh Ngọc Chúc – trường tiểu học Nga Lĩnh
  • Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học phân môn lịch lớp 5 đạt hiệu quả.

Mã tài liệu: SKKN_1904

7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tiểu học

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử

Tên đề tài: “Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học trường tiểu học Lê Lai”

  • Tác giả: Nguyễn Vũ Ly- trường tiểu học Lê Lai
  • Mục đích nghiên cứu: Bằng việc ứng dụng đề tài này, các nhà quản lý và giáo viên tại trường tiểu học có thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhanh chóng và hiệu quả hơn, tạo niềm say mê, hứng thú trong học tập, giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập.

Mã tài liệu: SKKN_1905

Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai đang gặp khó khăn trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm cho tất cả các chủ đề. Để nhận được sự tư vấn, báo giá dịch vụ nhận viết sáng kiến kinh nghiệm và hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất, bạn có thể liên hệ cho Best4Team theo số hotline 0915521220 hoặc gửi thư về địa chỉ email .

8. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong phân môn tập viết lớp 2

Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết lớp 2

  • Tác giả: Phan Thị Hồng Nam – trường tiểu học Hồng Sơn
  • Mục đích nghiên cứu: Với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn tập viết lớp 2 – tác giả đã đưa ra các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để việc thiết kế bài giảng của các thầy cô giáo được nhanh chóng, hiệu quả

Mã tài liệu: SKKN_1906

9. Thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn khoa học lớp 4

Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài soạn

Tên đề tài: Kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4B trường Tiểu học Lam Sơn 1 bằng việc thiết kế sáng tạo bài giảng điện tử sinh động trong dạy học môn Khoa học lớp 4

  • Tác giả: Đặng Thị Hạnh – trường tiểu học Lam Sơn 1
  • Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận thực tiễn, tác giả phân tích những ưu điểm tồn tại để tìm ra những biện pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh. Qua đó tạo sự tự tin, tích cực, chủ động và hứng thú học tập cho các em khi học môn Khoa học.

Mã tài liệu: SKKN_1907

Tại best4team.com, chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn 7 mẫu sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiểu học mới nhất năm 2021. Hy vọng rằng, đó sẽ là nguồn cảm hứng cho bài sáng kiến kinh nghiệm hay và ấn tượng của bạn sau này. 

Và trong hành trình xây dựng nên những bài sáng kiến kinh nghiệm tuyệt vời, nếu bạn cần đến sự  hướng dẫn, hỗ trợ hãy liên hệ ngay cho Best4Team qua  hotline 0915.521.220 hoặc email nhé!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề