U ác tính khác u lành như thế nào

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư tại Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Các tế bào già không chết đi dần hình thành khối u – dấu hiệu của các bệnh ung thư.

Tuy nhiên, không phải khối u nào cũng biến thành khối u ác tính dẫn đến ung thư. Một số bệnh nhân có khối u lành tính vẫn sống, sinh hoạt bình thường, khỏe mạnh.

Vậy khối u lành tính và khối u ác tính là gì? Hãy cùng Phòng khám Quang Thanh phân biệt qua bài viết dưới đây nhé!

Khối u hình thành như thế nào?

Mỗi tế bào đều có tuổi thọ nhất định. Theo chu kì sinh sản, một tế bào già chết đi thì sẽ có một tế bào non ra đời thay thế vị trí của tế bào cũ. Nếu chu kì hoạt động liên tục, không xảy ra lỗi thì sẽ không có khối u.

Trong một số trường hợp, tế bào già không chết đi nhưng tế bào mới vẫn được sinh ra. Các tế bào mới hoạt động chức năng giống như tế bào già. Khi đó, quá trình đột biến gen làm hình thành khối u lành.

Quá trình đột biến gen kèm theo nhiều đột biến khác dẫn đến sinh sản không kiểm soát. Tế bào non sản sinh ra chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất tiêu hủy vỏ khối u.

Từ đó, khối u xâm lấn vào cơ quan xung quanh, tách khỏi vỏ ban đầu và chui vào mạch máu để định cư, phát triển ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Đó là khối u ác tính, cần điều trị gấp.

Khối u lành tính là gì? Khối u ác tính là gì?

Khối u có các tế bào bình thường, không xâm lấn, lan rộng đến các cơ quan khác là khối u lành tính. Khối u lành tính không ảnh hưởng đến sức khỏe và không đáng lo ngại trừ khi nó bám vào các mô, dây thần kinh, mạch máu. Đặc biệt, khối u lành xuất hiện ở não, làm ảnh hưởng đến cấu trúc hộp sọ rất nguy hiểm.

Khối u lành tính có thể phát triển lớn và người bệnh phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ. Khối u lành tính dễ loại bỏ triệt để, không di căn, ít tái phát lại [nếu tái phát thì ở vị trí ban đầu]. Khối u lành tính không thể biến thành khối u ác tính trừ trường hợp u tuyến đại tràng.

Khối u ác tính có tốc độ phát triển nhanh, xâm lấn đến các cơ quan, gây lây lan rộng thông qua hệ thống máu, bạch huyết. Ung thư ác tính có thể ở bất cứ cơ quan nào của cơ thể như máu da, ruột, phổi, vú,…

Khối u ác tính có thể lây lan rộng nên điều trị khó khăn, tỉ lệ tái phát cao nếu phát hiện muộn. Theo thống kê, khối u ác tính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh tim mạch trên toàn thế giới.

Khối u ác tính có bờ không đều, cứng, cố định chặt vào da còn khối u lành tính mềm, bờ đều. Tuy nhiên, không phải ai cũng tự phân biệt được khối u lành tính và khối u ác tính chính xác. Do vậy, bạn cần đến bệnh viện, phòng khám uy tín để được khám, chẩn đoán chính xác từ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm. Đồng thời, bạn sẽ được điều trị kịp thời nếu khối u có dấu hiệu bất thường.

Một số điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại khối u này là:

Đặc tính

Khối u lành tính

Khối u ác tính

Phát triển

Chậm

Nhanh, xâm lấn xung quanh

Di căn

Không

Hiệu quả điều trị

Điều trị dứt điểm, ít tái phát

Khó điều trị, dễ tái phát

Đặc điểm

Nhẵn

Không đều, gồ ghề

Bề mặt ngoài

Không

Lớp vỏ bọc

Không có

Di động

Không

Hoại tử

Không

Chảy máu

Không

Đặc điểm vi thể

Giống tổ chức gốc

Khác tổ chức gốc

Cấu trúc

Có tính biệt hóa cao

Kém biệt hóa

Tế bào

Hình dạng, kích thước bình thường

Đa hình thái

Trên đây là một số điểm khác biệt giữa khối u lành tính và khối u ác tính. Nếu quan tâm dịch vụ, hãy liên hệ theo số hotline 0225.3922.666 để được tư vấn và hỗ trợ.

Leave a reply

Khối u lành tính thường phát triển chậm, không di căn; trong khi khối u ác tính tiến triển nhanh, xâm lấn các bộ phận, có thể khiến người bệnh tử vong.

Thông thường, các tế bào trong tổ chức cơ thể có hai quá trình: quá trình chết khi chúng quá già hoặc bị hư hỏng. Sau đó, các tế bào mới sẽ thế chỗ. Một số trường hợp, hai quá trình này không cân bằng với nhau: tế bào già không chết đi hoặc kéo dài quá trình chết, tế bào mới vẫn được sinh ra, có chức năng như tế bào sinh ra nó [gọi là biệt hóa], khi đó, khối u lành xuất hiện. Đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành.

ThS.BS Trần Ngọc Hải, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, khối u trong bệnh ung thư còn gọi là các khối u ác tính, không chỉ lớn lên về kích thước mà xâm lấn vào khu vực xung quanh, phá hoại các vùng này. Khối u ác tính thường có mật độ chắc, có bờ không đều, cố định chặt vào tổ chức và vẫn khó di động khi thăm khám. Trong khi đó, khối u lành tính thường có mật độ mềm, bờ đều, có ranh giới với tổ chức xung quanh, dễ di động khi thăm khám.

Không phải tất cả các khối u đều là ung thư. Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ lấy ra một phần tổ chức của khối u và kiểm tra nó để tìm hiểu xem có phải là ung thư hay không [công việc này gọi là sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học]. Những khối u không phải là ung thư được gọi là u lành tính. Những khối u là ung thư được gọi là u ác tính. Có một số loại ung thư thể lỏng như bệnh bạch cầu [ung thư máu], không hình thành các khối u. Ung thư này phát triển trong các tế bào máu hay tế bào khác của cơ thể.

ThS.BS Trần Ngọc Hải đang khám, tư vấn cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Ảnh: Linh Đặng

Khối u lành tính

Bác sĩ Trần Ngọc Hải chia sẻ thêm, các khối u lành tính không phải là ung thư. Chúng sẽ không xâm lấn mô xung quanh hoặc lây lan sang nơi khác. Mặc dù vậy, chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi phát triển gần các cơ quan quan trọng, đè lên dây thần kinh hoặc hạn chế lưu lượng máu. Các khối u lành tính thường đáp ứng tốt với điều trị. Các loại khối u lành tính phổ biến bao gồm:

U tuyến hay còn gọi là polyp [Adenomas]: phát triển trong các tế bào giống như tuyến trong mô biểu mô. Một số polyp đại tràng là u tuyến và cần được cắt bỏ để đề phòng trường hợp chúng trở thành ác tính.

U xơ: phát triển trong mô xơ, u xơ tử cung là bệnh phổ biến. Nếu chúng gây đau hoặc có các biến chứng khác, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ chúng.

U máu: là một loại khối u được tạo thành từ các mạch máu phụ. Chúng là những khối u phổ biến ở trẻ em. Chúng có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn trên da và gan. Trên da, ban đầu có thể xuất hiện u máu giống như một vết bớt màu đỏ. Sau đó, theo thời gian, nó sẽ bắt đầu hình thành một khối màu đỏ. Mặc dù, chúng cần được theo dõi, u máu thường không gây ra vấn đề gì và thường biến mất mà không cần điều trị.

U mỡ [lipomas]: là những khối u phát triển chậm, hình thành trong mô mỡ dưới da. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, đặc biệt là cổ, vai, nách hoặc thân, phổ biến trong độ tuổi từ 40 đến 60. Không phải lúc nào u mỡ cũng cần điều trị nhưng bạn có thể cắt bỏ nếu chúng gây ra những phiền toái.

Khối u lành tính và khối u ác tính. Ảnh: iStockphoto.

Khối u ác tính

Cơ thể liên tục sản sinh ra các tế bào mới để thay thế các tế bào cũ. Đôi khi, DNA bị hư hỏng trong quá trình này, do đó, các tế bào mới phát triển bất thường. Thay vì chết đi, chúng tiếp tục sinh sôi nhanh hơn gọi là các tế bào lạ, chúng lọt qua được hệ thống miễn dịch của cơ thể và không bị tiêu diệt, tạo thành một khối u. Tế bào ung thư có thể tách ra khỏi khối u và di chuyển theo đường máu hoặc hệ thống bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể thường gọi là di căn. Các loại khối u ác tính như:

Ung thư biểu mô

Ung thư biểu mô là khối u ác tính phổ biến, phát triển trong các tế bào biểu mô. Chúng bao gồm ung thư biểu mô tuyến hình thành trong các tế bào sản xuất chất lỏng và chất nhầy. Điều này bao gồm nhiều bệnh ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt.

Ung thư biểu mô tế bào đáy bắt đầu ở lớp thấp nhất của biểu bì.

Ung thư biểu mô tế bào vảy hình thành trong các tế bào ngay dưới bề mặt ngoài của da, cũng như các cơ quan như bàng quang, ruột, thận hoặc dạ dày.

Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp phát triển trong mô đường tiết niệu gọi là urothelium. Ung thư bàng quang, thận và niệu quản có thể thuộc loại này.

Sarcoma

Sarcoma bắt đầu trong xương, mô mềm và mô sợi. Điều này có thể bao gồm: gân, dây chằng, cơ bắp, mạch máu và bạch huyết.

Tế bào mầm

Các khối u tế bào mầm bắt đầu trong các tế bào sản xuất trứng hoặc tinh trùng. Chúng có thể được tìm thấy trong buồng trứng hoặc tinh hoàn. Chúng cũng có thể phát triển ở bụng, ngực hoặc não.

Blastoma

Blastomas bắt đầu trong mô phôi và các tế bào đang phát triển trong não, mắt hoặc thân thần kinh. Trẻ em có nhiều khả năng mắc bệnh blastomas hơn người lớn.

Bệnh nhân tầm soát ung thư với máy chụp CT 768 lát cắt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Bảo Ngọc

Bác sĩ Trần Ngọc Hải chia sẻ, điểm khác nhau cơ bản giữa u lành và u ác:

Đặc tính Khối u lành tính Khối u ác tính
Phát triển Chậm, chèn ép xung quanh Nhanh, xâm lấn xung quanh
Di căn Không
Hiệu quả điều trị Khỏi hoàn toàn Khó, dễ tái phát
Đặc điểm đại thể Nhẵn Không đều
Bề mặt ngoài Không
Vỏ bọc Không
Ranh giới Không
Di động Không
Hoại tử Không
Đặc điểm vi thể Giống tổ chức gốc Không giống tổ chức gốc
Cấu trúc Biệt hóa cao Kém biệt hóa
Tế bào Kích thước và hình dạng bình thường Đa hình thái

Để xác định khối u, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính... Người bệnh có thể cần tiến hành sinh thiết để xác định tế bào ung thư hay tế bào lành tính.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Ngọc Hải, dù là u ác tính nhưng nếu được tầm soát, phát hiện sớm và điều trị đầy đủ theo phác đồ, thăm khám kiểm tra định kỳ vẫn có thể được kiểm soát bệnh hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Ngọc An

Video liên quan

Chủ Đề