E hsdt là gì

Việc làm rõ và đánh giá E-HSDT được thực hiện ra sao?

Việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm file tài liệu chứng minh. Trường hợp cần làm rõ E-HSDT thì bên mời thầu và nhà thầu tiến hành làm rõ E-HSDT trực tiếp trên Hệ thống.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả  Phan Tuấn Anh đặt câu hỏi như sau: Gói thầu mua sắm hàng hoá và gói thầu xây lắp áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng theo Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT. Khi tham gia dự thầu, nhà thầu đã kê khai các hợp đồng tương tự trên webform của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Căn cứ vào thông tin hợp đồng kê khai, bên mời thầu đánh giá các hợp đồng tương tự đáp ứng yêu cầu của E-HSMT.

Tuy nhiên, để chặt chẽ, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp tất cả hợp đồng tương tự đã kê khai trên webform để đối chiếu thông tin, đồng thời yêu cầu nhà thầu bổ sung thêm các hợp đồng tương tự mới, không thuộc danh mục hợp đồng đã kê khai trên webform. Qua xem xét đánh giá, các hợp đồng kê khai trên webform không đáp ứng E-HSMT nhưng các hợp đồng bổ sung mới thì đáp ứng.

Trong trường hợp này, nhà thầu có bị xem là có hành vi gian lận do sau khi đối chiếu, thông tin hợp đồng đã kê khai trên webform và nội dung hợp đồng thực tế có sự sai khác dẫn đến làm thay đổi kết quả đánh giá không? Bên mời thầu có chấp nhận các hợp đồng bổ sung mới không nằm trong danh mục hợp đồng đã kê khai trên webform và đánh giá nhà thầu đạt về hợp đồng tương tự?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời câu hỏi này như sau:

Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

Theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 15 Thông tư số 04/2017/TT- BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đối với các nội dung về năng lực và kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm file tài liệu chứng minh. Trường hợp cần làm rõ E-HSDT thì bên mời thầu và nhà thầu tiến hành làm rõ E-HSDT trực tiếp trên Hệ thống.

Đối với câu hỏi của ông, Phan Tuấn Anh việc làm rõ và đánh giá E-HSDT được thực hiện theo quy định nêu trên.

Chào bạn, trước hết Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Qua tìm hiểu, chúng tôi đưa ra giải đáp như sau:

Căn cứ Điều 15, Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT về lựa chọn nhà thàu qua Hệ thống đấu thầu quốc gia được bổ sung bởi Khoản 3, Điều 1, Thông tư 05/2020/TT-BKHĐT quy định:

"Điều 15. Đánh giá E-HSDT

1. Bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống và tải E-HSDT của các nhà thầu để tổ chức đánh giá. Việc đánh giá E-HSDT được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong E-HSMT.

2. E-HSMT, biên bản mở thầu, E-HSDT, kèm theo các văn bản làm rõ E-HSMT, E-HSDT là cơ sở pháp lý để đánh giá E-HSDT của nhà thầu.

3. Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin về bảo đảm dự thầu, thỏa thuận liên danh mà nhà thầu kê khai trên Hệ thống và thông tin trong file quét [scan] thư bảo lãnh, thỏa thuận liên danh thì căn cứ vào thông tin trong file quét [scan] thư bảo lãnh dự thầu, thỏa thuận liên danh để đánh giá.

4. Trường hợp có sự khác biệt giữa thông tin trong file đính kèm E-HSDT do nhà thầu nộp trên Hệ thống và các thông tin kê khai trong webform thì thông tin trong webform là cơ sở để đánh giá E-HSDT, trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này.

5. Đối với các nội dung về năng lực và kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm file tài liệu chứng minh. Trường hợp phát hiện nhà thầu kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị coi là có hành vi gian lận quy định tại khoản 4 Điều 89 Luật đấu thầu và sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT.

[Minh họa: đánh giá E-HSDT]

6. Quy trình đánh giá E-HSDT:

Căn cứ vào E-HSDT của các nhà thầu đã nộp trên Hệ thống và phương pháp đánh giá E-HSDT quy định trong E-HSMT, bên mời thầu chọn 01 trong 02 quy trình đánh giá E-HSDT dưới đây cho phù hợp để đánh giá E-HSDT:

a] Quy trình 01: áp dụng đối với phương pháp "giá đánh giá" và "giá thấp nhất":

- Bước 1: Đánh giá tính hợp lệ E-HSDT.

- Bước 2: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

- Bước 3: Đánh giá về kỹ thuật.

- Bước 4: Xếp hạng nhà thầu.

b] Quy trình 02: áp dụng đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, đánh giá E-HSDT theo phương pháp "giá thấp nhất" và các E-HSDT đều không có bất kỳ ưu đãi nào:

- Bước 1: Xếp hạng nhà thầu theo giá dự thầu thấp nhất [không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo Điều 16 Thông tư này];

- Bước 2: Đánh giá tính hợp lệ E-HSDT của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

- Bước 3: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

- Bước 4: Đánh giá về kỹ thuật của nhà thầu xếp hạng thứ nhất.

Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì thực hiện các bước đánh giá nêu trên đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo.

7. Làm rõ E-HSDT: bên mời thầu và nhà thầu tiến hành làm rõ E-HSDT trực tiếp trên Hệ thống.

8. Tổ chuyên gia vận dụng Mẫu báo cáo đánh giá [mẫu số 1] ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TTBKHĐt ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lập báo cáo đánh giá E-HSDT.

9. Đối với gói thầu xây lắp, nhà thầu có thể đính kèm chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình hoặc không đính kèm chứng chỉ này trong E-HSDT, kể cả trường hợp E-HSMT có yêu cầu nhà thầu phải có chứng chỉ này. Việc nhà thầu không đính kèm chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình không phải là lý do loại bỏ nhà thầu. Nhà thầu vẫn được tiếp tục xem xét, đánh giá và được xét duyệt trúng thầu. Trường hợp nhà thầu trúng thầu, nhà thầu phải xuất trình chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình trước khi trao hợp đồng"

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề E-HSDT được đánh giá như thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

Ngày hỏi:27/11/2017

Nộp hồ sơ dự thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngọc Huy hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang công tác tại công ty cung cấp trang thiết bị cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước. Công ty tôi thường xuyên tham dự các gói thầu về mua sắm trang thiết bị của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Tôi có nghe về hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Theo như tôi biết sắp tới sẽ có quy định mới về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi theo như quy định mới thì nộp hồ sơ dự thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn Ban biên tập. 

Nộp hồ sơ dự thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành [có hiệu lực từ ngày 01/03/2018], theo đó: 

1. Nhà thầu chỉ nộp một bộ E-HSDT đối với một E-TBMT khi tham gia lựa chọn nhà thầu qua mạng. Trường hợp liên danh, thành viên đứng đầu liên danh [đại diện liên danh] hoặc thành viên được phân công trong thỏa thuận liên danh nộp E-HSDT.

2. Quy trình nộp E-HSDT:

a] Nhà thầu chọn số E-TBMT;

b] Nhà thầu nhập thông tin theo yêu cầu của E-HSMT và đính kèm các file để tạo thành bộ E-HSDT. Đối với nội dung liên quan đến tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, nhà thầu kê khai trên webform mà không cần đính kèm bản scan các văn bản, tài liệu liên quan.

c] Nhà thầu kiểm tra thông tin E-HSDT, nhấn vào nút “cam kết” trong giao diện đơn dự thầu và gửi E-HSDT lên Hệ thống.

3. Hệ thống thông báo cho nhà thầu tình trạng nộp E-HSDT [thành công hay không thành công]. Hệ thống sẽ ghi lại các thông tin sau đây về việc nộp E-HSDT của nhà thầu: thông tin về bên gửi, bên nhận, thời điểm gửi, trạng thái gửi, số file đính kèm lên Hệ thống để làm căn cứ giải quyết kiến nghị, tranh chấp [nếu có].

4. Rút E-HSDT:

Nhà thầu được rút E-HSDT trước thời điểm đóng thầu. Hệ thống thông báo cho nhà thầu tình trạng rút E-HSDT [thành công hay không thành công]. Hệ thống ghi lại thông tin về thời gian rút E-HSDT của nhà thầu.

5. Nộp lại E-HSDT:

Sau khi rút E-HSDT theo quy định tại khoản 4 Điều này, nhà thầu được nộp lại E-HSDT theo quy trình nêu tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhà thầu đã nộp E-HSDT trước khi bên mời thầu thực hiện sửa đổi E-HSMT theo Điều 12 Thông tư này thì nhà thầu đó phải nộp lại E-HSDT mới cho phù hợp với E- HSMT đã được sửa đổi.

E-TBMT là thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng đối với gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.

E-HSMT là hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, bảng yêu cầu báo giá đối với gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.

E-HSDT là hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, báo giá đối với gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.

Trên đây là tư vấn về nộp hồ sơ dự thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Video liên quan

Chủ Đề