F0 khỏi bệnh bao lâu thì được đi làm lại

Song vẫn có khả năng [dù rất nhỏ] sẽ bị tái nhiễm khi tiếp xúc với các F0 khác nhất là tiếp xúc trực tiếp [ăn chung, nói chuyện không đeo khẩu trang].

Sau 1 tuần trở thành F0 và cách ly điều trị tại nhà có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, anh N.V.H [32 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội] quay trở lại công việc. Tuy nhiên, vừa đi làm lại được 3 hôm, anh H hay tin đồng nghiệp cùng phòng có kết quả test nhanh "2 vạch" mà trước đó, anh có ngồi ăn cơm trưa với nam đồng nghiệp này tại căng tin của công ty.

Vừa mới khỏi bệnh, các cơn ho vẫn chưa dứt, lại tiếp xúc gần với một F0 khác cũng khiến anh H băn khoăn, lo lắng liệu anh có bị tái nhiễm COVID-19 luôn không. Và đây cũng là nỗi lo của không ít F0 "cũ" khi vô tình "va" phải các F0 mới nhiễm bệnh.

Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, theo BS Lê Quang Mỹ - Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, F0 khỏi bệnh sẽ có miễn dịch nhưng không bảo vệ trọn đời, không bảo vệ được các biến chủng khác.

Trường hợp là F0 mới khỏi bệnh thì khả năng tái nhiễm ngay sau đó là rất thấp. Song vẫn có khả năng [dù rất nhỏ] sẽ bị tái nhiễm khi tiếp xúc với các F0 khác nhất là tiếp xúc trực tiếp [ăn chung, nói chuyện không đeo khẩu trang].

Tương tự, PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Dược TP HCM cũng cho rằng, đối với những F0 vừa khỏi bệnh dưới 1 tháng, khả năng nhiễm lại là rất thấp [dưới 2%]. Tuy vậy, tốt nhất vẫn nên hạn chế tiếp xúc, trong trường hợp cần phải tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên.

Với một số trường hợp mắc COVID-19 trong vòng 1 tháng đã tái nhiễm, các chuyên gia y tế nhận định, điều này rất khó xảy ra trên cùng một biến chủng bởi sau 1 tháng mắc COVID-19, hệ miễn dịch đang ở trạng thái đủ khả năng bảo vệ. Tuy nhiên, không loại trừ vì có những người hệ miễn dịch yếu, các virus khác hoặc biến thể mới có thể xâm nhập gây bệnh.

F0 khỏi bệnh sau bao lâu có nguy cơ bị tái nhiễm cao nhất?

Một công bố của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] vào cuối tháng 12/2021 cho thấy, xuất hiện tình trạng tái nhiễm SARS-CoV-2 nhiều hơn 1 lần trên cùng một chủng hoặc khác chủng ở bệnh nhân COVID-19 được cho là đã khỏi bệnh tại nhiều quốc gia. Cũng theo WHO, vẫn có khoảng 2% số người từng nhiễm COVID-19 tái nhiễm nhiều hơn 1 lần.

BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP HCM cho biết, việc tái nhiễm COVID-19 trong một thời gian ngắn sau khi mắc là hoàn toàn có thể xảy ra vì người bệnh có thể nhiễm hai biến chủng khác nhau [mắc biến chủng Delta và tái nhiễm biến chủng Omicron và ngược lại].

Thông thường, sau 1 đến 2 tháng từ khi khỏi COVID-19, người bệnh có khả năng tái nhiễm và nguy cơ tái nhiễm sẽ cao hơn sau khoảng 3 tháng do nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian.

Theo WHO, nguy cơ tái nhiễm phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như: Chưa được tiêm chủng hoặc có khả năng xảy ra ở những người từng nhiễm virus trước đó với phản ứng miễn dịch thấp hơn.

Làm gì để không bị tái nhiễm COVID-19?

Các chuyên gia khuyến cáo, F0 khỏi bệnh sẽ có kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền.

Tuy nhiên, nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh lại chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc một F0 khác mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm. Do đó, điều quan trọng để hạn chế tái nhiễm là mọi người cần tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng, ngay cả khi đã khỏi bệnh.

Đồng thời, các chuyên gia cho rằng, cho dù đã là F0 khỏi bệnh, vẫn phải tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tăng khả năng bảo vệ, tránh tái nhiễm.

F0, F1 đi làm cần đảm bảo những điều kiện gì?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bắt giữ hàng ngàn bộ kit test, thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu.


Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, số ca mắc mới mỗi ngày vẫn đang ở mức cao. Do đó để thích ứng tình hình mới và phù hợp với nguồn lực y tế hiện nay, Bộ Y tế đã có những xem xét và đề nghị f0 tự điều trị tại nhà, điều này được quy định dựa trên cấp độ dịch, khả năng đáp ứng của địa phương. Vậy điều trị f0 tại nhà bao lâu và cách điều trị f0 tại nhà ra sao?

1. Tiêu chuẩn xác định bệnh nhân f0 - mắc COVID-19

Xác định ca bệnh Covid-19 hiện nay được quy định như sau:.

  • Bệnh nhân được xác định nhiễm bệnh Covid-19 là trường hợp bệnh nghi ngờ được quy định tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT hoặc bất cứ trường hợp nào mà người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR;
  • Bệnh nhân được xác định nhiễm bệnh Covid-19 là trường hợp bệnh nghi ngờ được quy định tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 [test nhanh phải được Bộ Y tế cấp phép và người thực hiện là nhân viên y tế hoặc người nghi nhiễm tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế - có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện giám sát từ xa];
  • Bệnh nhân được xác định nhiễm bệnh Covid-19 là những người không có triệu chứng nhưng có yếu tố dịch tễ; hoặc có tiếp xúc gần với các trường hợp bệnh nghi ngờ; hoặc có tiếp xúc gần với các trường hợp đã xác định nhiễm COVID-19 trong khoảng 14 ngày và có 02 kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 [xét nghiệm lần thứ 2 được thực hiện trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần thứ 1 dương tính, test nhanh sử dụng để xét nghiệm phải do Bộ Y tế cấp phép và xét nghiệm phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn hoặc người nghi nhiễm có thể tự thực hiện nhưng phải có sự giám sát của nhân viên y tế - có thể giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện giám sát từ xa].
  • Những trường hợp xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 tổng cộng 2 lần, nhưng chỉ 1 lần cho kết quả dương tính thì cần phải thực hiện xét nghiệm rtPCR SARS-CoV-2 để khẳng định chắc chắn.

Như đã đề cập ở trên, theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT những trường hợp được cho là nghi ngờ khi có những yếu tố như sau:

  • Người bệnh có triệu chứng sốt và/hoặc kèm theo các dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính không giải thích được do các nguyên nhân khác;
  • Người bệnh có bất kỳ triệu chứng viêm đường hô hấp nào và trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng có tiền sử từng xuất hiện ở những vùng dịch tễ [*] của bệnh COVID-19 hoặc có tiếp xúc gần [**] với các trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm SARS CoV 2.

[*] Vùng dịch tễ được xác định là những quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc Covid 19 lây truyền trong cộng đồng hoặc là địa phương có ổ dịch đang bùng phát tại Việt Nam theo “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19” của Bộ Y tế. Vùng dịch tễ sẽ được cập nhật thông qua Cục Y tế dự phòng.

[**] Tiếp xúc gần bao gồm những loại tiếp xúc sau:

  • Tiếp xúc, giao tiếp tại các cơ sở y tế, bệnh viện, có thể bao gồm chăm sóc trực tiếp người bệnh Covid 19, cùng làm việc với nhân viên y tế mắc Covid 19, đến thăm hoặc ở chung phòng bệnh với người được xác định mắc Covid 19;
  • Tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách dưới 2 mét với các trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm SARS CoV 2 trong thời kỳ mắc bệnh;
  • Chung sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid 19 trong thời kỳ mắc bệnh;
  • Làm việc cùng nhóm hoặc cùng phòng với người được xác định hoặc nghi ngờ mắc Covid 19 trong thời kỳ mắc bệnh. Trong đó, định nghĩa cùng nhóm có thể là cùng đi du lịch, công tác, tham gia buổi liên hoan, cuộc họp, cuộc vui chơi...;
  • Di chuyển cùng phương tiện, có thể ngồi cùng hàng, trước hoặc sau 2 hàng ghế với các trường hợp được cho là nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm SARS CoV 2 trong thời kỳ mắc bệnh.

Xem ngay: Hướng dẫn của Bộ Y tế để điều trị F0 tại nhà

Giải đáp điều trị F0 tại nhà bao lâu?

2. Cách điều trị f0 tại nhà như thế nào an toàn, hiệu quả?

Theo quy trình điều trị f0 tại nhà, việc xác định các điều kiện cần thiết của người bệnh trước khi đưa ra quyết định cách ly, điều trị tại nhà rất quan trọng. Việc này thông qua 2 tiêu chí, bao gồm dấu hiệu lâm sàng và khả năng chăm sóc của từng đối tượng cụ thể.

Về mặt tiêu chí lâm sàng, bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại nhà khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Là người được xác định nhiễm virus SARS CoV 2 thông qua kết quả xét nghiệm rt-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính và không có hoặc có các triệu chứng lâm sàng mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, đau đầu, đau cơ, nghẹt mũi, mệt mỏi, tê lưỡi;
  • Hoàn toàn không có các biểu hiện của của viêm phổi hoặc tình trạng thiếu oxy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, chỉ số SpO2 ≥ 96% trong điều kiện khí trời. Trẻ nhỏ mắc Covid 19 không có các triệu chứng hô hấp bất thường như thở rên, thở khò khè, thở rít thì hít vào, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi;
  • Đáp ứng tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí:
    • Tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 sau thời gian ít nhất 14 ngày, hoặc;
    • Đáp ứng đủ 03 yếu tố sau: Tuổi từ trên 1 đến dưới 50 tuổi; Không có bệnh nền; Không đang mang thai.

Về mặt khả năng người nhiễm SARS-CoV-2 tự chăm sóc cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh cá nhân...;
  • Có thể liên lạc, thông báo với nhân viên y tế địa phương phục vụ cho việc theo dõi, giám sát và cấp cứu: Người bệnh vẫn có thể giao tiếp và luôn mang theo các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính...;
  • Những bệnh nhân COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc muốn điều trị tại nhà thì gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của 2 yêu cầu trên.

Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại nhà khi có các triệu chứng lâm sàng mức độ nhẹ

3. Điều trị f0 tại nhà bao lâu?

Theo phác đồ điều trị f0 tại nhà, người được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 bởi y tế địa phương và đủ điều kiện điều trị tại gia đình sẽ được gỡ bỏ cách ly khi đã điều trị đủ 10 ngày và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus. Quy định này không áp dụng với f0 tự điều trị tại nhà khỏi bệnh, vì những trường hợp này tự xét nghiệm cho kết quả dương tính nhưng không thông báo với cơ quan y tế địa phương nên hoàn toàn không có quyết định cách ly và điều trị theo quy định của Nhà nước.

Cụ thể hơn, những bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được cơ quan có thẩm quyền cho phép điều trị tại nhà được kết thúc cách ly, điều trị tại nhà khi đủ các điều kiện sau:

  • Thời gian bệnh nhân tự cách ly, điều trị tại nhà đủ 10 ngày;
  • Kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 âm tính do nhân viên y tế có chuyên môn trực tiếp thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa [lưu ý test nhanh này phải được Bộ Y tế cấp phép].

Sau khi đủ các điều kiện, Trạm Y tế nơi quản lý f0 sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm xác nhận và cung cấp các giấy tờ liên quan.

Đối với những bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 điều trị các các cơ sở thu dụng, bệnh viện dã chiến và không có bệnh lý nền hay các bệnh kèm theo khác được công bố khỏi bệnh khi:

  • Không còn các triệu chứng lâm sàng trong ít nhất 3 ngày trước thời điểm ra viện;
  • Lết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với virus SARS-CoV-2 hoặc chỉ số CT ≥ 30 [đồng nghĩa nồng độ virus thấp] hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS CoV 2 âm tính vào trước ngày ra viện [test nhanh phải được Bộ Y tế cấp phép];
  • Bệnh nhân sau khi được công bố khỏi bệnh cần tiếp tục cách ly tại nhà và tự theo dõi trong thời gian 7 ngày. Mỗi ngày thực hiện đo thân nhiệt 2 lần. Thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào bất thường để được thăm khám và xử trí kịp thời. Lưu ý tuyệt đối tuân thủ thông điệp 5K;

Đối với bệnh nhân Covid 19 có kèm các bệnh lý nền hoặc bất kỳ bệnh lý đồng mắc nào khác được công bố khỏi bệnh khi thỏa các điều kiện sau:

  • Các triệu chứng lâm sàng do nhiễm virus SARS CoV 2 không còn trong ít nhất 3 ngày trước thời điểm ra viện;
  • Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR virus SARS CoV 2 âm tính hoặc nồng độ virus thấp [CT ≥ 30] hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 âm tính trước thời điểm ra viện [lưu ý test nhanh phải được Bộ Y tế cấp phép];
  • Sau đó, bệnh nhân có thể được chuyển sang khoa điều trị bệnh nền hoặc các bệnh kèm theo [trong trường hợp cần thiết]. Yêu cầu khoa đó phải có phòng bệnh riêng để vừa điều trị vừa sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với bệnh nhân nội trú. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Tuân thủ thông điệp 5K.

Việc điều trị F0 tại nhà trong bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện tại, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, F0 đủ điều kiện sẽ được cách ly và điều trị tại nhà. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế, đồng thời tuân thủ đúng nguyên tắc phòng bệnh để tránh tình trạng lây nhiễm cho người xung quanh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề