Tuổi thọ trung bình của thế giới năm 2006 năm 2024

Sự trường thọ của phụ nữ Nhật Bản đã tăng 160 ngày so với năm 2005 do có sự cải thiện của 3 nhân tố được cho là nguyên nhân gây tử vong lớn tại Nhật Bản: ung thư, bệnh tim và đột quị.

Một quan chức y tế của Nhật Bản cho hay, số người già chết vì bệnh cúm trong năm 2006 cũng giảm so với năm trước.

Theo số liệu của các chính phủ và Liên Hợp Quốc, phụ nữ Nhật Bản được cho là những người sống trường thọ nhất thế giới. Phụ nữ Hồng Kông giữ vị trí số 2 với tuổi thọ trung bình 84,6 tuổi. Phụ nữ Tây Ban Nha và Thuỵ Sĩ cùng giữ ngôi vị số 3 với 83,9 tuổi.

Bộ y tế Nhật Bản còn cho biết, nam giới nước này cũng sống thọ hơn, tuổi thọ trung bình tăng 109 ngày lên 79 tuổi. Tuy nhiên, đàn ông Ireland mới là những người sống thọ nhất thế giới với 79,4 tuổi, theo sau là Hồng Kông, 78,8 tuổi.

Sự trường thọ của người Nhật Bản là do chế độ ăn kiêng và sự phát triển của các dịch vụ y tế chất lượng cao.

Tuy nhiên, việc sống trường thọ cũng là bài toán đau đầu cho các nhà lập pháp vì lo sợ một cuộc khủng hoảng nhân khẩu trong tương lai, với gánh nặng dân số già đè lên vai thế hệ trẻ đang giảm dần về số lượng.

Tháng trước, chính phủ Nhật Bản dự báo, vào năm 2055, cứ 5 người Nhật Bản sẽ có 2 người trên 65 tuổi nếu khuynh hướng tỉ lệ sinh thấp không được cải thiện.

[NLĐ]- Bộ Y tế vừa cho biết tương ứng với sự chăm sóc sức khỏe ngày một tốt hơn, tuổi thọ bình quân của người dân VN ngày càng tăng. Năm 2005, tuổi thọ trung bình của người dân VN là 71 tuổi, năm 2006 là 71,3 tuổi, năm 2009 là 72,8 tuổi và mục tiêu đến năm 2020 là 75 tuổi.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, VN nằm trong những quốc gia đạt được tiến bộ đáng kể trong việc gia tăng tuổi thọ trung bình trong vòng 10 năm qua. Các số liệu thống kê cũng cho thấy tuổi thọ bình quân của nữ giới thường cao hơn nam giới, trung bình khoảng 4-5 năm. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ VN hiện là 76 tuổi, so với 70 tuổi năm 1999 và 75,6 tuổi năm 2007. Cũng trong thời điểm này, tuổi thọ trung bình ở nam giới VN là 65 và 71 tuổi.

TT [TP.HCM] - Theo bản báo cáo “Dân số thế giới 2006” [2006 WP] do Cục Tham chiếu dân số Mỹ [PRB] vừa công bố, dân số VN tính đến giữa năm 2006 đạt 84,7 triệu người, đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia [225,5 triệu] và Philippines [86,3 triệu].

Theo 2006 WP, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của VN là 1,3%/năm, gần tương đương với mức trung bình khu vực [1,4%] và thấp hơn khá nhiều so với các quốc gia như Đông Timor [2,7%], Lào [2,3%], Philippines, Campuchia [2,1%], Brunei [1,7%]. So với các nước Đông Nam Á, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh của VN khá thấp: 18/1.000, thấp hơn Thái Lan [20/1.000] và Philippines [27/1.000], chỉ sau Malaysia [10/1.000], Brunei [9/1.000] và Singapore [2,1/1.000].

Tuổi thọ trung bình của người dân VN đạt 72 năm, cao hơn Thái Lan [71] và Philippines [70], nhưng thấp hơn so với Malaysia [74], Brunei [75], và đặc biệt là Singapore [80].

Tuy nhiên, tỉ lệ dân số được tiếp cận hệ thống vệ sinh cải tiến tại vùng nông thôn VN là đáng báo động: chỉ 26%, bằng 1/2 tỉ lệ trung bình khu vực, chỉ cao hơn Campuchia [8%] và Lào [14%], thua xa Singapore, Thái Lan, Malaysia.

Theo công bố ngày 28/7 của Bộ Y tế Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của phụ nữ nước này năm 2001 là 84,93 [tăng 0,33 tuổi so với năm 2000]; tuổi thọ trung bình của nam là 78,07 [tăng 0,35 tuổi]. Với chỉ số như trên, Nhật Bản được công nhận là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới năm 2001.

Chế độ ăn có nhiều cá là một trong những yếu tố giúp người Nhật trường thọ.

Đặc biệt, phụ nữ Nhật đã đứng đầu thế giới về tuổi thọ trong suốt 17 năm qua. Các nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản cho thấy, đến năm 2002, dân số nước này đã lên tới 126,9 triệu người. Theo dự kiến, con số này sẽ đạt mức cao nhất là 127,7 triệu người vào năm 2006.

Sống lâu hay tuổi thọ cao là khả năng sống thời gian dài hơn bình thường, hơn đa số những người chung quanh mình. Từ các truyện cổ tích qua các giai thoại trong tôn giáo đến các truyện không tưởng, khả năng sống mãi không bao giờ chết ở các đấng thần thánh hay các siêu nhân được nêu lên nhiều và thể hiện ước mong của con người muốn thoát khỏi nỗi lo sợ của ngày mình lìa đời. Xưa nay con người bình thường ai cũng muốn sông lâu và cho rằng sống lâu là điều hiếm và đáng quý.

Phần lớn nghiên cứu và điều trị y học chú trọng vào việc làm tăng tuổi thọ của cộng đồng.

Khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tuổi thọ [tiếng Anh: Lifespan] nói chung dùng để chỉ thời gian sinh tồn thường thấy ở một loài sinh vật. Từ này cũng được dùng cho những thứ gì có thể bị hỏng sau một thời gian như máy móc, dụng cụ.
  • Kỳ vọng sống khi sanh [tiếng Anh: Life expectancy at Birth LEB] - hay ước lượng tuổi thọ khi sanh - là trung bình số năm sống của một nhóm người sinh ra cùng năm, trong cùng địa phương. Đây là thống kê phỏng đoán cho tương lai.
  • Tuổi thọ trung bình [tiếng Anh: Average age of death] - Thống kê theo quá khứ. Trung bình số tuổi của người đã chết trong năm.
  • Tuổi thọ cao hay Trường thọ [tiếng Anh: Longevity] - Thống kê theo quá khứ. Thường là để liệt kê những trường hợp sống lâu hơn bình thường.

Yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ Thế giới: Ước lượng quãng đời khi sinh, theo thống kê của Liên Hợp Quốc 2007/2008.

trên 80

77,5-80,0

75,0-77,5

72,5-75,0

70,0-72,5

67,5-70,0

65,0-67,5

60-65

55-60

50-55

45-50

dưới 45

không có dữ liệu

Tuổi thọ thay đổi theo ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

  1. Những yếu tố không thay đổi được:
    1. giới tính: phụ nữ sống lâu hơn phái nam.
    2. di truyền: bệnh tim mạch làm chết sớm được truyền xuống con cái, v.v...
  2. Những yếu tố địa lý:
    1. cao độ: Người trên cao nguyên sống lâu hơn .
    2. khí hậu
    3. thiên tai
  3. Những yếu tố xã hội:
    1. giáo dục
    2. tội phạm
    3. chiến tranh
    4. kinh tế
    5. y tế:
      1. bệnh tật: Bệnh AIDS là một yếu tố quan trọng cắt giảm tuổi thọ của nhiều thế hệ tại châu Phi.
      2. vệ sinh
      3. dinh dưỡng
      4. ô nhiễm
      5. điều trị, v.v...

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Theo kết quả Bộ Y tế Việt Nam đưa ra ngày 2 tháng 1 năm 2006, tuổi thọ trung bình của người Việt là 71,3 tuổi; so với 65 tuổi vào năm 1998.

Thống kê ước lượng quãng đời khi sanh tại Việt Nam :

Năm Khi sanh ra hy vọng sẽ sống đến [số năm] Hạng Phần trăm thay đổi 2003 70,05 120 2004 70,61 125 0.80 % 2005 70,61 126 0.00 % 2006 70,85 126 0.34 % 2007 71,07 123 0.31 %

Thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay dân Nhật Bản sống lâu nhất.

Trung bình tuổi thọ tại :

  • Các nước tiên tiến là 77-83 tuổi [thí dụ: Canada: 80.1 tuổi theo thống kê năm 2005]
  • Các nước chậm tiến là 35-60 tuổi [thí dụ: Mozambique: 40.3 tuổi theo thống kê năm 2005] Quốc gia Tuổi thọ trung bình năm 2002 Tuổi thọ trung bình năm 2005 Tây Ban Nha 81,02 82,31 Úc 80,00 80,39 Ý 79,25 79,68 Pháp 79,05 79,60 Đức 77,78 78,65 Anh 77,99 78,4 Hoa Kỳ 77,4 77,7

Xem thêm: Bảng xếp hạng ước lượng tuổi thọ khi sinh theo quốc gia

Khác biệt tuổi thọ giữa nam và nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Lâu nay người ta vẫn nhận thức được rằng giới nữ sống lâu hơn giới nam, nhưng không có giải thích nào thỏa đáng cho sự khác biệt này.

  • Thái độ và cách sống: Vì đàn ông hút thuốc, uống rượu, ưa mạo hiểm, tính tình hung bạo hơn nên dễ đánh nhau và dễ bị chết hơn. Trong chiến tranh đàn ông chết nhiều hơn đàn bà. Khi lái xe, tài xế đàn ông chết nhiều hơn vì lái không cẩn thận bằng đàn bà.
  • Sinh lý học: Theo chủ hướng tiến hóa, các loài động vật có phân chia giới tính thì giống cái có hai nhiệm vụ: một là chuyển lại gen của mình cho con cái [di truyền], hai là nuôi dưỡng và bảo vệ con cái. Ở con người, phụ nữ có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX, nên nguy cơ bị bệnh di truyền thấp, còn nam giới là XY nên lỗi ở các gen duy nhất trong các nhiễm sắc thể này dễ gây bệnh. Phụ nữ khoảng tuổi trên 50 bị tắt kinh, mất khả năng sinh sản, do đó có đủ thời gian và sức khỏe tiếp tục che chở nuôi con và cháu của mình. Còn đàn ông thì chỉ cần đưa gen [tinh trùng] xong là đủ. Vì vậy, động lực tiến hóa sinh tồn của phụ nữ mạnh hơn đàn ông.
  • Sinh sản an toàn: Nhờ phát triển y học nên số phụ nữ chết khi sanh nở giảm nhiều.

Tuổi thọ qua các thời đại[sửa | sửa mã nguồn]

Thời đại Tuổi thọ trung bình Chú thích Dạng Neanderthal 20 Homo neanderthalensis là loài tương tự như con người ngày nay thuộc hệ genus Homo. Đồ đá cổ 33 At age 15: 39 [to age 54] Đồ đá mới 20 Đồ đồng 18 Hy Lạp cổ đại 20-30 La Mã cổ đại 20-30 Dân bản địa Bắc Mỹ [trước 1492] 25-35 Trung cổ Anh 20-30 Thế kỉ 20 30-40 Hiện nay 67

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tiếng Anh: Life Expectancy at Birth [LEB].
  • Người trên cao nguyên sống lâu hơn - William J. Cromie.
  • Tuổi thọ trung bình người VN đạt 71,3
  • Vietnam Life expectancy at birth
  • Xem Bảng xếp hạng ước lượng tuổi thọ khi sinh theo quốc gia
  • CIA World Factbook - Tài liệu thông tin về các quốc gia trên thế giới do CIA biên soạn.
  • Why Women Live Longer than Men Lưu trữ 2012-12-13 tại Wayback Machine - William J. Cromie, Harvard University
  • Why Do Women Live Longer Than Men? - By Miranda Hitti, WebMD Medical News.
  • Hillard Kaplan, et. al, in "A Theory of Human Life History Evolution: Diet, Intelligence,weed knowledge and Longevity" [Evolutionary Anthropology, 2000, p. 156-185, - //www.soc.upenn.edu/courses/2003/spring/soc621_iliana/readings/kapl00d.pdf Lưu trữ 2009-03-27 tại Wayback Machine
  • Caspari & Lee 'Older age becomes common late in human evolution' [Proceedings of the National Academy of Sciences, USA, 2004, p. 10895-10900 James Trefil, "Can We Live Forever?" 101 Things You Don't Know About Science and No One Else Does Either [1996]

Chủ Đề