Tự đánh giá công việc bản thân năm 2024

Tự đánh giá là công cụ phổ biến được những nhà quản lý dùng để tìm hiểu về cách nhân viên nhìn nhận hiệu quả làm việc của chính họ. Quá trình thẩm định này giúp thu hẹp lại khoảng cách giữa những kỳ vọng với kết quả thực tế, và cung cấp cho doanh nghiệp một kênh thông tin nhằm mở ra những kết nối và trao đổi về mục tiêu, cơ hội và sự phát triển cho nhân viên.

Tự đánh giá công việc bản thân năm 2024

Trong khi các giám đốc và trưởng nhóm thường chia sẻ quan điểm về biểu hiện của nhân viên cũng như khả năng đáp ứng kỳ vọng trong suốt kỳ đánh giá, thì quá trình tự đánh giá lại cho phép các nhân viên trao đổi về những gì họ nhìn thấy như các dự án quan trọng đã hoàn thành, chia sẻ về việc trang bị kỹ năng và kỹ thuật mới cho nhu cầu công việc và nhắc nhở nhà tuyển dụng về những công việc tuyệt vời nhất mà họ từng thực hiện kể từ lần đánh giá trước đến nay.

Tự viết nên một bản đánh giá cá nhân là việc làm khá khó khăn với nhiều nhân viên. Mặc dù họ chính là người biết về bản thân và công việc của mình tốt hơn bất cứ ai, đôi khi họ cũng phải đấu tranh mạnh mẽ mới có thể tóm tắt mọi thông tin về quá trình làm việc một cách khách quan chứ không mang vẻ tự đề cao.

Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn thực hiện nhiệm vụ đánh giá dễ dàng hơn:

1. Hãy tự hào

Mục đích chính của việc tự đánh giá là làm nổi bật các thành tích của bạn. Mọi nhân viên đều cần điểm rõ những nhiệm vụ và dự án cụ thể mà nó là “nét son” đẹp nhất trong quá trình làm việc vừa qua. Khi miêu tả, bạn nên chắc rằng mình đã nhấn mạnh tác động của từng thành tựu lên toàn thể hoạt động của doanh nghiệp, để chứng minh cho công ty thấy rằng các công việc của mình giá trị như thế nào.

Julie Rieken, CEO của công ty kiểm định phần mềm Trakstar, lưu ý thêm rằng nhân viên nên kết nối hành động của họ với mục tiêu của người quản lý. “Nếu cấp trên của bạn muốn đạt được một con số nhất định, hãy chia sẻ bạn đã đóng vai trò như thế nào trong việc đạt được con số đó. Những thành tựu người tự đánh giá liệt kê ra phải luôn gắn với các mục tiêu của doanh nghiệp.”

2. Hãy trung thực

Trung thực là một khía cạnh quan trọng khác của việc viết tự đánh giá. Thường thì các sếp đã biết khá rõ về những công việc trong công ty được thực hiện tốt, thế nên cố gắng làm nổi bật những nhiệm vụ hay dự án bạn làm ổn, thay vì làm rất tốt, sẽ không có tác động nhiều.

Trung thực cũng có nghĩa là chỉ ra vài điều cần phải được cải thiện. Timothy Butler, thành viên cấp cao và là giám đốc chương trình phát triển nghề nghiệp tại Harvard Business School, đã khuyến người lao động nên sử dụng ngôn ngữ phát triển (developmental language) khi nêu lên các lĩnh vực mình cần phải cải thiện.

Butler chia sẻ với Harvard Business Review, “Bạn sẽ không muốn nói ‘Đây là nơi tôi thực sự vấp ngã’. Mà thay vào đó hãy nói, ‘Đây là các mảng tôi muốn làm tốt hơn. Nó là những điều tôi đã học hỏi được. Nó là những gì chúng ta nên hướng đến.’”

3. Hỏi về các cơ hội phát triển nghề nghiệp

Tự đánh giá công việc bản thân năm 2024

Butler cũng khuyến khích các nhân viên sử dụng hoạt động tự đánh giá là lúc để hỏi sếp về những cơ hội phát triển nghề nghiệp. Cần làm điều này ngay cả khi công ty không yêu cầu bạn làm, bởi vì nếu không hỏi thì nó sẽ không xảy ra. Bằng cách thể hiện mối quan tâm, bạn đã đặt vào tâm trí người quản lý rằng mình rất nhiệt huyết với công việc, theo đó nhiều khả năng họ sẽ để mắt đến và dành các nhiệm vụ, sự phân công hoặc triển vọng đào tạo phù hợp cho bạn.

4. Hãy chuyên nghiệp

Cuối cùng, bạn cần nhớ rằng mình phải luôn chuyên nghiệp khi viết bản tự đánh giá. Điều này có nghĩa là nên tránh hành động xem đây như cơ hội để phê phán kỹ năng lãnh đạo yếu kém của sếp hay chỉ trích đồng nghiệp rồi khiến cho cuộc sống văn phòng trở nên khó khăn hơn.

Giữ tính chuyên nghiệp cũng có nghĩa là đưa ra những đánh giá với sự quan tâm đúng mực, đầu tư cho nó như bất cứ dự án quan trọng nào mà bạn phụ trách. Dominique Jones, giám đốc quản lý về con người của Halogen Software, đã tư vấn rằng bạn nên hành động với những đợt đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật được xây dựng theo thời gian. Bạn sẽ hạnh phúc hơn với kết quả cuối cùng nếu bạn đã dành thời gian để phản ánh và cẩn thận thực hiện bản tự đánh giá của chính mình. “Sử dụng các ví dụ để làm rõ những lời khẳng định và luôn rà soát lại mọi giấy tờ nhằm chắc rằng mình trình bày đúng chính tả,” Jones viết trong một bài blog. “Đó là tất cả dấu hiệu cho thấy bạn nghiêm túc và xem nó quan trọng với mình thế nào khi bắt tay thực hiện quy trình đánh giá.”

Để đối diện thoải mái hơn trong những cuộc họp này, dành thời gian để nhận xét về bản thân trong công việc là hoạt động tuy đơn giản nhưng rất cần thiết. Bằng cách tự đánh giá, bạn có thể tìm ra, ghi nhận và giải quyết những vấn đề của riêng mình bằng cách tự phán xét bản thân thay vì để việc này cho ai đó khác. Phương pháp này cũng giúp bạn dễ dàng tìm ra những khoảng trống đang kéo hiệu suất của bạn đi xuống và sau đó giải quyết chúng. Bên cạnh đó, tự đánh giá cũng giúp bạn đo lường hiệu quả của công việc hiện tại.

Tự đánh giá công việc bản thân năm 2024
Tự đánh giá năng lực bản thân trong công việc

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn tự đánh giá hiệu quả bản thân tốt hơn.

  1. 1.Trong mắt đồng nghiệp, tôi là người như thế nào?

Bạn cần phải ghi nhận những nhận xét của đồng nghiệp về hiệu quả và thái độ trong công việc. Thay vì xem các chỉ trích như những công kích, bạn nên xem chúng là những phản hồi mang tính xây dựng giúp bạn đánh giá chất lượng công việc của bản thân. Đây là một trong những cách hữu hiệu của việc tự đánh giá năng lực bản thân trong công việc giúp bạn sửa sai và tiến bộ.

  1. 2.Tôi có thể học hỏi từ đồng nghiệp không?

Để đánh giá kỹ năng và năng lực, bạn có thể so sánh bản thân với đồng nghiệp ở cùng vị trí. Hãy tìm kiếm và quan sát môi trường xung quanh để thấy liệu có ai đó đang làm việc hiệu quả hơn bạn không. Hãy quan sát cách họ làm và so sánh với cách của bạn để nhận diện những điểm học tập. Có những hình mẫu học tập này sẽ giúp bạn hoàn thiện và vượt qua bản thân mình hiện tại.

  1. 3.Nhược điểm của tôi là gì?

Về khía cạnh ứng xử hay kỹ năng công việc, bạn nên tìm ra nhược điểm và cải thiện. Nếu đó là nhược điểm trong kiến thức và kỹ năng, bạn có thể đầu tư thời gian và công sức để khắc phục như tham gia các khóa học trực tuyến hay giáo dục chính quy. Nếu liên quan đến thái độ, bạn có thể hỏi xin lời khuyên từ người quản lý hay đồng nghiệp mà mình tin tưởng.

Tự đánh giá công việc bản thân năm 2024
Tự đánh giá năng lực bản thân trong công việc

  1. 4.Thành tựu tốt nhất của tôi đến giờ là gì?

Đôi khi, bạn cần thể hiện sự trân trọng với bản thân bằng cách nói “Chúc mừng tôi! Tôi đã làm rất tốt”. Nếu chưa làm gì, bạn nên thử nhớ lại thành tựu tốt nhất bạn đã từng có trong công việc trước đây. Hành động này giúp bạn tự khuyến khích bản thân, vì khi nhớ ra bạn đã đạt được thành tựu gì đó trong quá khứ, tại sao không thể là bây giờ?

  1. 5.Cái gì khiến tôi phí phạm quá nhiều thời gian?

Năng suất và hiệu quả liên quan trực tiếp đến quản lý thời gian. Bạn nên xem lại cách mình quản lý thời gian và phát hiện những lỗ hổng trong đó. Hãy cố gắng tránh những hoạt động không quan trọng làm lãng phí thời gian quý báu của bản thân, đặc biệt khi đang trong công việc.

  1. 6.Tôi đã đi được bao xa?

Mỗi người đều có một mục tiêu cụ thể trong công việc. Mục tiêu đầy quan trọng đó giúp họ tập trung và đi đúng hướng. Đôi khi, bạn nên đánh giá tiến bộ hiện tại của bản thân để xem bạn đang tiến gần hơn hay đang rời xa mục tiêu.

  1. 7.Nếu là sếp của mình, tôi sẽ đuổi việc hay thăng chức cho chính tôi?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh hành động ích kỷ và nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn. Bạn không nên suốt ngày chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân. Đôi khi, bạn cần nhìn bản thân mình từ góc nhìn của người sếp. Hãy nghĩ xem nếu là sếp, bạn sẽ muốn gì từ chính bản thân mình.

Tự đánh giá năng lực bản thân là gì?

Đánh giá năng lực bản thân là gì? Đánh giá năng lực bản thân là việc mỗi cá nhân tự nhận xét khách quan những ưu nhược điểm của bản thân ở mỗi khía cạnh chuyên môn, kỹ năng, và tố chất,… tương thích với yêu cầu mà doanh nghiệp, trường học hay bất cứ môi trường tập thể nào đặt ra.

Tại sao cần đánh giá bản thân?

Một số lợi ích chung của việc tự đánh giá bản thân bao gồm: – Giúp bạn chắc chắn và tự tin về khả năng của chính mình, giúp loại bỏ hoặc làm giảm sự sợ hãi và không chắc chắn liên quan đến công việc. – Giúp bạn nhận ra và nhanh chóng cải thiện khả năng của mình. Nói cách khác, nó sẽ giúp phát huy khả năng của bạn.

Làm thế nào để tự đánh giá bản thân?

Tuyệt chiêu tự đánh giá bản thân đúng cách.

Xác định rõ quá trình phát triển..

Tự đánh giá bản thân bằng cách cụ thể hóa thành công..

Thừa nhận sai lầm đúng chỗ.

Đánh giá khách quan..

Yêu cầu được đào tạo, huấn luyện..

Hỏi xem bản tự đánh giá được sử dụng như thế nào?.

Kế hoạch cho năm tiếp theo..

Tại sao mỗi giáo viên phải tự đánh giá bản thân?

Tự đánh giá bản thân là việc quan trọng mà ai cũng nên rèn luyện. Càng đánh giá bản thân càng thể hiện trình độ phát triển của nhân cách. Đây là cách giúp chúng ta tự tin hơn, dám nghĩ dám làm, thúc đẩy sự phát triển của bản thân và lựa chọn được môi trường làm việc phù hợp.