Truyền thông giáo dục sức khỏe bệnh tay chân miệng

Ngày 21/05/2018 tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Phòng Công tác xã hội – Quan hệ công chúng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã tổ chức buổi Truyền thông Giáo dục sức khỏe với chủ đề: “Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng”. Báo cáo viên: BS CKI Nguyễn Thanh Quyền - Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới.

  

Quang cảnh buổi truyền thông

Theo BS Quyền, Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây nên. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa và thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt, chán ăn, xuất hiện các chấm đỏ sau khi sốt, sau đó hình thành phỏng nước ở chân, tay hoặc miệng. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp,.. Trường hợp bệnh nặng dễ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Để chủ động trong việc phòng chống bệnh tay chân miệng, BS Quyền còn khuyến cáo với thân nhân bệnh nhi cần thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay bằng xà phòng, sát trùng đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn. Nhằm lượng giá hiệu quả buổi truyền thông là phần trả lời các câu hỏi ngắn thông qua hình thức trắc nghiệm. Nhân đây, Phòng Công tác xã hội – Quan hệ công chúng đã phát 50 tờ rơi về bệnh tay chân miệng cho tất cả thân nhân bệnh nhi tham dự.

Đến với buổi truyền thông quý thân nhân bệnh nhi được cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh tay chân miệng; đây là điều mà những người làm chương trình mong muốn gửi gắm.

Thùy Dung

P. CTXH

Chỉnh sửa lần cuối vào Thursday, 07 June 2018 14:57

Đánh giá bài này

Nhằm tăng cường giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt trong tình hình diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng đảm bảo giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra.

Nhằm bổ sung kiến thức phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trong tình hình phòng chống dịch Covid-19 thực hiện các hoạt động nhằm loại bỏ nơi sinh sản của muỗi chủ động, giảm mật độ khi mùa mưa đến, góp phần giảm số ca bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng  cho giáo viên, bảo mẫu, phụ huynh học sinh.

Vào lúc 15 giờ ngày 17 tháng 05 năm 2022, Trạm Y Tế phường 13 phối hợp với Trường Mầm Non  13 tổ chức truyền thông cho giáo viên, phụ huynh học sinh, bảo mẫu về các dấu hiệu nhận biết về bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và các biện pháp phòng bệnh. Báo cáo viên Nguyễn Trung Hiếu – Trưởng phòng truyền thong giáo dục sức khỏe, Trung Tâm Y Tế quận Tân Bình đã hướng dẫn cho giáo viên, bảo mẫu cách nhận biết bệnh, hướng dẫn tầm soát trẻ trước khi vào lớp, cách pha hóa chất [Chloramin B, Javel] để vệ sinh trong phòng bệnh tay chân miệng, thường xuyên kiểm tra môi trường xung quang trường diệt lăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết.

Phụ huynh học sinh tham gia buổi truyền thông

Báo cáo viên Nguyễn Trung Hiếu – Trưởng phòng truyền thông giáo dục sức khỏe

Qua buổi truyền thông giúp cho giáo viên, bảo mẫu, phụ huynh học sinh hiểu thêm tầm quan trọng của việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong tình hình chống dịch Covid-19.Về cách phòng tay chân miệng cho bản thân, gia đình và cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trong cộng đồng.

Ys. Huỳnh Thị Kim Yến – Trạm y tế phường 13

Bệnh tay chân miệng [TCM] là một bệnh truyền nhiễm do vi rút thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em do vi rút thuộc nhóm enteroviruses gây nên, bao gồm vi rút Coxsackie A16 và Enterovirus 71 [EV71].

- Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt, ban dưới dạng các vết loét gây đau đớn ở niêm mạc miệng và các nốt phỏng nước trên nền ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân và ở vùng mông. Tuy nhiên không phải ai nhiễm bệnh cũng xuất hiện triệu chứng và đôi khi triệu chứng duy nhất là lở miệng và phát ban trên da.

- Bệnh TCM thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi; người lớn cũng có thể mắc bệnh, song phổ biến nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ nhỏ có xu hướng có các triệu chứng nặng hơn.

- Bệnh TCM thường ở dạng nhẹ và gần như tất cả bệnh nhân phục hồi trong 7-10 ngày mà không cần điều trị y tế. Mặc dù biến chứng hiếm gặp, song bệnh TCM do Enterovirus 71 [EV71] có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em và có thể gây viêm màng não, viêm não và đôi khi tử vong.

- Enteroviruses gây bệnh TCM lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng, nước bọt, dịch của bọng nước, phân của người bệnh. Một số người nhiễm bệnh là người lớn có thể đào thải vi rút ra ngoài cơ thể song không có biểu hiện triệu chứng.

- Bệnh TCM cũng có thể lây lan khi người khỏe tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt đã bị vấy nhiễm do người bệnh chạm vào.

- Hiện chưa có thuốc hay vắc xin đặc hiệu chống enteroviruses gây bệnh TCM. Có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng thực hành vệ sinh tốt và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ có triệu chứng bệnh nặng.

- Các biện pháp phòng bệnh gồm: thường xuyên rửa tay xà phòng, cọ rửa các bề mặt và vật dụng đã bị vấy nhiễm, kể cả đồ chơi, trước tiên bằng nước và xà phòng, sau đó khử trùng bằng dung dịch thuốc tẩy có chứa chlorine pha loãng; tránh tiếp xúc gần với người bệnh.

- Cách ly trẻ có triệu chứng bệnh TCM tại nhà có thể không ngăn được sự xuất hiện thêm các ca bệnh vì nhiều tuẩn sau khi triệu chứng biến mất vẫn còn có vi rút được thải ra ngoài theo phân của người bệnh.

- Cách ly trẻ bị bệnh ở nhà cho đến khi hết sốt và các nốt bóng nước trong miệng hoặc trên da biến mất cũng có thể hữu ích để giảm bớt lây truyền bệnh.

Bài tuyên truyền phòng chống bệnh tay- chân – miệng

Quý phụ huynh, các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!

          Hiện nay bệnh tay chân miệng đang diễn biến hết sức phức tạp, bệnh có chiều hướng gia tăng mạnh trong cộng đồng. Tay- chân- miệng là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp vào mùa hè, mùa thu. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, cũng có thể gặp ở người lớn, nhưng  thường gặp nhiều hơn ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, đỉnh cao ở trẻ từ 1-2 tuổi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại những biên chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

          Những biểu hiện của bệnh tay- chân- miệng.

          Trẻ mắc bệnh tay- chân- miệng sẽ có những  biểu hiện như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi nốt phỏng nước. Ban đầu có những chấm đỏ xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt, sau đó tiến triển thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét. Phỏng nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, lưỡi và mặt trong của má.

          Bệnh tay- chân- miệng lây truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh, bệnh lây trực tiếp từ người sang người.

          + Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch tiết của các nốt phỏng nước bị vỡ.

         + Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch tiết của các nốt phòng nước bị vỡ.

        + Qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau hoặc đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm viruts.

          + Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh.

          Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:

          -Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.

        – Khi trẻ mắc bệnh phải cho nghỉ học để cách ly tranh lây bệnh cho các trẻ khác.

       – Vệ sinh răng miệng và thân thể trẻ luôn sạch sẽ, không cậy vỡ nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh cho người khác.

       – Cần tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ, cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu.

     – Không cho trẻ mút tay, không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.

     – Vệ sinh môi trường, khử trùng lớp học và các đồ chơi của trẻ.

    – Khi trẻ bị mắc bệnh tay- chân- miệng cần cho trẻ nghỉ học không đến lớp để tránh lây truyền bệnh cho những trẻ khác.

    – Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu nghi ngờ để được khám và điều trị kịp thời.

                                                                               Nhân viên y tế

Video liên quan

Chủ Đề