Trong phản ứng hóa học hạt nào sau đây được bảo toàn

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Hoá học Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS Trương Quang Trọng

Trong phản ứng hoá học hạt vi mô nào sau đây được...

Câu hỏi: Trong phản ứng hoá học hạt vi mô nào sau đây được bảo toàn?

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Nguyên tử và phân tử.

D. không có hạt nào.

Đáp án

A

- Hướng dẫn giải

Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS Trương Quang Trọng

Lớp 8 Hoá học Lớp 8 - Hoá học

Câu hỏi: Trong phản ứng hóa học hạt vi mô nào được bảo toàn?

A. Hạt phân tử.

B. Hạt nguyên tử.

C. Cả hai loại hạt trên.

D. Không loại hạt nào được bảo toàn.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Trong phản ứng hóa học thì hạt nguyên tử được bảo toàn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hạt nguyên tử trong phản ứng hóa học nhé!

1. Khái niệm nguyên tử

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm.

- Electron kí hiệu là e. Nó có điện tích nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu [-].

- Hạt nhân nguyên tử là bộ phận nằm ở trung tâm của nguyên tử được tạo nên bởi proton và nơtron.

+ Proton có kí hiệu là p, mang điện tích như electron nhưng khác dấu, ghi bằng dấu dương [+], khối lượng là 1 đvC [đơn vị Cacbon].

+ Nơtron thì có kí hiệu là n, trung hòa về điện [không mang điện tích] và có khối lượng là 1 đvC.

- Những nguyên tử cùng loại sẽ có cùng số proton trong hạt nhân và trong một nguyên tử đó thì số proton sẽ bằng số electron.

- Đồng thời proton và nơtron có cùng khối lượng, còn khối lượng của electron rất bé và không đáng kể. Vậy nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

- Lớp electron là lớp vỏ chuyển động xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp sẽ chứa số electron nhất định.

- Những electron này mang điện tích âm và vô cùng nhẹ. nó thường bị hút lại bở proton mang điện tích dương [+] trái dấu. Số lượng electron [e] luôn bằng có proton [p] để nguyên tử luôn trung hòa về điện [p=e].

2. Lớp vỏ nguyên tử

- Lớp vỏ nguyên tử được hình thành do chuyển động cực nhanh của các Electron.

- Chuyển động của Electron được xác định bằng công thức mà ở đó sẽ phụ thuộc vào khối lượng, bán kính chuyển động so với tâm nguyên tử . . . nhưng tóm lại là rất nhanh các em nhé. Để hình dung được chuyển động nhanh tới mức độ nào thì thầy sẽ thông tin là máy ảnh chụp được hạt nhân nhưng không thể chụp được hình của Electron.

- Sau này các em học thì lớp electron được phân chia ra thành các lớp, phân lớp . . . khác nhau nữa

- Nhờ có lớp electron này mà các nguyên tử có thể liên kết được với nhau.

- Khối lượng electron vào khoảng 9,31.10-31kg

Do nguyên tử trung hoà về điện nên [Số Proton] = [Số Electron]

3. Khối lượng và điện tích của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử

- Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton [P] trong hạt nhân bằng số electron [E] của nguyên tử. P = E

- Kích thước nguyên tử: các nguyên tử có kích thước khoảng 10-10 m=0,1nm. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có bán kính khoảng 0,053nm.

- Kích thước hạt nhân: nhỏ hơn các hạt nhân đều có kích thước khoảng 10-14m = 10-5nm.

- Kích thước của electron và proton: nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước

- Đơn vị khối lượng nguyên tử: u

1u = khối lượng của một nguyên tử đồng vị 12C =1,67.10-27 kg = 1,67.10-24 g

- Đơn vị điện tích nguyên tố: 1 đơn vị điện tích nguyên tố = 1,602.10-19 C

4. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1: Trong các định nghĩa về nguyên tử sau đây, định nghĩa nào là đúng?

A. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé, không bị phân chia trong phản ứng hóa học.

B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện, nguyên tử tạo ra mọi chất.

C. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng: C. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

Câu 2: Trong phản ứng hóa học hạt bị chia nhỏ là

A. Nguyên tử

B. Phân tử

C. Cả hai loại hạt trên.

D. Không loại hạt nào được.

Đáp án đúng: B. Phân tử

Câu 3: Từ một nguyên tố hóa học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất?

A. Chỉ 1 đơn chất.

B. Chỉ 2 đơn chất.

C. Chỉ 3 đơn chất.

D.Tùy thuộc vào tính chất của nguyên tố hóa học đó.

Đáp án đúng: D. Tùy thuộc vào tính chất của nguyên tố hóa học đó

Câu 4: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong số các hiện tượng cho dưới đây?

A. Hòa tan thuốc tím vào nước sẽ tạo thành dung dịch thuốc tím.

B. Làm bay hơi dung dịch muối ăn sẽ tạo thành tinh thể muối ăn.

C. Thủy tinh đun cho nóng chảy và thổi thành bình cầu.

D. Sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ.

Đáp án đúng: D. Sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ.

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Cách viết sau chỉ ý gì: 3N, 5H2O, 3O2, 4Fe

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL TRỌNG TÂM - 2k5 - Livestream HÓA cô THU

Hóa học

UNIT 9: LANGUAGE - NGỮ PHÁP TRỌNG TÂM BUỔI 3 - 2k5 Livestream TIẾNG ANH cô QUỲNH TRANG

Tiếng Anh [mới]

LIVE Ôn tập cuối học kì 2 - Chữa đề PGD Đống Đa - Hà Nội - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM DỄ HIỂU NHẤT - 2k5 - Livestream TOÁN thầy THẾ ANH

Toán

DẠNG BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG [Hay nhất] - 2k6 - Livestream TOÁN thầy ANH TUẤN

Toán

GỠ RỐI ĐẠO HÀM BẰNG ĐỊNH NGHĨA [ PHẦN 2 ] - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP VỀ THẤU KÍNH MỎNGg - 2K5 Livestream LÝ THẦY TUYÊN

Vật lý

ĐẠO HÀM HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC TỪ A ĐẾN Z - 2k5 livestream TOÁN THẦY CHINH

Toán

Xem thêm ...

Video liên quan

Chủ Đề