Bí thư Đảng uỷ đầu tiến của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh [SPKT] đã thực sự khẳng định vị trí là trường đầu ngành trong hệ thống Sư phạm Kỹ thuật Việt Nam. Là đơn vị đào tạo luôn tiếp cận, áp dụng những phương pháp và phương tiện giảng dạy mới.

Trường SPKT còn là trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; là một đơn vị tham mưu tin cậy cho Nhà nước trong việc hoạch định các chính sách liên quan; là chỗ dựa cho các cơ sở đào tạo nghề trong việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học …

Giai đoạn này, Đảng bộ  vượt qua nhiều khó khăn, thách thức;  trong đó có những khó khăn chung của đất nước, đó là thời kỳ nền kinh tế xã hội trong cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp 11 năm [1975-1986] và thời kỳ đất nước bắt đầu đổi mới, vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội [1986-1995].

Giai đoạn này, Đảng bộ đã qua 08 kỳ đại hội, mỗi nhiệm kỳ của Đảng bộ đều mang những dấu ấn quan trọng đến sự phát triển nhà trường.

Tình hình hoạt động của Đảng bộ trường như sau: Tiếp quản trường có 03 đảng viên là cán bộ quân quản thành lập Tổ đảng, sinh hoạt trong  chi bộ Viện đại học Sài Gòn. Tháng 4 năm 1976  thành lập chi bộ với 7 đ/c. Tháng 9 năm 1976 thành lập Liên chi Trường Đại học Giáo dục Thủ Đức, gồm 4 chi bộ. Năm 1977 chuyển thành Đảng bộ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 23 và 24 tháng 9 năm 1977 với 53 đảng viên, trong đó có 25 đảng viên là CBVC và 28 đảng viên là sinh viên.

Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Bí thư Đảng uỷ: Nguyễn Hoàng,
  • Phó bí thư Đảng uỷ: Nguyễn Xuân Tài;
  • các đảng ủy viên: Nguyễn Văn Đức [Chủ nhiệm UBKT], Trần Phước Vân, Phạm Thiện Đạm, Hồ Minh Quế, Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Dư Xứng, Nguyễn Hữu Chí.

Đảng bộ đề ra mục tiêu, phương hướng chung cho nhiệm kỳ này là:

Tăng cường và đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, đưa nhà trường tiến thêm một bước trong nhiệm vụ cải tạo và xây dựng, lấy xây dựng làm chính, tiếp tục kết hợp tốt giữa hai công tác trung tâm là công tác chính trị tư tưởng và công tác tổ chức để không ngừng bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ, động viên toàn trường thực hiện tốt nguyên lý phương châm giáo dục của Đảng” Học đi đôi với hành” , học tập kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

Đại hội đảng bộ diễn ra và ngày 13 và 14 tháng 6 năm 1979 với 71 đảng viên, trong đó 41 đảng viên là sinh viên, gồm 8 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Nguyễn Hoàng                 Bí thư đảng uỷ đến 13-5-1982
  • Nguyễn Ngọc Cẩn            Phó bí thư đảng uỷ và Bí thư Đảng uỷ từ 13-5-1982
  • Nguyễn Xuân Phú            Uỷ viên thường vụ.
  • Các đảng ủy viên: Võ Mại [Chủ nhiệm UBKT], Nguyễn Văn Gặp, Nguyễn Dư Xứng, Lê Hữu Mai, Hồ Minh Quế, Nguyễn Ngọc Kha [SV].

Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của nhiệm kỳ này là:Tăng cường và đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của quần chúng, tiếp tục coi công tác tư tưởng và công tác tổ chức là trọng tâm, tăng cường quản lý, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn trường, ra sức nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tổ chức đời sống, làm tốt công tác đào tạo, vừa làm tốt công tác bảo vệ trường sở và sẵn sàng chiến đấu.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 02 và 03 tháng 02 năm 1983 với 65 đảng viên, 10 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Trần Chí Đáo                                Bí thư Đảng uỷ
  • Nguyễn Ngọc Cẩn                        Phó bí thư Đảng uỷ
  • Hồ Minh Quế                                Uỷ viên thường vụ
  • Các đảng ủy viên: Nguyễn Dư Xứng [Chủ nhiệm UBKT], Hoàng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Gặp, Mai Lệ Tần, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Thành Đa [ SV].

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là:

Trình Bộ xem xét hoàn chỉnh vai trò, vị trí của trường ĐHSPKT trên cơ sở đó hình thành hệ thống SPKT với một trung tâm SPKT bao gồm nhiều cấp và hệ đào tạo khác nhau.

Thí điểm và triển khai các biện pháp gắn liền tuyển sinh với phân phối, các biện pháp theo hợp đồng với các cơ sở sản xuất, với nhu cầu của địa phương, tạo nguồn cho các tỉnh có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật thấp.

Thí điểm và tạo mối quan hệ chặt chẽ với các Trung tâm kỹ thuật Tổng hợp, với trường trung học phổ thông để phục vụ công tác hướng nghiệp và giáo dục kỹ thuật tổng hợp.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 07 tháng 01 năm 1985 với 100 đảng viên, 12 chi bộ, trong đó có 02 chi bộ sinh viên. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Trần Chí Đáo                               Bí thư Đảng uỷ
  • Nguyễn Ngọc Cẩn                        Phó bí thư Đảng uỷ
  • Hồ Xuân Thanh                            Uỷ viên thường vụ.
  • Các đảng ủy viên: Võ Văn Nhuận [Chủ nhiệm UBKT], Hồ Minh Quế, Trương Ngọc Thục, Nguyễn Dư Xứng, Mai Lệ Tần, Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Văn Đình [ SV].

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là

Nghiên cứu và triển khai thực hiện các biện pháp, nội dung trong điều kiện một trường đại học có nhiều bậc đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, kiên trì xây dựng trường ĐHSPKT thành Trung tâm khoa học, đào tạo Kỹ sư giáo dục.

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, chất lượng cao. Sẵn sàng nhận chỉ tiêu đào tạo 310 sinh viên và 200 học sinh hệ trung học/ năm.

Tổ chức đào tạo cho địa phương theo hợp đồng, bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ kinh tế kỹ thuật của địa phương.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, tạo ra những đề tài có đặc trưng của ĐHSPKT, qua đó cải thiện đời sống CBVC. Phấn đấu đạt chỉ tiêu thu lời 5 triệu đồng/ năm; tăng mức thưởng năng suất lên 200% so với năm 1985.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 19 tháng 9 năm 1986 với 111 đảng viên, 14 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Trần Chí Đáo                               Bí thư Đảng uỷ
  • Nguyễn Ngọc Cẩn                       Phó bí thư Đảng uỷ
  • Hồ Xuân Thanh                            Uỷ viên thường vụ.
  • Các đảng ủy viên: Võ Văn Nhuận [Chủ nhiệm UBKT], Hồ Minh Quế, Mai Lệ Tần, Nguyễn Văn Thức, Lê Văn Ninh, Nguyễn Phước Trọng, Nguyễn Văn Lẫm, Nguyễn Điện Biên [SV].

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục tinh thần trách nhiệm  và kỷ luật cho mọi người trên mỗi cương vị công tác của mình. Chống quan liêu bao cấp trong nhà trường cụ thể là chống tính chờ đợi, ỷ lại vào nhà nước; chống đòi hỏi hưởng thụ mà không xác định nghĩa vụ của mình; chống phân phói bình quân mà không theo năng suất lao động, không phân biệt siêng, lười, tốt, xấu.

Tiếp tục khắc phục khó khăn về giá, tiền để đẩy mạnh công tác NCKH-LĐSX, phấn đấu hàng năm thu lời 3 triệu đồng để hỗ trợ đào tạo và giải quyết khó khăn về đời sống.

Tiếp tục củng cố tổ chức, kiện toàn lề lối làm việc. Tăng cường hơn nữa tốc độ xây dựng đội ngũ có trình độ trên đại học. Phải có những biện pháp cụ thể  và chỉ tiêu hang năm để đến năm 1990 có đội ngũ cán bộ có trình độ trên đại học từ 40 đến 50 người.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 17 tháng 11 năm 1988 với 103 đảng viên, 13 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Hồ Xuân Thanh                            Bí thư Đảng uỷ
  • Nguyễn Ngọc Cẩn                        Phó bí thư Đảng uỷ
  • Các đảng ủy viên: Đinh Xuân Lộc [Chủ nhiệm UBKT], Lê văn Ninh, Trịnh Phôi, Lê Đăng Hoành, Nguyễn Văn Thức

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là

Làm cho cán bộ, đảng viên và sinh viên thông hiểu và khẳng định sự tất yếu đi lên CNXH của đất nước ta và những bước đi của giai đoạn đầu của Thời kỳ quá độ, giữ vững ổn định chính trị.

Thực hiện chủ trương của Bộ về đào tạo hai giai đoạn, chế độ học phần, chế độ học bổng mới có chuyển đổi giữa hệ chính quy và chính quy mở rộng; tăng thêm kinh phí cho thực tập. Hoàn chỉnh và kiện toàn hệ thống đào tạo Đại học mở rộng.

Hướng các đề tài NCKH vào lĩnh vực ứng dụng các tiến bộ KHKT và thực tế sản xuất, đồng thời chú ý đến các đề tài SPKT và nghiên cứu thực nghiệm; đẩy mạnh và mở rộng việc liên kết với các cơ sở sản xuất, nghiên cứu KHKT trong và ngoài nước.

Nâng cao trình độ CBGD, phấn đấu đến 1990 có 30 cán bộ có trình độ trên đại học.
Dân chủ hoá các sinh hoạt chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo của chi bộ ở các đơn vị; công khai các hoạt động của các tổ chức đảng để quần chúng giám sát và góp ý xây dựng.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 18 tháng 01 năm 1992 và ngày 04 tháng 3 năm 1992, với 134 đảng viên, 18 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Trịnh Phôi                            Bí thư Đảng uỷ
  • Nguyễn Ngọc Cẩn                 Đảng uỷ viên
  • Đinh Xuân Lộc                      Đảng uỷ viên – Chủ nhiệm UBKT

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là:

Củng cố kiên định lập trường, quan điểm giai cấp, lý tưởng cộng sản. Cụ thể hoá và thực hiện tốt đường lối đổi mới về xây dựng CNXH ở nước ta vào điều kiện của trường.

Giữ vững ổn định chính trị, đề ra các biện pháp cụ thể để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Tập trung mọi khả năng để giữ vững chất lượng đào tạo hệ chính quy. Tiếp tục củng cố các mặt hệ đại học mở rộng. Kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên việc thu và sử dụng kinh phí đào tạo.

Ứng dụng một số đề tài NCKH vào sản xuất như đề tài cấy mô mía ở Tây Ninh, duy trì hoạt động các xưởng sản xuất.

Ngày 31 tháng 12 năm 1992, đ/c Trịnh Phôi thôi giữ chức Bí thư Đảng uỷ theo quyết định số 129/ĐUK-NQ của Đảng uỷ khối Bộ giáo dục và Đào tạo.

Ngày 06 tháng 01 năm 1993,  Đảng uỷ khối Bộ giáo dục và Đào tạo quyết định chỉ định Ban chấp hành lâm thời của Đảng bộ trường, gồm các đ/c sau đây:

  1. Trần Thành Long                         Bí thư Đảng uỷ
  2. Nguyễn Dư Xứng                        Phó bí thư Đảng uỷ
  3. Nguyễn Lê Trung                        Đảng uỷ viên, Chủ nhiệm UBKT
  4. Lê văn Ninh                               Đảng uỷ viên
  5. Nguyễn Văn Thức                       Đảng uỷ viên
  6. Phùng Rân                                 Đảng uỷ viên
  7. Bùi Xuân Liêm                            Đảng uỷ viên

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của giai đoạn này là

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VII, chương trình hành động của Đảng bộ đã bổ sung them nội dung sau đây:

Xem xét hoàn chỉnh mục tiêu, kế hoạch đào tạo, trọng tâm là các ngành In, May công nghiệp, Công thôn; rà soát lại quy trình đào tạo hai giai đoạn.

Nhiệm kỳ VIII [1993-1996]:

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 18 tháng 01 năm 1992 và ngày 04 tháng 3 năm 1992, với 134 đảng viên, 18 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Trần Thành Long                Bí thư đảng uỷ
  • Nguyễn Dư Xứng               Phó bí thư Đảng uỷ
  • Trương Ngọc Thục             Thường vụ đảng
  • Các đảng ủy viên: Đào Ngọc Minh [Chủ nhiệm UBKT], Phùng Rân, Nguyễn Văn Thức, Bùi Huy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh, Phạm Thăng, Thái Bá Cần, Dương Tôn Đảm.

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là

Về công tác chính trị – Tư tưởng: Tạo không khí lành mạnh, đoàn kết nhằm động viên mọi người tham gia xây dựng mô hình đào tạo mới.

Về công tác chuyên môn: Bảo đảm chất lượng đào tạo bằng nhiều biện pháp như: Đánh giá chính xác năng lực của Trường, xây dựng mục tiêu các ngành nghề đào tạo, tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc các qui định về dạy và học.

Về công tác xây dựng Đảng:Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ.Xây dựng nề nếp làm việc của Đảng ủy, chi ủy, chi bộ, sinh hoạt đảng đều đặn.

Về công tác quần chúng: Cần có sự phối hợp hoạt động giữa Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Phòng Giáo dục chính trị trong các hoạt động để nâng cao hiệu quả việc giáo dục chính trị, sinh hoạt văn hóa..

Đây là thời kỳ trường trở thành trường thành viên trong Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trường đã giữ vững ổn định, kiên trì phấn đấu, khẳng định sự tồn tại của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trường đầu ngành trong hệ thống Sư phạm Kỹ thuật của cả nước.

diễn ra vào ngày 22 tháng 7 năm 1996, với 121 đảng viên, 19 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Nguyễn Dư Xứng                     Bí thư Đảng uỷ
  • Trương Ngọc Thục                    Phó bí thư Đảng uỷ
  • Phùng Rân                               Thường vụ Đảng uỷ.
  •  Các đảng ủy viên: Nguyễn Lê Trung [Chủ nhiệm UBKT], Bùi Huy Quỳnh, Thái Bá Cần, Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Văn Minh, Bùi Văn Học, Trần Thị Thêu, Hoàng Công Minh.

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là:

  • Về công tác chính trị – Tư tưởng: Quán triệt sâu sắc các quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 vừa được thông qua.
  • Công tác chuyên môn:Nâng cao chất lượng đào tạo của Trường bằng các biện pháp cụ thể: biên soạn tài liệu, phương tiện dạy và học, công tác quản lý đào tạo thi – kiểm tra, công tác NCKH và Quan hệ Quốc tế. Hoàn chỉnh chương trình, kế hoạch đào tạo theo qui trình mới.
  • Công tác xây dựng Đảng:Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ.Sinh hoạt đảng đều đặn, có chất lượng. Coi trong công tác phát triển Đảng và công tác kiểm tra của Đảng.
  • Công tác quần chúng: Đảng bộ cần quan tâm hơn nữa công tác quần chúng, tăng cường đổi mới hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản và Hội Sinh viên.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 11 tháng 7 năm 1998, với 114 đảng viên,14 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Bùi Huy Quỳnh                             Bí thư Đảng uỷ
  • Phùng Rân                                   Phó bí thư Đảng uỷ
  • Thái Bá Cần                                 Uỷ viên thường vụ
  • Nguyễn Lê Trung                          Uỷ viên thường vụ, Chủ nhiệm UBKT
  • Nguyễn Văn Minh                         Uỷ viên thường vụ.
    Các đảng ủy viên: Nguyễn Văn Thức, Đinh Thành Ngân, Đỗ Đức Tuý, Trần Thị Thêu, Nguyễn Thị Việt Thảo, Nguyễn Tử Định, Nguyễn Tiến Dũng, Lâm Mai Long, Bùi Văn Học

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là:

  • Về công tác chính trị – tư tưởng :Quán triệt sâu sắc các quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt triển khai tốt Nghị quyết TW 2 về Giáo dục -Đào tạo và Khoa học – Công nghệ.
  • Về công tác chuyên môn: Nâng cao chất lượng  đào tạo của trường bằng các biện pháp cụ thể: biên soạn tài liệu, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học, công tác quản lý đào tạo. Phấn đấu nâng cao trình độ CBGD, đến năm 2.000 đạt 62% CBGD có trình độ từ Thạc sĩ trở lên.
  • Về công tác tổ chức: Lãnh  đạo việc ổn định cơ cấu tổ chức của Trường trong Đại học Quốc gia Tp. HCM với bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả.
  • Về công tác xây dựng Đảng: Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ, sinh hoạt Đảng đều đặn và có chất lượng, coi trọng công tác phát triển Đảng, đặc biệt chú trọng phát triển Đảng trong sinh viên, phấn đấu kết nạp 30 Đảng viên mới [trong đó có 15 Đảng viên mới là sinh viên].
  • Về công tác quần chúng: Đảng bộ quan tâm hơn nữa đến công tác quần chúng, tăng cường đổi mới hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản và Hội sinh viên.

Ngày 10 tháng 10 năm 2000, theo quyết định số 118/2000/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trường tách khỏi Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 30 tháng 9 năm 2000, với 131 đảng viên, 10 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Bùi Huy Quỳnh                  Bí thư Đảng uỷ
  • Phùng Rân                        Phó bí thư Đảng uỷ
  • Thái Bá Cần                     Uỷ viên thường vụ
  • Nguyễn Lê Trung              Uỷ viên thường vụ, Chủ nhiệm UBKT
  • Nguyễn Văn Minh             Uỷ viên thường vụ.
  • Các đảng ủy viên: Nguyễn văn Thức, Bùi Văn Học, Đinh Thành Ngân, Nguyễn Thị Việt Thảo, Trần Thị Thêu, Lâm Mai Long, Nguyễn Tử Định, Hoàng Công Minh, Nguyễn Trọng Thắng, Nguyễn Tiến Dũng

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là :

  • Về công tác chính trị – tư tưởng: Phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Trường.
  • Về công tác chuyên môn: Rà soát, hoàn chỉnh chương trình, nội dung, giáo trình đáp ứng chương trình đào tạo mới. Tăng cường công tác quản lý đào tạo, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các qui chế, qui định trong tuyển sinh, tổ chức giảng dạy.
  • Về công tác xây dựng Đảng: Tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên và CBVC. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ, đều đặn, có nội dung phong phú. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong đội ngũ CBGD trẻ, trong SV-HS. Phấn đấu kết nạp trong nhiệm kỳ XI là 30 đảng viên mới, trong  đó có 15 sinh viên.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 11 tháng 01 năm 2003, với 146 đảng viên, 12 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Bùi Huy Quỳnh                 Bí thư Đảng uỷ
  • Thái Bá Cần                     Phó bí thư Đảng uỷ
  • Nguyễn Tử Định               Uỷ viên thường vụ, Chủ nhiệm UBKT
  • Nguyễn Văn Minh             Uỷ viên thường vụ
  • Lâm Mai Long                  Uỷ viên thường vụ.
  • Các đảng ủy viên: Nguyễn văn Thức, Bùi Văn Học, Đinh Thành Ngân, Nguyễn Trọng Thắng, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Ngọc Đào, Trần Thị Thêu, Trần Bá Cường, Hoàng Công Minh.

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là:

  • Về công tác chính trị – tư tưởng: Tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập Trường và 26 năm Trường mang tên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
  • Về công tác chuyên môn: Xây dựng chương trình đào tạo chi tiết trên cơ sở khung khối ngành công nghệ để áp dụng từ năm học 2003-2004. Tổ chức theo dõi, đôn đốc đánh giá công tác cải tiến, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy và học trong trường.
  • Về công tác tổ chức: Xúc tiến xây dựng đề án thành lập Truờng Thực nghiệm Sư phạm Kỹ thuật, Trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật cao và Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Chuyên nghiệp.
  • Về công tác cơ sở vật chất và đời sống: Lập dự án cải tạo nâng tầng khu A và xây dựng nhà ăn tập thể, KTX mới.Hoàn thành “Quy hoạch tổng thể phát triển toàn Trường”, xây dựng kế hoạch phát triển Trường đến năm 2010.

Đại hội đảng bộ diễn ra vào ngày 30 tháng 7 năm 2005, với 196 đảng viên, 15 chi bộ. Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Thái Bá Cần                     Bí thư Đảng uỷ
  • Nguyễn Văn Minh             Phó bí thư Đảng uỷ
  • Lâm Mai Long                  Uỷ viên thường vụ
  • Nguyễn Tử Định               Uỷ viên thường vụ, Chủ nhiệm UBKT
  • Bùi Văn Học                     Uỷ viên thường vụ.
  • Các đảng ủy viên: Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Phương Hoa, Dương Đăng Danh, Đỗ Văn Dũng, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Nam Thắng, Lâm Thị Thảo, Nguyễn Ngọc Phương, Trần Đăng Thịnh

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là:

  • Tăng nhanh đội ngũ cán bộ đầu đàn, có chức danh và trình độ cao; vấn đề tăng cường, đổi mới trang thiết bị, cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học; vấn đề nâng cao vai trò và vị thế của trường, vấn đề nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên.
  • Thực hiện từng bước sứ mạng cao cả của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh là đào tạo ra những người thầy giỏi cho lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, những kỹ sư công nghệ tài năng đáp ứng những đòi hỏi của thực tế sản xuất, hướng tới nền kinh tế tri thức.
  • Mục tiêu cơ bản là :
    • Là một trong tốp 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam theo các tiêu chí kiểm định chất lượng của Nhà nước, trên một số mặt ngang tầm với những trường có uy tín của các nước trong khu vực.
    • Trở thành trường đại học đa lĩnh vực.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh lần thứ XIV [nhiệm kỳ 2010 – 2015] tiến hành từ ngày 27/5/2010 đến ngày 28/5/2010.

Kết quả bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm các đồng chí sau đây:

  • Thái Bá Cần                        Bí thư Đảng ủy đến 7/2013
  • Đỗ Văn Dũng                      Phó bí thư Đảng ủy và Bí thư Đảng uỷ từ 7/2013
  • Nguyễn Thị Phương Hoa       Phó bí thư Đảng ủy
  • Nguyễn Tiến Dũng               Ủy viên thường vụ, Chủ nhiệm UBKT
  • Nguyễn Ngọc Phương           Ủy viên thường vụ.
  • Các đảng ủy viên: Lâm Mai Long, Nguyễn Tấn Quốc, Quách Thanh Hải, Đặng Thiện Ngôn, Lê Công Thành, Lê Hiếu Giang, Nguyễn Nam Thắng, Nguyễn Đặng Mỹ Duyên, Trần Đăng Thịnh.

Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là:

  • 100% đảng viên học tập Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Hiện thực hóa chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo, tổ chức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN.
  • Quy mô đào tạo đến 2015 là 30.000 HSSV, với cơ cấu đào tạo như sau: Đào tạo chính quy: 70%, [trong đó đào tạo chất lượng cao: 15%, đào tạo sau đại học: 3%]; Đào tạo hợp tác quốc tế: 03%; Đào tạo không chính quy: 27%; Bồi dưỡng ngắn hạn: 2.000 người/năm.
  • 70% đảng viên là giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học; Phấn đấu đến năm 2015, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường có 15% tiến sỹ và 60% thạc sỹ.
  • Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2010-2015 kết nạp 150 Đảng viên mới, trong đó ít nhất có 80 Đảng viên là sinh viên; Phấn đấu 80% Chi bộ đạt tiêu chuẩn Trong sạch, vững mạnh, không có chi bộ yếu kém; 95 % đảng viên đủ tư cách hằng năm; Quyết tâm giữ vững danh hiệu Đảng bộ Trong sạch, vững mạnh hằng năm.

Trong quá trình phát triển, Đảng bộ trường ĐHSPKT.TPHCM đã rút ra được một số kinh nghiệm và bài học quan trọng sau:

  • Xây dựng khối đoàn kết là điều kiện tiên quyết của thành công: Đoàn kết trong toàn Đảng bộ, trong các tổ chức quần chúng; đoàn kết trong Đảng ủy, trong Ban Giám hiệu, trong Ban chấp hành các đoàn thể, trong từng đơn vị thành viên; nhất trí cao xung quanh nhiệm vụ chính trị của trường là yếu tố cực kỳ quan trọng, là điều kiện tiên quyết để hoàn thành mọi nhiệm vụ.
  • Vai trò của Đảng ủy có tính quyết định: Hầu hết các vấn đề lớn quan trọng đều được Đảng ủy bàn bạc kỹ, dân chủ, thẳng thắng và quyết định theo các nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập trung được trí tuệ tập thể, quyết định đúng những vấn đề quan trọng cuả Đảng bộ, của trường, xác định đúng các chủ trương lớn, đúng thời điểm, phù hợp với tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của đông đảo các thành viên trong trường.
  • Coi trọng vai trò các chi bộ: Vai trò của chi bộ được tăng cường thông qua quy chế cụ thể, đặc biệt là về nhân sự, về lãnh đạo đơn vị, về việc tham gia đóng góp ý kiến của các Bí thư chi bộ trong công việc của đơn vị, của trường.
  • Tổng hợp sức mạnh tập thể: Đề cử những Đảng ủy viên năng động và thích hợp đảm nhận chức vụ chủ chốt lãnh đạo các tổ chức đoàn thể với sự quan tâm của Đảng ủy. Phát huy dân chủ, công khai, tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của các đoàn thể, của đông đảo quần chúng trước các quyết định lớn nhỏ, phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo của các tổ chức quần chúng, tạo được khí thế mạnh mẽ đẩy lùi các tiêu cực.
  • Sử dụng đúng vai trò tổ chức và cán bộ của Đảng: Đảng ủy đã chỉ đạo toàn bộ về công tác nhân sự. Công tác tổ chức và nhân sự kết hợp với công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục đã tạo thành sức mạnh to lớn trong việc kiện toàn tổ chức và ổn định nhà trường.
  • Giữ vững và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần là điều rất quan trọng: Phải tập trung sức giữ vững mức thu nhập qua lương và các khoản khác bằng chính các công việc hàng ngày tại trường để moị người yên tâm làm việc. Bên cạnh đó phải đảm bảo công bằng trong phân phối, nhất là giữa khối giảng dạy và phục vụ giảng dạy, giữa cán bộ chủ chốt và cán bộ, viên chức.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề