Trong các yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng yêu cầu nào là quan trọng nhất vì sao

To use the newest experience of Facebook, switch to a supported browser.

2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa cúc

Trả lời các câu hỏi sau:

  • Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc như thế nào?
  • Yếu tố ngoại cảnh nào là quan trọng nhất đối với cây hoa cúc? Vì sao?

Bài làm:

Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc là:

  • Nhiệt độ: Cây hoa cúc có thể chịu được nhiệt độ từ 10 -
    , nhiệt độ thích hợp nhất là 20 - $22^{0}C$.
  • Ánh sáng: Cây ưa ánh sáng, lượng ánh sáng cần một ngày là 13 giờ/ ngày.
  • Độ ẩm thích hợp: độ ẩm đất 65 – 70%, độ ẩm không khí 55 – 60%
  • Đất: thích hợp với đất thịt nhẹ, tơi xốp hoặc đất phù sa nhiều mùn, độ pH từ 6 – 6,5
  • Dinh dưỡng: Bón đầy đủ phân và cân đối dinh dưỡng.

=> Trong các yếu tố ngoại cảnh trên thì yếu tố ánh sáng là quan trọng đối với cây hoa cúc vì hoa cúc phải có đủ ánh sáng mới có thể quang hợp và tích lũy được các chất dinh dưỡng.

Cập nhật: 07/09/2021

- Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa đồng tiền. Đa số các giống đồng tiền được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ để cây phát triển tốt dao động từ 15 - 25oC. Nhiệt độ lý tưởng để ra hoa là 22oC, lá nõn mở là 22 - 25oC. Tuy nhiên cây có thể chịu được nhiệt độ từ 13 - 32oC, một số giống chịu nhiệt độ cao hơn 30 – 40oC.

- Nếu nhiệt độ dưới 15oC và cao hơn 27oC kéo dài cây sẽ sinh trưởng chậm, thời gian ra hoa kéo dài dẫn đến năng suất bị giảm, đồng thời hoa nhỏ, bị biến dạng, màu sắc nhợt nhạt, nhất là ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao [nhiệt độ 35oC].

1.2. Ánh sáng

- Hoa đồng tiền là loài cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, hoa đẹp, độ bền hoa cao, nhưng cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm cường độ quang hợp. Bởi vậy vào mùa nắng nóng thường dùng lưới đen để điều khiển cường độ ánh sáng và bức xạ mặt trời. Ánh sáng trong nhà dưới 70% sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của cây. Vì vậy, cần phải thiết kế nhà lưới trồng hoa đồng tiền ở nơi nhận được nhiều ánh sáng nhất.

1.3. Ẩm độ

Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nhiều nước, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 - 70%, độ ẩm không khí từ 55 - 65% thuận lợi cho đồng tiền sinh trưởng, độ ẩm tốt sẽ góp phần làm cuống hoa kéo dài.

- Vào mùa đông thiếu ánh sáng, ẩm độ cao, cây thường bị nhiễm bệnh, nên cần giữ mức độ ẩm dưới 70% ban ngày và dưới 85% vào ban đêm. Độ ẩm tối đa bên trong nhà lưới cần duy trì khoảng 70 - 75%, trong nhà lưới không khí phải được lưu thông vào ban đêm và thông gió ban ngày.

- Tuỳ vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, cần có nhu cầu về ẩm độ khác nhau. Đối với cây con khi mới trồng thì đòi hỏi ẩm độ khoảng 90 - 95%. Khi cây lớn dần nhu cầu về ẩm độ thấp hơn, khoảng 80% [4 - 6 tuần]. Vào giai đoạn ra hoa ẩm độ khoảng 70%. Đặc biệt vào thời gian thu hoạch cần ẩm độ vừa phải để tránh nước đọng trên các vết cắt, gây thối hoa và sâu bệnh phát sinh phát triển.

- Trồng đồng tiền nhất thiết phải có mái che trong vụ hè vì mưa to sẽ gây hỏng cây và độ ẩm cao dễ phát sinh các loại bệnh.

1.4. Đất, giá thể trồng hoa đồng tiền

- Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, tuy nhiên để thâm canh có hiệu quả cần chú ý một số đặc điểm sau:

- Cây đồng tiền thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, không bị đọng nước trong mùa mưa, tốt nhất là đất thịt pha cát.

- Đất trồng đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định. Mực nước ngầm cao thường đọng nước, rễ cây dễ bị thối và bị bệnh, nên cần hệ thống thoát nước tốt. Xung quanh đào rãnh thoát nước sâu từ 0,7 - 1m và lên luống cao, tuyệt đối không trồng ở nơi đất trũng.

- Độ pH dao động từ 5,5 - 6,5, pH tối thích từ 6 - 6,5.

- Nếu đất kiềm có thể bón phân chứa lưu huỳnh để giảm thấp độ pH , đất chua bón bổ sung vôi để điều tiết độ chua, đất thịt nặng bón tăng lượng hữu cơ [vỏ trấu, lá cây mục] để tăng độ tơi xốp. Đất cát giữ nước kém và đất giữ ẩm cao không thích hợp cho trồng đồng tiền.

Máy đo pH cầm tay

1.5. Dinh dưỡng đối với cây hoa đồng tiền

*  Đạm

- Đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh, cây nhỏ, ra hoa nhanh, chất lượng hoa kém, lá bị vàng, cuống hoa nhỏ, cây có thể ngừng sinh trưởng, dễ bị đen và khô chết. Thừa đạm cây sinh trưởng thân lá mạnh nhưng vóng, mềm yếu, dễ bị đổ, ra hoa muộn cũng có thể không ra hoa, mất cân đối giữa thân lá và hoa, sâu bệnh dễ phát triển.

- Đồng tiền cần đạm từ lúc cây nhỏ cho đến khi cây phân hóa mầm hoa. Có thể dùng đạm cùng với phân hữu cơ pha loãng để tưới.

* Lân

Tất cả các bộ phận của cây hoa đồng tiền đều cần lân, lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, tỷ lệ sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp.

Thiếu lân lá già, lá xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phía trong mặt lá, hoa tự nhỏ, cuống hoa ngắn, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả năng chống chịu kém.

- Cây cần lân nhất vào giai đoạn hình thành nụ và hoa. Do lân phân giải chậm nên 3/4 lượng lân dùng để bón lót,còn lại 1/3 dùng để thúc cùng với đạm và kali. Nếu đất trung tính, nhiều mùn nên dùng Super lân, đất chua dùng phân lân nung chảy, đất chua mặn dùng Apatit.

* Kali

- Kali có rất nhiều trong cây đồng tiền non trước lúc ra hoa. Kali giúp cho cây tăng cường tính chịu rét, chịu hạn, chịu sâu bệnh.

- Nếu thiếu kali đầu chóp lá già vàng và chết khô, sau đó cả phần thịt lá giữa các gân lá cũng như vậy, cuống hoa mềm ra không đứng lên được, màu sắc hoa nhợt nhạt, cánh mềm, hoa chóng tàn.

- Đồng tiền cần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa. Có thể sử dụng kali ở các dạng khác nhau [chú ý nếu dùng sulfat kali phải bón thêm vôi bột để khắc phục đất chua].

* Canxi

- Canxi giúp đồng tiền tăng khả năng chịu hạn, hạn chế tác dụng độc của các axít hữu cơ, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm chua, tăng độ phì cho đất.

* Các nguyên tố vi lượng

- Ngoài các yếu tố trên, một số nguyên tố vi lượng khác: Mg, Fe, Cu, Na… cũng rất cần cho cây, nó được bổ sung qua phân hữu cơ, phân vi sinh, phân bón lá.

- Thông thường khi thiếu Mg: lá giòn, cong queo, thậm chí biến đỏ, cuống lá dài, gân lá non gồ lên, sự ra hoa bị ức chế.

- Thiếu Fe: lá có màu vàng nhạt, gân trắng.

- Thiếu Cu: lá non bị gãy, cong, cây bắt đầu khô từ đỉnh sau đó chết cả cây.

2. Xác định thời điểm trồng

2.1. Nhu cầu thị trường

- Đồng tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị cao. Ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh năm, hình dáng hoa cân đối, hài hòa, màu sắc hoa tươi sáng, phong phú, giá trị thẩm mỹ cao, nên hiện nay hoa đồng tiền là 1 trong 10 loại hoa tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.

- Với màu sắc rất phong phú thích hợp cho việc sản xuất hoa cắt cành, trồng chậu, trồng trang trí sân vườn, đặc biệt là trong dịp tết guyên Đán. Vì vậy, hoa đồng tiền được trồng phổ biến để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng quanh năm và trong những ngày giáp Tết.

a. Hoa đồng tiền trồng trên liếp cắt cánh - b. Hoa đồng tiền trồng trong chậu

2.2. Xác định thời điểm trồng

- Cây hoa đồng tiền có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là vụ xuân [trồng tháng 3] và vụ thu đông [trồng tháng 9]. Đối với đồng tiền trồng trong chậu thích hợp nhất là ở vụ tháng 3 để thu hoạch vào dịp Tết guyên Đán.

Nguồn: Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc hoa đồng tiền - Nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn

- Mỗi loại cây trồng đều yêu cầu về các điều kiện ngoại cảnh nhất định để sinh trưởng và phát triển. Đối với hoa hồng môn cũng vậy, điều kiện ngoại cảnh tác động rất lớn đến năng suất và phẩm chất của hoa, muốn trồng hoa hồng môn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần phải tìm hiểu kỹ các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây hoa.

- Do vậy yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh đối với cây hoa nói chung rất đa dạng và khác nhau, nhưng tựu chung lại các yếu tố chính ảnh hưởng đến cây hoa là: nhiệt độ, ầm độ, ánh sáng, môi trường trồng trọt và chất dinh dưỡng.

1.1. Nhiệt độ

- Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phân bố của các loài hoa trên thế giới. Các loài hoa có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ để sinh trưởng và phát triển khác nhau:

+ Nhóm hoa có nguồn gốc nhiệt đới thường yêu cầu nhiệt độ cao để sinh trưởng và phát triển: các loài hoa lan, hoa trà mi, hoa đồng tiền, hồng môn …

+ Nhóm hoa có nguồn gốc ôn đới thường yêu cầu nhiệt độ thấp và mát mẻ để sinh trưởng và phát triển: hoa hồng, cúc, lily, huệ,...

- Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa: từ sự nẩy mầm của hạt, sự tăng trưởng của cây, sự ra hoa, kết quả và chất lượng hoa. Nhiệt độ có thể ảnh hưởng chung hoặc ảnh hưởng riêng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa. Thông thường tăng trưởng của cây tăng hoặc giảm dần dần theo sự thay đổi nhiệt độ. Đồng thời nhiệt độ có thể có ảnh hưởng riêng đến sự sinh trưởng của cây thông qua sự xuân hoá, hay cảm ứng về sự nở hoa bởi nhiệt độ lạnh.

- Cây hồng môn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, vì thế, yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ cực tiểu của cây hồng môn là 15oC và cực đại là 35oC. Tuy nhiên, nhiệt độ cực đại phải được xem xét trong mối quan hệ với độ ẩm tương đối. Với độ ẩm tương đối 80% thì nhiệt độ không khí ở 35oC sẽ không có ảnh hưởng lớn, nhưng với độ ẩm 20% thì nhiệt độ đó sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây hồng môn.

 Hoa hồng môn

1.2.  Ánh sáng

- Cũng như các loài thực vật bậc cao, ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp, tạo ra các hợp chất hữu cơ cho cây.

- Nhờ phản ứng quang hợp, cây hoa tạo ra hydrat cacbon cho quá trình sinh trưởng của cây. Cường độ quang hợp phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng, ánh sáng là yếu tố rất cần thiết cho quá trình quang hợp, thiếu ánh sáng cây hoa không thể quang hợp được. Quang hợp phụ thuộc vào chất lượng ánh sáng và cường độ chiếu sáng. Cường độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ chiếu sáng tăng, tuy nhiên mức độ tăng của cường độ quang hợp sẽ bị giới hạn ở trị số cường độ chiếu sáng nhất định. Khi cường độ chiếu sáng vượt qua trị số giới hạn thì cường độ quang hợp bắt đầu giảm.

- Hồng môn là loại cây ưa bóng râm. Trong tự nhiên, cây hồng môn thường sống dưới tán cây khác, được che nắng bởi tán lá của các cây to và cây bụi xung quanh.

- Vì vậy, nơi trồng hồng môn phải được che nắng, ngưỡng của độ râm mát tùy thuộc vào giống khác nhau. Thậm chí giai đoạn phát triển của cây cũng ảnh hưởng đến tính mẫn cảm của cây đối với ánh sáng. Quá nhiều ánh sáng sẽ làm cho màu hoa bị phai [đặc biệt là ở các giống có hoa màu hồng].

- Ánh sáng mạnh làm nhiệt độ của lá có thể tăng đột ngột, đặc biệt là dưới ánh sáng trực xạ. Nếu nhiệt độ quá cao lá sẽ bị cháy và làm chậm sự phát triển của cây. Ở điều kiện nhiệt đới, hồng môn trồng thường được che 60 - 70% ánh sáng tự nhiên.

 Hoa hồng môn trồng trong nhà lưới

1.3.  Ẩm độ

- Ẩm độ của không khí và ẩm độ đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa. Ẩm độ thích hợp thì cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, ra hoa đẹp, chất lượng cao.

- Cây hồng môn cần độ ẩm tương đối của không khí cao [ ≥ 80%] việc nhập nội và nhân giống hồng môn đã tạo ra các giống thích ứng với yêu cầu của các vùng trồng khác nhau. Điều kiện nhiệt độ nóng ẩm, cũng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng môn.

 Máy đo độ ẩm đất

1.4. Đất trồng hoa hồng môn

- Đất là nơi trồng trọt của cây hoa, cũng là nơi cung cấp nước, dinh dưỡng và không khí, có tác dụng rất quan trọng đến quá trình trồng trọt các loài hoa. Phần lớn các loài hoa đều được trồng trong đất, nhưng cũng có một số loài hoa được trồng trong các giá thể nhân tạo, điển hình là các loài hoa lan. Hiện nay với các công nghệ trồng hoa mới, nhiều loại đất nhân tạo được sản xuất để có thể trồng hoa theo hướng công nghiệp. Đất và giá thể trồng hoa tạo ra sự cân bằng động giữa các yếu tố nước, dinh dưỡng và không khí để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy việc chuẩn bị đất và giá thể có đầy đủ các điều kiện dinh dưỡng, nước và kết cấu thích hợp là điều kiện rất quan trọng, là yêu cầu cơ bản và điều kiện tiên quyết trong trồng hoa.

- Đất lý tưởng để trồng hoa hồng môn là đất tơi xốp, thoát nước, thẩm thấu tốt, có khả năng giữ nước tốt, có nhiều chất hữu cơ, độ pH từ 6 - 6,5.

Các loại đất sạch trồng hoa

- Tùy vào nhu cầu trồng hồng môn cắt hoa hay chưng chậu mà chúng ta có thể trồng theo luống hoặc trồng thẳng vào chậu.

 Hoa hồng môn trồng trong chậu

1.5. Dinh dưỡng

- Cây hồng môn cần được bón đầy đủ và đúng kỹ thuật các yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt là khi trồng cây trên các giá thể hữu cơ. Cây hồng môn yêu cầu các chất dinh dưỡng chủ yếu sau:

* Đạm [N]:

- Đạm có vai trò thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây hoa, đạm tạo nên nguyên sinh chất của tế bào, tham gia cấu tạo diệp lục của lá, là thành phần chính cho sự quang hợp.

- Triệu chứng thiếu N ở cây hồng môn thể hiện ở lá già bị vàng và khô héo, sinh trưởng kém, thân cây còi cọc, ít hoa. Thời kỳ cây hấp thụ đạm nhiều nhất là thời kỳ nụ hoa phát triển.

- Thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, cây yếu, thân mềm, dễ đổ, lốp, nhiều sâu bệnh, hoa chất lượng kém, độ bền thấp.

- N là nguyên tố được hấp thụ qua rễ cây dưới dạng NH4+ và NO3- và được hấp thụ qua lá [dưới dạng urê]. NH4+ ít có ảnh hưởng đến pH trong khi NO3- làm tăng pH.

a. Đạm sunphat Amôn, b. Đạm urê

* Lân [P]:

- Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây hoa, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hoá các chất dinh dưỡng khác. Lân tham gia vào thành phần của axít Nuclêic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1 - 14% trọng lượng chất khô của cây. Cây hút lân dưới dạng H2P O4 - và HPO4 2-, lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non.

- Lân là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển rễ, tăng tính chống chịu cho cây.

- Lân chủ yếu dùng bón lót và bón thúc sớm giúp bộ rễ phát triển mạnh, làm tiền đề cho năng suất về sau.

- Khi thiếu lân quá trình phân hóa hoa của cây hoa hồng môn bị ảnh hưởng xấu làm cho hoa bé, ít hoa. Ngoài ra còn làm cho bộ rễ kém phát triển, mép lá già bị ngả vàng. Các lá non cứng có màu xanh thâm và nhỏ hơn các lá già.

- Nhiều lân quá ức chế sinh trưởng dẫn tới thừa sắt. Bón đủ lân cây ra nụ và ra hoa sớm hơn.

Phân Supe lân

* Kali [K]:

- Kali có vai trò quan trong trong việc vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ trong cây, kali có tác dụng tăng cường khả năng chống chịu cho cây hoa, đặc biệt đối với chống chịu rét và chống chịu sâu bệnh. Thiếu kali lá thường bị xoăn, có biểu hiện đốm nâu trên lá và cây sinh trưởng chậm. Kali tuy không tham gia thành phần cấu tạo của cây, nhưng thường tồn tại trong dịch bào dưới dạng ion, tác dụng chủ yếu là điều tiết áp suất thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy quá trình hút nước, hút dinh dưỡng của cây. Khi ánh sáng yếu Kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây.

- Nhu cầu kali của cây chủ yếu vào thời kỳ đầu. Nên bón sớm trước thời kỳ hình thành nụ.

- Trong cây, kali di động tự do, thiếu kali sự sinh trưởng, phát dục của cây giảm sút, mép lá thiếu màu xanh, ngọn lá khô héo sau đó lan ra toàn lá, các đọt ngắn lại, nụ hoa nhỏ và thường biến thành hoa mù. Kali ít ảnh hưởng tới sinh dục phát triển của cây so với đạm và lân. Tuy nhiên, thiếu kali cây sinh trưởng kém, thiếu nhiều quá ảnh hưởng tới việc hút Canxi và Magiê từ đó ảnh hưởng đến độ cứng của thân, cành và chất lượng hoa.

Phân Kali clorua

a. Phân Đạm - b. Phân lân - c. Kali [Ba loại phân thông dụng]

* Canxi [Ca]:

- Canxi chủ yếu tham gia vào sự tạo thành vách tế bào và hoạt chất của nhiều loại men, có tác dụng rất quan trọng tới việc duy trì công năng của màng tế bào. Canxi có tác dụng đặc biệt trong việc duy trì cân bằng của môi trường bên ngoài, tăng cường sự nở hoa và tăng độ bền của hoa. Trong cây canxi không di động tự do, thiếu canxi phần bị hại trước tiên là chóp rễ, sau đó đỉnh ngọn chồi bị xám đen và chết, quanh mép lá non xuất hiện những vết màu tím lồi rồi lá khô và rụng. Thiếu canxi còn ảnh hưởng đến quá trình hút nước của cây, cây còi cọc, năng suất hoa giảm, thiếu nhiều thì lá non và điểm sinh trưởng bị chết, bị nát ở giữa, nụ bị teo và rụng. Canxi trong đất rất ít di chuyển vì vậy phải bón làm nhiều lần. Canxi có ảnh hưởng đến độ pH của đất, nếu đất quá chua người ta có thể dùng vôi để bón cải tạo độ chua [lượng vôi bột bón cho 1ha đất chua từ 500 - 1000kg/ha].

* Magiê [Mg]:

- Magiê tham gia vào hoạt chất của nhiều loại men và tham gia vào thành phần của chất diệp lục, thiếu Magiê ảnh hưởng tới quang hợp, mặt dưới và gân lá bị vàng, thiếu nhiều quá gân lá thâm đen, lá bị rụng. Magiê còn tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin và xúc tác cho một số loại men. Magiê có thể di chuyển trong cây do vậy có thể bổ sung magiê cho cây bằng cách phun phân có chứa magiê lên lá.

* Lưu huỳnh [S]:

- Lưu huỳnh cần thiết cho sự hình thành protein và hạn chế tác hại của các kim loại nặng. Thiếu có thể gây ra điểm cháy khô trên lá non.

- Cá nguyên tố i lượng như: mangan [Mn], kẽm [Zn], bo [B], đồng [Cu] và Molipden [Mo] cây trồng chỉ cần ở hàm lượng rất nhỏ tuy nhiên lại vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

2. Xác định thời điểm trồng

2.1. Căn cứ để xác định thời vụ trồng hoa

- Đối với cây hoa hồng môn việc xác định thời vụ trồng thích hợp cho từng giống là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng hoa.

- Những căn cứ vào yếu tố nào để xác định thời vụ trồng cho cây hoa hồng môn:

+ Căn cứ vào điều kiện khí hậu thời tiết của từng địa phương.

+ Căn cứ vào đặc điểm và thời gian sinh trưởng của từng giống hoa.

+ Căn cứ vào nhu cầu của thị trường tiêu thụ để xác định thời vụ gieo trồng cho phù hợp.

- Vậy trước khi lựa chọn giống hoa mới để trồng thì người nông dân cần phải xem xét kỹ các yếu tố trên để trong quá trình trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi nâng cao được giá trị của sản phẩm.

2.2. Thời vụ trồng hoa hồng môn

- Hồng môn là loài hoa đẹp, sang trọng và đa dạng về màu sắc cũng như hình dáng của hoa. Hồng môn có thể trồng chậu dùng trang trí trong nhà, công viên, vườn hoa hoặc trồng sản xuất hoa cắt cành trong thương mại.

- Do nhu cầu tiêu thụ hoa hồng môn là quanh năm, nhất là vào các dịp lễ tết nhu cầu sử dụng có thể tăng rất nhiều lần.

- Vì vậy, để việc sản xuất hoa hồng môn đạt hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được với nhu cầu thị trường, cần bố trí thời điểm trồng thích hợp. Tốt nhất nên bố trí thời vụ trồng sao cho cây ra hoa vào đúng dịp lễ tết và các ngày lễ lớn trong năm.

- Cây hồng môn có xuất xứ từ Colombia, được nhập nội vào Việt Nam.

- Giống này có nhiều màu sắc, có thể gieo trồng bằng nhiều cách: cây gieo bằng hạt sau 2 - 3 năm mới có hoa, cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô và tách chiết cũng phải sau 6 - 7 tháng mới cho ra hoa.

- Cây hoa hồng môn là loại hoa được trồng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay và đang có xu thế phát triển mạnh, là một trong những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao trong nghề sản xuất hoa. Hoa hồng môn giờ đây không chỉ phục vụ cho tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu.

- Thời điểm trồng hoa hồng môn phụ thuộc vào khí hậu từng vùng.

- Đối với cây hồng môn trồng trong nhà kính, nhà lưới thì có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, ở điều kiện miền Bắc Việt Nam cần tránh trồng vào vụ Hè, vì phải tiêu tốn năng lượng rất lớn để hạ thấp nhiệt. Có thể dùng các biện pháp thông gió hoặc che nắng, tưới nước lạnh để hạ thấp nhiệt độ đất.

- Ở các vùng có khí hậu mát mẻ, phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa hồng môn như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, Mộc Châu… thì hoa hồng môn được trồng quanh năm. Nhưng vào đầu tháng 3 dương lịch hàng năm, hoa được trồng với diện tích nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu trưng hoa vào dịp tết Nguyên Đán. Cần tính toán thời gian sinh trưởng của từng giống và dự báo thời tiết để trồng lấy có hoa nở đúng dịp như mong muốn.

- Cây hồng môn là loại cây trồng dài ngày, cho hoa cắt cành quanh năm, hiệu quả kinh tế cao, tương đối dễ trồng, ít tốn công chăm sóc lại dễ sinh trưởng và phát triển. Hồng môn ít bị bệnh nên hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, do vậy ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nếu chăm sóc tốt, có thể cho thu hoạch bông từ 10 - 12 năm”.

- Từ khi trồng sau 12 tháng có 50% bông, 18 tháng có 100% bông. Hoa hồng môn có quanh năm, đến kỳ thu hoạch rộ 10 ngày cắt bông một lần.

Nguồn: Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc hoa hồng môn - Nghề trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn [Bộ NN&PTNT]

Video liên quan

Chủ Đề