Trò chơi phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Các bé trong độ tuổi từ 1 – 6 được xem là giai đoạn Vàng của sự phát triển. Ngoài tư duy trí tuệ thì các hoạt động thể chất cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bé phát triển và hoàn thiện bộ máy hô hấp, cơ xương khớp và các hệ thần kinh. Nếu không được giáo dục và vận động đúng cách, bé có thể phát triển không cân đối. Vậy phát triển thể chất cho trẻ mầm non được thực hiện như thế nào? Hãy cùng trường mầm non quốc tế Sakura Montessori tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Vì sao trẻ cần phát triển thể chất toàn diện

Việc phát triển thể chất cho trẻ em là nhu cầu thiết yếu của các em, cũng là mà phụ huynh và nhà trường quan tâm hàng đầu. Điều này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời:

Rèn luyện thể lực, trau dồi trí lực

Nhiều phụ huynh mong muốn con sẽ tập trung phát triển trí tuệ, do đó không ít trẻ mầm non dù ở độ tuổi còn nhỏ nhưng đã phải chịu áp lực của việc học tập. Lịch học dày đặc, học ở trường, học ở nhà rồi học thêm,… rất căng thẳng và mệt mỏi.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng trẻ em cần có thời gian để giải trí, thư giãn, vui chơi và đặc biệt là được vận động để cơ thể phát triển, dẻo dai hơn.

Vì vậy nên cần cho các con tiếp cận với các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi, tham gia các trò chơi vận động thể lực. Những hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non sẽ mang đến cho các con nhiều hứng thú, giúp các con làm quen với việc rèn luyện sức khỏe thể chất, có khỏe thì kết quả học tập mới tốt, đồng thời giúp các con hình thành những đức tính tốt đẹp khi còn nhỏ.

Bảo vệ bản thân

Ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính mình sẽ được hình thành khi trẻ được vận động thường xuyên, coi việc vận động là thói quen tốt và cần rèn luyện mỗi ngày. Vì thế, các trường mầm non i tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển thể, biết bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm và nuôi dưỡng nhân cách con người.

Phát triển một số kỹ năng cần thiết

Phát triển thể chất cho trẻ em tại trường mầm non sẽ giúp các bé hình thành các kỹ năng cần thiết: tính trung thực, tinh thần kỷ luật, khả năng tập trung, sự nhanh nhạy,…

Tích cực vận động chính là giải pháp tốt để tạo nên sự hứng thú, tác động tích cực tới hệ thần kinh của trẻ, đồng thời hỗ trợ định hình và phát triển tâm lý cho trẻ. Chưa kể, việc tham gia các hoạt động thể chất tại trường còn giúp trẻ giao lưu, tương tác với nhau, giúp chúng xích lại gần nhau hơn.

Các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ

Thể chất của trẻ phát triển qua từng giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những đặc điểm đặc trưng, cụ thể như:

  • Giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi: Trẻ có thể bò, ngồi và ngẩng đầu lên
  • Giai đoạn từ 12 – 24 tháng tuổi: có thể đi vững, đi nhanh, tập bước lên bậc cầu thang; sử dụng các ngón tay dễ dàng, vẽ nguệch ngoạc.
  • Giai đoạn từ 2 – 4 tuổi: Trẻ biết đi bộ, chạy, nhảy, cầm bút màu, leo cầu thang, dưới sự giúp đỡ của người lớn.
  • Giai đoạn từ 4 – 6 tuổi: Trẻ hoàn toàn có thể cầm bút vẽ/viết thành thạo, leo cầu thang mà không cần người lớn giúp đỡ, có thể tự đi giày, tự mặc quần áo….

Mỗi giai đoạn sẽ có những phương pháp phát triển thể chất khác nhau, vì thế cha mẹ nên lưu ý để chọn lựa những cách rèn luyện thể chất phù hợp cho các con.

Một số cách phát triển thể chất cho trẻ

Có rất nhiều hoạt động giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non mà thầy cô và cha mẹ có thể tham khảo, ứng dụng:

Tập thể dục

Để phát triển thể chất cho trẻ, các trường mầm non thường hướng dẫn các con những động tác thể dục đơn giản, dễ thực hiện và thiết kế chúng thành một bài thể dục để mỗi buổi sáng hoặc chiều có thể tập cùng các em.

Theo các nghiên cứu, tập thể dục sẽ giúp trẻ phát triển các bộ phận như cơ vai, cơ hông, cơ đùi và hệ hô hấp. Ngoài ra, đây cũng là một hoạt động giải trí hữu ích và lành mạnh cho con trẻ.

Tùy từng lứa tuổi mà các trường sẽ áp dụng các bài tập khác nhau, theo từng khung giờ khác nhau. Thông thường hoạt động tập thể dục sẽ được thực hiện theo tập thể, điều này sẽ giúp các con thân thiết với nhau hơn.

Cùng bé tổ chức và chơi các trò chơi vận động

Cùng bé tổ chức và chơi các trò chơi vận động mang tính tập thể sẽ giúp tăng sự gắn kết và thấu hiểu nhau hơn giữa học sinh và giáo viên. Đồng thời giúp các con có thể phát triển toàn diện cả về thể chất và kỹ năng.

Bé sẽ luôn cảm thấy hứng thú khi được tham gia vận động cùng bạn bè và thầy cô tại trường. Hãy tạo điều kiện để con được vận động tinh và vận động thô, trong đó vận động thô sẽ giúp con phát triển cơ bắp, phối hợp và kiểm soát sức mạnh cơ bắp của chân tay và cơ thể; vận động tinh giúp trẻ phát triển tốt các cơ bắp nhỏ ở bàn tay và ngón tay.

Thường xuyên đi tham quan, du lịch dã ngoại

Những vận động tự nhiên rất tốt đối với sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non, do đó các trường thường hay tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch dã ngoại. Giúp tạo điều kiện để các con được thoải mái vận động lại giúp các con có thể được khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nhiều điều thú vị. 

Chương trình bơi bản quyền Mỹ Aqua-tots

Ngoài một số cách phát triển thể chất cho trẻ kể trên, có một phương pháp hiện đại đang được nhiều quốc gia phát triển ứng dụng đó chính là chương trình bơi bản quyền Mỹ Aqua-tots. 

Sakura Montessori đã hợp tác cùng Trung tâm đào tạo bơi lội Aqua-tots – đơn vị tiên phong trong ngành công nghiệp đào tạo bơi lội, là thành viên tích cực của Hiệp hội bơi lội Hoa Kỳ [USSS – United State Swimming School association] để đưa chương trình bơi vào chương trình học của trẻ.

Aqua-tots hiện là trung tâm đào tạo bơi lội nổi tiếng với bề dày phát triển hơn 30 năm tại Hòa Kỳ và đã có 75 chi nhánh trên toàn cầu. Chương trình bơi lội Aqua-tots tại Sakura Montessori đảm bảo các con được đào tạo và tiến bộ nhanh nhất trong môi trường thân thiện nhất. 

Trường mầm non Sakura Montessori áp dụng phương pháp dạy bơi theo cách an toàn với tỷ lệ 01 huấn luyện viên/04 học sinh, mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình đào tạo. Giúp trẻ tăng trưởng nhanh về tầm vóc, chiều cao cân nặng của các bé cũng sẽ cải thiện rõ rệt, thể lực dễ đạt tới độ khỏe mạnh, dẻo dai, trí lực linh hoạt ngay trong 6 năm đầu đời. 

Đặc biệt, Sakura Montessori sẽ dạy không chỉ thể chất mà còn với mục đích nuôi dưỡng năng lực tinh thần, năng lực trí tuệ. Sự phát triển toàn diện về ba nhóm năng lực thể chất, tâm lý và trí tuệ sẽ giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng tiềm lực phát triển trong tương lai.

>>> Xem thêm về chương trình giáo dục mầm non tại: //sakuramontessori.edu.vn/tong-quan-ve-chuong-trinh-giao-duc-mam-non/

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu một số thông tin về cách phát triển thể chất cho trẻ mầm non, hy vọng cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để giúp con yêu phát triển. Quý phụ huynh nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến việc phát triển thể chất và trí lực cho trẻ em, hãy liên hệ với Sakura Montessori để được tư vấn, hỗ trợ đầy đủ nhất. Sakura Montessori – Lựa chọn lý tưởng cho bé yêu của bạn.

trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáoMột số trò chơi vận động phát triển tính tích cực vận động cho trẻ tronggiáo dục thể chất.1. Tên trò chơi: Ếch ộpĐộ tuổi: 5 - 6 tuổi1. Mục đích, yêu cầu:- Giúp trẻ phát triển vận động, khả năng khéo léo, nhanh nhẹn.- Thông qua trò chơi trẻ được ôn luyện kỹ năng bật nhảy.- Ôn luyện nhận biết phân biệt các nhóm con vật [con côn trùng].2. Chuẩn bị: Sân chơi bằng phẳng.- Vạch xuất phát, đích cách vạch xuất phát khoảng 5m- Rổ đựng các con vật khác nhau. Rổ to: 04.3. Cách chơi:- Chia trẻ chơi làm hai đội có số người bằng nhau. Các đội đứng theo hàngdọc theo vạch xuất phát, đích là rổ đựng các con vật cách vạch xuất phát khoảng5m. Khi có lệnh của người điều khiển hoặc cô giáo, trẻ đứng đầu hàng của mỗi độilàm chú ếch đi kiếm thức ăn, ngồi xuống, hướng về đích, tay nắm lấy cổ chân vànhảy bật tiến về phía đích, chọn một thức ăn của ếch [là con côn trùng như muỗi,mtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáokiến...], chạy nhanh về để vào rổ của đội mình.- Trẻ thứ hai tiếp tục thực hiện động tác như trẻ thứ nhất và cứ thế tiếp tụcthực hiện trò chơi cho đến người cuối cùng của mỗi đội, đội nào thực hiện đúng luậtchơi và nhiều con côn trùng là người thắng cuộc.4. Luật chơi:- Thực hiện đúng động tác nhảy tiến về phía trước. Khi bật nhảy tay khôngđược rời khỏi cổ chân.- Chọn thức thức ăn của ếch là các con côn trùng, mỗi lượt chơi chỉ chọn mộtcon vật.2. Trò chơi: Gắp bóngĐộ tuổi: 5 - 6 tuổi1. Mục đích, yêu cầu:- Thông qua trò chơi trẻ được rèn luyện sự khéo léo, khả năng phối hợp.- Trẻ được ôn luyện nhận biết chữ cái, chữ số đã học.2. Chuẩn bị:- Sàn nhà sạch sẽ.- Bóng nhựa có gắn chữ đã học, rổ nhựa đựng bóng.3. Cách chơi:- Chia trẻ làm 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc. Một trẻ đứng cạnh rổ để chọnbóng theo yêu cầu, trẻ còn lại nằm ngửa nối nhau theo hàng dọc. Khi có hiệu lệnh"Bắt đầu". Trẻ đứng cạnh rổ bóng chọn bóng có số hoặc chữ theo yêu cầu [e] giơlên cho trẻ nằm đầu tiên dùng hai chân kẹp bóng, co chân, dùng hai tay cầm bóngvà chuyển bóng qua đầu cho bạn tiếp theo, cứ như vậy lần lượt cho đến trẻ cuốicùng. Trẻ cuối cùng lấy bóng dùng 2 tay cầm bóng và để vào rổ. Đội nào thực hiệnmtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáođúng luật chơi, gắp được nhiều bóng có chữ đúng yêu cầu, đội đó thắng cuộc.4. Luật chơi:- Chọn bóng đúng theo yêu cầu.- Khi chuyển bóng không làm rơi bóng.3. Trò chơi: GÊu con t×m mËtĐộ tuổi: 5 - 6 tuổi1. Mục đích, yêu cầu:- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo.- Hình thành khả năng phối hợp, các kỹ năng đã học bò, chui....2. Chuẩn bị:- Chướng ngại vật, túi cát, sọt đựng túi cát.- Hầm chui [hoạc cống chui, ống giấy, thùng giấy].- Cây treo tổ ong [tổ ong có các túi mật làm bằng các hộp giấy]3. Cách chơi:- Chia trẻ thành các nhóm [mỗi nhóm tối đa 5 trẻ].- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ bòchui qua hầm chui, tiếp tục bò dích dắc qua các chướng ngại vật. Sau đó, trẻ chạylấy túi cát ném thật xa, chạy đến cây có tổ ong nhảy cao lên với lấy túi mật, chạynhanh về bỏ mật vào giỏ, về xếp cúi hàng.4. Luật chơi: - Trẻ trước chui qua hết hầm chui thì trẻ sau bắt đầu xuất phát,không chờ hiệu lệnh của cô.- Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 15 phút, không hạn chế số lần chơi củatrẻ.- Đội nào lấy được nhiều túi mật thì đội đó chiến thắng.4. Trò chơi: Thỏ con tìm nhàmtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáoĐộ tuổi: 5 - 6 tuổi1. Mục đích, yêu cầu:- Rèn luyện sức khỏe, tính nhanh nhạy, khéo léo- Ôn luyện sự phối hợp các bài tập trườn, nhảy lò cò, lăn bóng… đã học chotrẻ.2. Chuẩn bị: Bóng - Sọt đựng bóng - Gậy hoặc phấn để vẽ đường hẹp.- Vòng thể dục [hoặc phấn vẽ các ô trên sàn].3. Cách chơi: - Chia trẻ thành các nhóm [mỗi nhóm tối đa 5 trẻ].- Cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô,trẻ sẽ trườn sấp trong đường hẹp, đến cuối đường đứng dậy rồi nhảy lò cò qua các ô[vòng thể dục]. Sau đó chạy đến lấy bóng trong sọt đựng bóng, để bóng dưới đấtgiữa hai chân, vừa chạy vừa lăn bóng sao cho về đến đích, nhặt bóng lên bỏ vào sọtđựng bóng, chạy về xếp cuối hàng.4. Luật chơi:- Trẻ trước chạy đến các vòng thể dục nhảy lò cò thì trẻ sau bắt đầu xuất phát,không chờ hiệu lệnh của cô.- Trẻ chơi liên tục trong vòng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.5. Trò chơi: Đi tìm hạt dẻĐộ tuổi: 5 - 6 tuổi1. Mục đích, yêu cầu:- Rèn luyện sức khỏe, tính nhanh nhạy, khéo léo.- Ôn luyện bò, bật, nhảy đã học.2. Chuẩn bị: - Cây treo hạt dẻ; Chướng ngại vật; Bao cát; Bục bật sâumtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo3. Cách chơi:- Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm 4-5 trẻ.- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô trẻchạy lên bò zích zắc qua các chướng ngại vật, sau đó bước lên bục bật sâu chạy đếncây treo hạt dẻ, nhảy lên hái hạt dẻ, cầm hạt dẻ chạy nhanh về bỏ vào sọt rồi về xếpcuối hàng.- Cháu chơi 2- 3 lần. Cô quan sát trẻ chơi.4. Luật chơi:- Trẻ phải bò zích zắc sau đó bật sâu rồi nhảy lên hái hạt dẻ bỏ vào sọt đi về phía cuốihàng - Trẻ bò không chạm chướng ngại vật và hái được nhiều hạt dẻ thì đội đó chiếnthắng.6. Trò chơi: Người đầu bếp tài năngĐộ tuổi: 5 - 6 tuổi1. Mục đích, yêu cầu:- Giúp trẻ phát triển vận động, khả năng khéo léo, phối hợp cùng nhau.- Trẻ được ôn luyện 1 số chữ cái đã học.- Thực hiện sắp xếp quy trình chế biến một số món ăn đơn giản2. Chuẩn bị: - Sân chơi hoặc phòng rộng, 3 đoạn đường hẹp dài 2-3m.- Mũ, tạp dề có gắn chữ cái i, t, c- Một số tranh vẽ về quy trình chế biến một số món ăn đơn giản.3. Cách chơi:- Cô chia trẻ làm 3 đội chữ i, t, c. Trẻ ở các đội phải đi tìm mũ và tạp dề cóchữ cái của đội mình và đứng về 3 hàng dọc.- Mỗi đội cử một bạn lên chọn 1 quy trình chế biến 1 món ăn, sau đó về traođổi với đội của mình về quy trình chế biến món ăn đó.mtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo- Khi có hiệu lệnh, 2 trẻ đứng đầu hàng của các đội ngồi xuống, quay lưng vềđích, 1 tay quàng qua vai bạn, 1 tay nắm cổ chân và nhảy lùi 1 đoạn trên đường hẹp.Hết đường hẹp thì hai bạn cõng nhau chọn lấy một bức tranh về quy trình chế biếnmón ăn của đội mình và gắn lên bảng. Sau đó chạy về cuối hàng. Hai bạn tiếp theothực hiện như 2 bạn đầu tiên, cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng. Kết thức đội nàothực hiện xong trước và chính xác quy trình chế biến, đội đó chiến thắng.4. Luật chơi:- Khi nhảy lùi tay không được rời khỏi cổ chân, phải nhảy hết đường hẹpmới được đứng lên.- Khi cõng nhau, không được để chân bạn ở trên chạm đất.- Trong cùng một thời gian, đội nào ghép được các tranh rời nhau theo đúngthứ tự các bước chế biến món ăn của đội mình đội đó thắng.7. Trò chơi: Chuyển bóngĐộ tuổi: 5 - 6 tuổi1. Mục đích yêu cầu:- Giúp trẻ phát triển vận động, khả năng khéo léo, phối hợp cùng nhau.- Giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã học- Giáo dục trẻ tính tổ chức, kỷ luật, kiên trì khi tham gia chơi trò chơi.2. Chuẩn bị: Sân chơi hoặc phòng rộng- Một số quả bóng nhựa có gắn chữ cái.- Rổ nhựa to đựng bóng, 4 chiếc bao bố3. Cách chơi:- Cô chia trẻ làm 2 đội chữ ư, u.- Khi có hiệu lệnh, 2 trẻ đứng đầu hàng của các đội tìm 2 quả bóng có chữmtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáocái theo yêu cầu của đội mình và kẹp vào chân, 1 tay quàng qua vai bạn, cùng dichuyển qua các chướng ngại vật, sau đó cùng vào 1 bao bố và nhảy về đích để bóngvào rổ của đội mình sau đó cùng về cuối hàng đứng.- Hai bạn tiếp theo thực hiện như 2 bạn đầu tiên, cứ như vậy cho đến bạn cuốicùng.- Sau mỗi lần chơi cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả.4. Luật chơi:- Trẻ tìm đúng bóng có chữ cái theo yêu cầu của cô giáo- Kẹp bóng vào chân không làm rơi bóng- Nếu trong quá trình di chuyển mà quả bóng nào bị rơi sẽ không được tính.- Kết thúc đội nào lấy được nhiều bóng theo yêu cầu của cô thì đội đó chiếnthắng8. Trò chơi: Dùng quạt nâng bóng bỏ vào rổĐộ tuổi: 5 - 6 tuổi1. Mục đích yêu cầu:- Phát triển tư duy, trí nhớ- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo ở trẻ2. Chuẩn bị: 20- 30 quả bóng đã được thổi sẵn có gắn các chữ cái u ư và mộtsố chữ khác.- Mỗi đội 1 rổ đựng bóng, 2-4 quạt giấy3. Cách chơi:- Trẻ chia làm 2 đội.- Đội 1 lấy bóng có gắn chữ u, đội 2 lấy bóng có gắn chữ ư.mtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo- Khi có hiệu lệnh, hai bạn đầu tiên của 2 đội lên cầm quạt chọn 1 quả bóngtheo yêu cầu, nâng bóng và chuyển cho nhau đi về đích và bỏ vào rổ của đội củamình sau đó đi về cuối hàng. Khi 2 bạn đầu tiên về rồi tiếp tục đến 2 bạn tiếp theo,cứ như vậy đến khi nào hết giờ đội nào bỏ được nhiều bóng có đúng chữ cái theoyêu cầu vào rổ đội đó sẽ chiến thắng.4. Luật chơi:- Trong khi nâng bóng đội nào bị rơi bóng hoặc lấy bóng không đúng yêucầu quy định của đội mình thì quả bóng đó sẽ không được tính và đi về cuối hàngđể bạn tiếp theo của đội mình lên9. Trò chơi: Chuyển phương tiện về bếnĐộ tuổi: 4 - 5 tuổi1. Mục đích yêu cầu:- Trẻ nhận biết các phương tiện giao thông đường bộ.- Giáo dục trẻ tính tổ chức, kiên trì, kỉ luật, phối hợp khi chơi.- Phát triển tính nhanh nhẹn và hoạt động của các cơ2. Chuẩn bị: 3 bến đỗ của PTGT. Các loại ảnh PTGT dán trên quả bóng:+ Ôtô, xe đạp, xích lô.... + Máy bay, tên lửa, kinh khí cầu....+ Tàu thủy, canô, thuyền…- Mỗi đội 2 đôi dép đôi3. Cách chơi: 3 đội chơi, mỗi đội 4 trẻ đứng tại vạch xuất phát cách điểm đểbóng dán phương tiện 3-5m. Trẻ di chuyển bằng cách 2 bạn đi dép đôi. Khi nghehiệu lệnh "1-2-3" thì trẻ đi tới chỗ để bóng dán phương tiện giao thông lấy một quảbóng có phương tiện GT theo yêu cầu kẹp giữa 2 bạn [không dùng tay đỡ] chuyểnvề bến [cô gợi ý cho trẻ cách chọn theo đúng yêu cầu của bến xe đội mình].Ví dụ: Nhóm 1: chọn PTGT đường bộ [Xe đạp, ô tô, xe máy...].mtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáoNhóm 2: Chọn PTGT đường hàng không [Máy bay, kinh khí cầu,...].Nhóm 3: Chọn PTGT đường thủy [Tàu, thuyền, ca nô,...].Mỗi lần trẻ chỉ được chuyển một phương tiện. Khi bạn chuyển được PT về bến củamình rồi thì 2 trẻ thứ hai tiếp tục lên chơi. Cứ lần lượt như vậy đến hết thời gian.Trong khi chuyển PT, mà làm rơi, tuột dép, hoặc 2 bạn thứ nhất chưa mangvề đến bến mà 2 bạn khác đã di chuyển PT đều không được tính lần đó.Sau mỗi lần chơi, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của mỗi đội chơi.4. Luật chơi: Chuyển đúng các loại phương tiện về đúng bến.- Đội nào chuyển được nhiều và đúng thì đội đó thắng.10. Trò chơi: Vận động viên bóng rổĐộ tuổi: 4 - 5 tuổi1. Mục đích yêu cầu:- Rèn luyện cơ tay, cơ chân cho trẻ.- Phát triển trẻ tính bạo dạn, nhanh nhẹn khi tham gia hoạt động.2. Chuẩn bị: Phấn vẽ các ô trên sân chơi, bóng, sọt đựng bóng, giá đựng rổ.3. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội.- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ bậtchụm chân qua các ô cách nhau 30 cm. Sau đó, chạy đến sọt đựng bóng lấy 1 quả bóng,chạy đến giá bóng rổ nhảy cao ném bóng vào rổ, chạy nhanh về xếp cuối hàng.4. Luật chơi:- Trẻ trước bật nữa số ô thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô.- Sau mỗi đợt chơi, cô có thể nâng dần giá đỡ rổ lên để trẻ nhảy cao hơn.- Khi bóng đựng trong sọt đã hết, cô cho trẻ nhặt bóng bỏ vào sọt và tiếp tụcchơi đến hết.11. Trò chơi: Bịt mắt bắt người rung chuôngmtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáoĐộ tuổi: 4 - 5 tuổi1. Mục đích:- Giúp trẻ phát triển giác quan, khả năng định hướng trong không gian.- Rèn luyện khả năng phán đoán và góp phần phát triển tư duy cho trẻ.- Rèn luyện sức khỏe cho trẻ thông qua các hoạt động chạy nhảy khi thamgia trò chơi.2. Chuẩn bị: Số khăn bịt mắt ít hơn số trẻ tham gia chơi 1chiếc, 1 cái chuônghoặc xúc xắc. Sân chơi sạch sẽ, vẽ 1 vòng tròn to.3. Cách chơi:- Tất cả trẻ tham dự chơi đều bị bịt mắt, trừ 1 trẻ không bị bịt mắt đi lại tự dotrong khu vực vòng tròn cô vẽ sẵn trên sân.- Khi có lệnh chơi, trẻ không bị bịt mắt cầm chuông, vừa đi vừa lắc chochuông kêu. Trẻ bị bịt mắt nghe tiếng chuông rung tìm bắt cho được người cầmchuông. Còn trẻ cầm chuông tìm cách tránh để không bị bắt. Trẻ nào bắt đượcngười rung chuông sẽ làm nhiệm vụ thay người rung chuông.- Sau một thời gian chơi, nếu không bắt được người rung chuông, trò chơiphải dừng lại, thay người cầm chuông, trẻ cầm chuông không bị bắt là trẻ giỏi.4. Luật chơi:- Chỉ khi bị đối phương sờ được vào người thì trẻ rung chuông mới bị bắt.- Trẻ cầm chuông luôn phải chuyển động trong vòng tròn cô vẽ sẵn, khôngđược đứng tại chỗ. Mỗi bước đi đều phải có tiếng chuông kêu.12. Trò chơi: Chú bộ đội tài giỏiĐộ tuổi: 4 - 5 tuổi1. Mục đích yêu cầu:- Rèn luyện cơ tay, cơ chân cho trẻ thông qua các hoạt động bật, chạy, bò, leomtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáotrèo.- Rèn luyện sự kiên trì, tính dẻo dai và khả năng chú ý cho trẻ.2. Chuẩn bị: Thang dây, vòng thể dục [hoặc phấn vẽ trên sân].- Hầm chui hoặc cổng chui. Cờ và ống cắm cờ.3. Cách chơi: - Chia trẻ thành 2 đội- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻchụm chân qua ô [vòng thể dục], chạy đến “hầm” chui qua “hầm”. Sau đó chạy đếnthang dây, leo lên hết thang dây lấy một lá cờ, leo xuống chạy nhanh về cắm cờ vàoống rồi về xếp cuối hàng.4. Luật chơi: - Mỗi lượt lên lấy cờ trẻ chỉ được lấy 1 lá cờ mang về cắm vào ốngcủa đội mình.- Đội nào lấy được nhiều cờ hơn thì đội đó sẽ thắng.* Yêu cầu: Trẻ trước bật qua hết các vòng thể dục thì trẻ sau sẽ bắt đầu xuấtphát, không cần chờ hiệu lệnh của cô.- Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 15 phút, không hạn chế số lầnchơi.* Chú ý: Cô giáo luôn có mặt gần thang dây để giúp đỡ và bảo hiểm cho trẻ.13. Trò chơi: Chở quả về nhàĐộ tuổi: 3 - 4 tuổi1. Mục đích yêu cầu:- Giúp trẻ biết ích lợi của táo đối với sức khỏe.- Rèn luyện sự kiên trì, kỹ năng khéo léo và tính dẻo dai.2. Chuẩn bị: Sân chơi bằng phẳng, rộng rãi.- Nhiều quả táo bằng giấy màu đỏ hoặc táo nhựa treo trên cây. Rổ đựng táo3. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội.- Các nhóm đứng thành hàng dọc dưới vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô,trẻ đứng đầu của các nhóm chạy nhanh đến cây táo. Trẻ lên hái một quả táo, đặt táo lênlưng và phải bò nhanh về "nhà", bỏ táo vào rổ và đi về cuối hàng. Các trẻ khác tronghàng lần lượt lên lặp lại những động tác như trước và "chở" táo về "nhà".- Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 10 phút, không hạn chế số lần chơicủa trẻ.mtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo- Nếu trên đường bò về "nhà", táo trên lưng trẻ bị rơi, trẻ đó sẽ về chỗ để bạn tiếptheo lên hái táo.- Cuối cùng, cô cho trẻ đếm số táo có trong rổ và nói cách ăn táo, lợi ích củatáo đối với sức khỏe. Đội nào "chở" được nhiều táo về "nhà" hơn là thắng cuộc.4. Luật chơi:- Mỗi lượt chơi, trẻ chỉ được hái một quả táo. Nếu trẻ làm rơi táo, quả táo đósẽ không được tính.14. Trò chơi: Chèo thuyền hái quảĐộ tuổi: 4 - 5 tuổi1. Mục đích yêu cầu:- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ- Rèn luyện sự phối hợp thị giác và vận động- Rèn luyện sự phối hợp cùng nhau, tinh thần doàn kết- Trẻ hào hứng tham gia trò chơi2. Chuẩn bị: 2 đường hẹp, Cây quả, rổ đựng.- Nhạc bài “Lá thuyền ước mơ”3. Cách chơi:- Cô chia trẻ thành 2 đội [mỗi đội 3 chiếc thuyền]. Trẻ làm thuyền [trẻ saungồi sát trẻ trước, 2 chân đặt lên đùi bạn ngồi trước, mỗi chiếc thuyền gồm 3 trẻ].Khi có hiệu lệnh của cô trẻ dùng 2 tay đẩy người về phía trước, đi trong đường hẹp,đến rổ lấy quả kẹp vào giữa mỗi 2 bạn rồi đi trong đường hẹp về bỏ quả vào rổ củađội mình. Khi kết thúc một bản nhạc đội nào hái được nhiều quả sẽ chiến thắng.4. Luật chơi:- Trẻ không để tuột chân khỏi bạn đằng trước, không ra ngoài đường hẹp,không làm rơi quảmtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo15. Trò chơi: Vận chuyển trứng bằng thìa, bước qua vật cảnĐộ tuổi: 4 - 5 tuổi1. Mục đích yêu cầu:- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ- Trẻ hào hứng tham gia trò chơi2. Chuẩn bị: Thìa nhựa: 20 cái - Trứng nhựa: 20 quả - Rổ đựng trứng- Vật cản cao 5cm: 10 cái3. Cách chơi:- Cô chia trẻ thành 2 đội [đội màu xanh và đội màu đỏ].- Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc, đứng trước vạch có đường thẳng, vật cảncách nhau 2m. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ đầu hàng cho trứng vào thìa và ngậm vàomiệng rồi đi thẳng, đến vật cản khéo léo bước qua nhẹ nhàng không để trứng rơi vàđi tiếp đến đích, cho trứng vào rổ rồi chạy về cuối hàng của đội mình. Trẻ đứng sautiếp tục như vậy. Hết giờ đội nào lấy được nhiều trứng đội đó thắng cuộc.4. Luật chơi:- Trẻ không làm rơi trứng, bước qua vật cản không làm đổc. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp:Giải pháp và biện pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đề ra giảipháp thì phải thực hiện các biện pháp đó như thế nào đạt hiệu quảd. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:Với việc nghiên cứu đề tài này trong quá trình thực hiện tôi thấy mình đượcnâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt,tự tin và sáng tạo hơn.Đối với bản thân: tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọncác trò chơi, các hình thức phong phú và đặc biệt tạo cho trẻ các tình huống hấpdẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động tích cực, có hiệu quả mà không thấy nhàm chán khitham gia vào các hoạt động.Đối với trẻ: Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, tích cực vận độngtrong giờ học cũng như tham gia trò chơi...Trẻ hoàn toàn chủ động trong các buổi luyện tập và là một thành viên tuyêntruyền đến gia đình trong việc luyện tập thể thao trong việc chăm sóc sức khỏe.mtrò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáoTrẻ có thái độ đúng đắn với việc tích cực vận động, luyện tập thể thao, cólòng mong muốn tạo ra sức khỏe tốt cho bản thân.Điều này đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, tiếpthu được bài học tốt nhanh. Trẻ chủ động tích cực vận động và hoạt động hơnkhông còn nói chuyện trong giờ học, cũng như phát triển được sự mạnh dạn, tự tinhơn trong các hoạt động.m

Video liên quan

Chủ Đề