Các trò chơi cho bé 18 tháng tuổi

Giai đoạn từ 12 - 18 tháng tuổi là dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Trong giai đoạn này, bé chập chững biết đi và muốn tự mình khám phá thế giới xung quanh. Bé thích đưa đồ vật cho người khác như một cách “giao tiếp” và “chia sẻ” sở thích của bản thân.

Ở độ tuổi này, không đơn giản chỉ là vui chơi, bé bắt đầu nhận biết và “thu thập dữ liệu” từ các trò chơi, những đồ vật trẻ tiếp xúc. Vì vậy nên việc lựa chọn đồ chơi thông minh cho bé 18 tháng tuổi rất quan trọng cho quá trình phát triển của bé.

Trước muôn vàn các loại đồ chơi trông vô cùng bắt mắt, nhất là trước những đồ chơi được quảng cáo rất hấp dẫn như “giúp phát triển trí thông minh cho trẻ”, khiến bố mẹ đau đầu với việc lựa chọn đồ chơi phù hợp với sự phát triển của con, đồng thời phân vân không biết “lời quảng cáo” kia có thật hay không.

Vậy làm sao để lựa chọn được đúng đồ chơi thông minh cho bé 18 tháng ?

1.Tiêu chí lựa chọn đồ chơi cho bé

Có 3 điều cha mẹ cần lưu tâm khi lựa đồ chơi thông minh cho bé:

- Đồ chơi có thể chơi cùng người khác, cha mẹ và người thân thông qua đồ chơi có thể giao tiếp, gắn kết và “lớn cùng bé”

- Đồ chơi phải thu hút khả năng tập trung của bé, biến đổi khi bé chơi hoặc tác động vào chúng

- Đồ chơi tự làm [handmade] cũng là một ý tưởng không tồi vì nó thể hiện tình cảm của cha mẹ đối với bé, tạo nên sợi dây gắn kết yêu thương

2.Những đồ chơi thông minh cho bé từ 12 - 18 tháng tuổi như thế nào là phù hợp?

Bé từ 12-18 tháng tuổi có xu hướng bắt chước hành động của bố mẹ, vì vậy bố mẹ nên lựa chọn đồ chơi giúp trẻ có thể thực hiện việc học hỏi và phát triển trí tuệ

Trái bóng

Bất kì loại bóng nào mà bé có thể dễ cầm nắm và bắt như bóng nhựa, bóng vải, không nên cho bé tiếp xúc với bóng bằng xốp vì trẻ sẽ dễ nuốt phải gây nghẹt thở.

Xe đẩy

Những đồ chơi kéo đẩy có sức nặng có thể làm điểm tựa cho bé khi chơi đùa. Bé cũng có thể xếp những đồ chơi nhỏ khác của mình vào một toa xe để di chuyển đến nơi mình muốn. Bố mẹ có thể mua cho bé những đồ vật có tính hấp dẫn hơn như đồ chơi kéo âm thanh chút chít, có bong bóng hoặc vài cách khác nhau làm xuất hiện những cảnh hay con vật mà bé yêu thích.

Khối hình lồng vào nhau

Bé ở tuổi tập đi thích tự mình sắp xếp mọi vật và rất ngăn nắp. Còn gì tuyệt vời hơn khi bé tự tay tạo nên không gian riêng của mình. Đồ chơi thông minh cho bé 18 tháng như đồ chơi sắp xếp và lồng vào nhau có thể giúp bé rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đề.

Các khối xếp hình

Những khối gỗ nhẹ với đủ hình dạng và kích thước giống như những viên gạch, bé rất hào hứng tạo cho mình một công trình riêng. Và phần bé hào hứng nhất chính là xô đổ công trình đó sau khi hoàn thành. 

Đồ chơi thông minh cho bé 18 tháng tuổi tập leo trèo

Bố mẹ nên tạo cho bé một căn phòng an toàn để bé có thể thoải mái chạy nhảy, leo trèo, nô đùa, chơi cầu trượt và vận động nhiều lần trong một ngày. Tùy thuộc vào kinh tế, bố mẹ có thể sắm cho bé một chiếc cầu trượt nhỏ xinh, đồ chơi này sẽ giúp bé vận động một cách hứng thú và hiệu quả

Sách có nhiều tranh ảnh

Khi xem những cuốn sách có nhiều tranh ảnh, bé sẽ có cái nhìn trực quan hơn về những đồ vật, sự vật bé tiếp xúc hàng ngày. Điều này giúp trí tưởng tượng của bé hình thành và phát triển phong phú

Giấy và chì màu làm sạch được

Hãy để bé được thỏa sức sáng tạo, vẽ nguệch ngoạc những thứ mà bé tưởng tượng. Bố mẹ có thể cầm tay hướng dẫn bé không quá 2 lần trong 1 lần vẽ để bé không có cảm giác phụ thuộc vào bố mẹ

Trên đây là một số gợi ý về đồ chơi thông minh cho bé 18 tháng tuổi do Makeblock gợi ý. Bố mẹ có thể tham khảo và lựa chọn cho bé những món đồ chơi phù hợp.

By Tung Nguyen - Monday, 5 January 2015 -


* Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 12 tháng tuổi / Phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi / Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi / Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 - 2 tuổi

Trong giai đoạn độ tuổi này, trẻ bắt đầu chập chững tập đi và thường hay muốn tự mình bay nhảy hoặc thích chơi rượt đuổi với bố mẹ. Phải trải qua những ngày chạy theo giữ bé như thế này thì bố mẹ mới thấy thời kỳ ẵm bồng bé trên tay đã qua chưa có gì gọi là mệt mỏi. “Năng động” là tính từ chính xác nhất dùng để mô tả những trẻ ở độ tuổi này, trẻ thích bất cứ đồ chơi nào vừa tầm để trẻ có thể tự ném đi như quả bóng, xích đu hay một vài vật dụng khác

Những bàn tay nhỏ bé của trẻ trong độ tuổi này cũng dần trở nên linh hoạt hơn: trẻ đã có thể xếp được những khối tháp cao, và hơn thế nữa đôi tay linh hoạt còn giúp trẻ vẽ được 1 bản vẽ mặc dù vẫn còn hơi nghệch ngoạc. Lúc này, trẻ không đơn giản chỉ là vui chơi nữa mà trẻ sẽ bắt đầu nhận biết và rút ra kinh nghiệm từ các trò chơi của bé như “Nếu bé ném quả bóng này thì chuyện gì sẽ xảy ra?” hay “Nếu bé kéo cái đòn bẩy này thì sẽ như thế nào?” 

Vào độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều rất hứng thú muốn biết việc mà chúng làm sẽ dẫn tới kết quả gì, và vì trí nhớ của trẻ ở giai đoạn này chưa thực sự phát triển nên thay vào việc cố gắng nhớ, trẻ sẽ lặp lại việc đó nhiều lần. Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi còn thường có xu hướng bắt chước những gì mà bố mẹ chúng làm, vì vậy, bố mẹ nên tìm mua cho trẻ những đồ chơi có thể giúp trẻ thực hiện việc học hỏi đó, cũng như phát triển trí tuệ cho trẻ:

  • Đồ chơi xếp khối xây dựng : đây là những khối gỗ nhẹ nhưng cũng đủ lớn để trẻ xếp lên thành một khối cao. Chưa hết, phần làm bé hào hứng nhất là sau khi xếp xong, bé sẽ xô cho khối gỗ đó đổ xuống.

  • Đồ chơi kéo đẩy : Những đồ chơi đẩy có trọng lượng khá nặng thường làm điểm tựa cho trẻ và có thể cùng trẻ di chuyển xung quanh nhà. Ví dụ như toa xe cũng là một đồ chơi phù hợp. Những đồ chơi kéo thì thường dành cho những trẻ đã đi hơi vững vàng hơn và có thể nhìn lại phía sau trong khi đang di chuyển về trước. Bố mẹ có thể mua cho trẻ những đồ vật có tính năng hấp dẫn hơn như đồ chơi kéo có tiếng vỗ, có bong bóng, có tiếng kêu chít chít hoặc vài cách khác làm xuất hiện những cảnh hay con vật mà trẻ yêu thích.



  • Đồ chơi thả khối lồng vào nhau : Trẻ ở tuổi chập chững biết đi thường thích sắp xếp, ngăn nắp, phân loại và thích tự trẻ sắp xếp một cách cơ bản cuộc sống của mình. Những đồ chơi sắp xếp và lồng vào nhau là sự lựa chọn tuyệt vời cho những trẻ phát triển sớm về kĩ năng tự giải quyết vấn đề.

  • Đồ chơi tập leo trèo : bố mẹ nên tạo cho bé 1 căn phòng an toàn để bé có thể chạy nhảy, leo trèo, chơi trốn tìm, chơi cầu trượt và thực hành tất cả các kĩ năng vận động của bé nhiều lần trong một ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần cân nhắc kĩ vì trẻ của bạn ngày càng lớn nhanh hơn mà những món đồ chơi như thế này lại khá mắc tiền.

  • Đồ chơi trái bóng : Bóng được đề cập đến ở đây là bất cứ lại bóng nào bé có thể dễ nắm và bắt như những quả bóng bãi biển, bóng nhựa hay bóng vải. Giữ cho trẻ tránh xa các quả bóng làm bằng xốp vì có thể làm trẻ bị nghẹt thở khi nuốt phải. Những thiên thần nhỏ của bố mẹ sẽ rất thích đá, lăn và ném bóng.

  • Các loại bút chì màu và giấy có thể làm sạch được : Bố mẹ hãy để cho trẻ được thoải mái vẽ nghệch ngoạc. Cầm tay để giúp trẻ không quá 2 lần trong một lần trẻ vẽ hay viết vì trẻ sẽ không thích cảm giác quá phụ thuộc vào bố mẹ. Ngoài ra bố mẹ nên dán giấy lên sàn nhà để đánh dấu “lãnh thổ” của bé chứ không nên để bé tự làm một mình.


  • Các loại xe : Cho bé ngồi lên xe và tự đạp cho xe chạy sẽ làm bé thích thú hơn là chỉ để bé đi bộ. Hiện nay trên thị trường có nhiều kiểu xe với thiết kế có tay cầm phía sau cho người lớn, thuận lợi cho việc bố mẹ có thể giúp bé đẩy xe thi bé mỏi. Bố mẹ không nên mua dòng xe điện tử vì chúng khá mắc tiền và bé sẽ mất đi niềm vui được tự mình vận hành chiếc xe của bé.

  • Những quyển sách nhiều tranh ảnh : Trẻ sẽ được xem những quyển sách nhiều hình ảnh và màu sắc hơn về những đồ vật và hoạt động quen thuộc hàng ngày. Bé đôi khi còn tự thấy hãnh diện với cái “thư viện” của riêng bé, thậm chí thỉnh thoảng bé sẽ chọn ra quyển sách mà bé thích và muốn bạn đọc cho bé nghe. 




  • Đồ chơi bút chì màu Baby Color : là sản phẩm bút chì màu sản xuất tại Nhật Bản được giải thưởng Kids Design Award năm 2015 dành riêng cho trẻ dưới 3 tuổi. Sản phẩm được thiết kế phù hợp với tay cầm của trẻ, không ra dầu, có thể giặt sách khi dính màu vào quần áo, và cấu trúc rỗng khó bẽ gãy, và có giấy chứng nhận AP mark rất an toàn nên trẻ có lỡ ngậm, hay liếm cũng không vấn đề gì.

Xem thêm Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi
Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 24 - 30 tháng tuổi
Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 30 - 36 tháng tuổi
Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 3 - 5 tuổi
Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 5 - 8 tuổi

[Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.]


Share This:

Post Tags:

Mẹo chọn đồ chơi Thông tin đồ chơi Trẻ từ 1 - 2 tuổi

Video liên quan

Chủ Đề