Trẻ tiêm 5 trong 1 sốt bao lâu

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình.

TS. Nguyễn Văn Cường, chuyên gia Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia [TCMR] lưu ý các bậc cha mẹ về việc không nên làm sau tiêm chủng, đó là sử dụng thuốc không theo chỉ định của cán bộ y tế, bao gồm sử dụng thuốc hạ sốt; chườm, đắp, bôi thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, kể cả thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Chuyên gia cũng lưu ý thêm, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Không có chống chỉ định tiêm vắc xin với các trẻ béo phì, các cháu suy dinh dưỡng. Cha mẹ cũng cần phải chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.

Theo TS. Nguyễn Văn Cường, phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin là đau tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ, sốt nhẹ [dưới 38,5oC], một số vắc xin [như sởi - rubella có thể có phát ban 7 - 10 ngày sau tiêm chủng, chiếm khoảng 2% các trường hợp].

Hiếm gặp các phản ứng nặng: co giật, tím tái, khó thở sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện bất thường khác nào về sức khỏe sau tiêm chủng hoặc khi phản ứng thông thường như: sốt, đau, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc ...] kéo dài trên một ngày hoặc gia đình không yên tâm về sức khỏe của trẻ thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.

 Bà mẹ cần lưu ý những hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ sau tiêm chủng

“Nguyên tắc chung” cho tiêm chủng an toàn

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib... Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn, 100% các lô sản phẩm được kiểm định. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ, người chăm trẻ cần lưu ý:

-  Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng. Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.

- Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.

- Chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm.

- Khi trẻ sốt, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

 - Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

-  Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái ... các bà mẹ cần đưa  ngay trẻ tới cơ sở y tế. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Vì sự an toàn của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Dự án TCMR

Vắc xin 5 trong 1 [hay còn gọi là vắc xin 5 in 1] là một giải pháp tối ưu, hiệu quả, tiện lợi và kinh tế, giúp các bậc phụ huynh có thể bảo vệ bé cưng khỏi 5 căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1. Vậy nguyên nhân và cách chăm sóc là gì?

1. Tổng quan về vắc xin 5 trong 1

1.1. Vắc xin 5 trong 1 là gì?

Vắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp, có khả năng phòng được 5 loại bệnh do vi khuẩn HIB gây ra, bao gồm: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và viêm màng não. Tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 không chỉ giúp bé cùng lúc phòng được 5 bệnh nguy hiểm mà còn giúp cha mẹ còn tiết kiệm được thời gian, chi phí, đồng thời giảm tải được số mũi tiêm cho bé cưng.

Vắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp, có khả năng phòng được 5 loại bệnh do vi khuẩn HIB gây ra.

1.2. Các loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay

Hiện nay, có hai loại vắc xin 5 trong 1, bao gồm:

– Vắc xin 5 in 1 ComBE Five [của Ấn Độ]:

+ Chương trình tiêm chủng mở rộng có sử dụng loại vắc xin này.

+ Vắc xin 5 in 1 ComBE Five có thể phòng được các bệnh:  Hoa gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não.

– Vắc xin 5 tin 1 Pentaxim [của Pháp]:

+ Chương trình tiêm chủng dịch vụ sử dụng loại vắc xin này.

+ Vắc xin 5 tin 1 Pentaxim có thể ngăn ngừa 5 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn HIB.

1.3. Những trường hợp không được tiêm được vắc xin 5 trong 1

Chúng ta đều biết việc tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 là việc rất cần thiết, giúp trẻ chống lại các bệnh tật nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được bác sĩ khuyên nên tạm hoãn hoặc không tiêm vắc xin 5 trong 1:

– Trẻ có tiền sử sốt cao trên 40 độ, có biểu hiện co giật sau khi tiêm vắc xin trong vòng 48h.

– Sau tiêm từ 3 – 48h, trẻ khóc dai dẳng, la hét.

– Trẻ từng bị sốc trong vòng 48h sau tiêm phòng.

– Trẻ đang mắc các căn bệnh cấp tính.

– Trẻ chưa đủ 6 tuần tuổi.

Có thể nói, việc biết được các đặc điểm khiến trẻ không được tiêm vắc xin 5 trong 1 là rất cần thiết. Trước khi cho bé tiêm phòng, cha mẹ cần trao đổi và cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ để đảm bảo tối đa an toàn và hiệu quả cho bé.

Trẻ có tiền sử sốt cao trên 40 độ, có biểu hiện co giật sau khi tiêm vắc xin trong vòng 48h không nên tiêm vắc xin 5 trong 1.

2. Nguyên nhân trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1?

Bản chất sốt chính là một phản ứng tự nhiên rất phổ biến sau khi tiêm phòng, tùy vào thể trạng mà mỗi bé sẽ có các biểu hiện sốt khác nhau.

Đối với các bé tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 theo chương trình tiêm chủng mở rộng ComBE Five thường bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm quấy khóc, chán ăn uống. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì đây là những triệu chứng hoàn toàn rất bình thường và sau 1 – 2 ngày sẽ tự hết.

Nguyên nhân chủ yếu gây sốt ở trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1 là do thành phần ho gà có trong vắc xin. Đây là thành phần loại toàn tế bào, cấu trúc vi khuẩn được giữ nguyên, nên sẽ gây ra nhiều phản ứng cho trẻ. Tuy nhiên, đó là các các phản ứng ở mức độ nhẹ, vì vậy mà bố mẹ không cần quá lo lắng.

Đối với vắc xin Pentaxim được sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ thì lại chứa thành phần ho gà vô bào. Nghĩa là thành phần ho gà trong vắc xin này đã được loại bỏ những thành phần không cần thiết của vi khuẩn, chỉ giữ lại thành phần kháng nguyên đặc hiệu. Do đó, vắc xin này hạn chế gây ra các phản ứng phụ như quấy khóc, biếng ăn…

Đối với các bé tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 theo chương trình tiêm chủng mở rộng ComBE Five thường bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm quấy khóc, chán ăn uống.

3. Làm thế nào nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm mũi 5 trong 1

3.1. Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1 và các phản ứng phổ biến

Như đã giải thích, sốt sau tiêm phòng ở trẻ là phản ứng cực kỳ bình thường của cơ thể, báo hiệu hệ miễn dịch đang được đáp ứng với vắc xin. Triệu chứng sốt sau tiêm phòng sẽ hết chỉ sau một vài giờ. Vì thế, sốt sau tiêm phòng là triệu chứng có cũng được, không có cũng không sao, cha mẹ không nên lo lắng quá vì hiện tượng này.

Ngoài ra, sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1, trẻ còn có thể gặp phải một vài phản ứng khác như:

– Tại chỗ tiêm bị sưng tấy, đỏ, đau nhức.

– Trẻ sốt dưới 38 độ.

– Trẻ quấy khóc, khó chịu hơn, ăn, ngủ kém hơn bình thường.

3.2. Cách chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1

Thông thường, mẹ và bé nên ở lại ít nhất 30 phút sau khi tiêm tại các trung tâm, cơ sở tiêm phòng để các bác sĩ theo dõi các phản ứng của bé với vắc xin. Nếu nhận thấy không có gì bất thường, bác sĩ sẽ để bé được về nhà nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà trong 2 – 3 ngày.

Sau khi tiêm mũi 5 trong 1, việc chăm sóc cho trẻ tại nhà là việc rất quan trọng. Nhiều bố mẹ đã lo lắng khi thấy con sốt và tự ý cho con uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, việc làm này sẽ không tốt cho trẻ sơ sinh, nhất là các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định. Nếu thấy con sốt nhẹ, bố mẹ nên:

– Cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, chỉ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

– Không nên mặc quá nhiều quần áo, đắp chăn, ủ ấm quá mức.

– Dùng khăn bông mềm, thấm nước ấm để lau người cho con, nhất là vùng bẹn, nách, bàn tay và bàn chân. Cha mẹ tuyệt đối không dùng nước lạnh hay nước đá để lau người cho trẻ.

– Bổ sung nhiều nước, tăng cường bú mẹ, để giúp trẻ bù lại lượng nước đã mất.

– Đối với trẻ ăn dặm thì nên cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa.

– Nếu vết tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, bố mẹ nên chườm đá để con thấy dễ chịu hơn.

– Cha mẹ không cần phải kiêng tắm cho con. Có thể tắm bằng nước ấm và tắm thật nhanh để giúp con hạ sốt hiệu quả, đồng thời thấy dễ chịu hơn.

Đối với trẻ ăn dặm thì nên cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1.

4. Sốc phản vệ ở trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1

Đây chắc hẳn là triệu chứng không mong muốn sau khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1. Nguyên nhân gây xảy ra hiện tượng này là do hệ miễn dịch của trẻ quá nhạy cảm với một chất dị ứng nào đó có trong thành phần của vắc xin. Các triệu chứng của hiện tượng sốc phản vệ này bao gồm:

–  Trẻ thở khò khè, khó thở, thở ngắt quãng.

– Mặt hoặc toàn thân trẻ bị phù nề.

–  Trẻ sốt cao, nhiệt độ trên 38.5 độ, có biểu hiện co giật.

– Trẻ khóc thét dai dẳng và la hét.

– Tại chỗ tiêm sưng tấy, có dịch.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu càng nhanh càng tốt khi thấy những dấu hiệu này. Đây chính là những dấu hiệu bất thường ở trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1.

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, sốt dưới 38 độ là mổ phản ứng bình thường khi trẻ vừa tiêm xong mũi vắc xin 5 trong 1. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ, sốt liên tục thì cha mẹ không được chủ quan, phải đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại vắc xin 5 trong 1, nguyên nhân vì sao trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 xong lại bị sốt cũng như cách chăm sóc. Hy vọng, những thông tin trên đã giúp cha mẹ hiểu hơn về loại vắc xin này và có sự chuẩn bị thật tốt cho con yêu trước khi tiêm vắc xin.

Video liên quan

Chủ Đề