Mục đích tố cáo là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm tố cáo
  • 2. Khái niệm quyền tố cáo của công dân
  • 3. Khái niệm, vai trò bảo đảm quyền tố cáo của công dân
  • 3.1 Khái niệm
  • 3.2Vai trò của bảo đảm quyền tố cáo của công dân

1. Khái niệm tố cáo

Theo quy định tại Luật Tố cáo, Tố cáo là việc công dân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp hay không bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật đều có quyền thực hiện việc tố cáo khi biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội. Mục đích của hoạt động tố cáo là nhằm vào việc xử lý hành vi vi phạm và người có hành vi vi phạm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể được cho là bị gây thiệt hại, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

Tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về bất kì hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà họ cho rằng hành vi ấy vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định của tổ chức, cộng đồng đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của Nhà nước, tổ chức, cá nhân để xử lý, ngăn ngừa hoặc khắc phục hậu quả do hành vi, việc làm đó gây ra. Tố cáo hành chính là một dạng tố cáo có tính pháp lý, để phân biệt với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự [tố giác tội phạm], có thể hiểu: Tố cáo hành chính là việc cá nhân báo cho cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước về bất kì hành vi nào của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà họ cho rằng hành vi ấy vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định của tổ chức, cộng đồng đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của Nhà nước, tổ chức, cá nhân để xử lý, ngăn ngừa hoặc khắc phục hậu quả do hành vi, việc làm đó gây ra.

2. Khái niệm quyền tố cáo của công dân

Điều 30 của bản Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể về quyền khiếu nại, tố cáo như sau: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”. Với ý nghĩa là bước tiến quy định về quyền con người, quyền công dân nên Hiến pháp 2013 có quy định thành một chương [chương 2], trong đó có nhấn mạnh tại Điều 30 Hiến pháp, mở rộng chủ thể có quyền khiếu nại, quyền tố cáo không chỉ là công dân mà là mọi người sinh sống, làm việc trên đất nước Việt Nam có quyền khiếu nại, tố cáo về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đồng thời, Hiến pháp cũng tiếp tục ghi nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Theo quy định này, tố cáo không chỉ là quyền Hiến định của công dân Việt Nam mà đã được công nhận là quyền con người.“Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là một trong những biện pháp phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trên tinh thần đó, Luật Tố cáo đã quy định mở rộng phạm vi chủ thể thực hiện quyền tố cáo là cá nhân. Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, công dân nước ngoài và người không quốc tịch.

Theo quy định này, tố cáo không chỉ là quyền Hiến định của công dân Việt Nam mà đã được công nhận là quyền con người.“Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là một trong những biện pháp phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trên tinh thần đó, Luật Tố cáo đã quy định mở rộng phạm vi chủ thể thực hiện quyền tố cáo là cá nhân. Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, công dân nước ngoài và người không quốc tịch

Quyền tố cáo của công dân được hiểu là khả năng của công dân thực hiện các hành vi dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm thông báo chính thức cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín và danh dự của nhà nước, tổ chức, hoặc của cá nhân; với mục đích để cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý, ngăn ngừa hoặc khắc phục hậu quả do hành vi, việc làm đó gây ra.

3. Khái niệm, vai trò bảo đảm quyền tố cáo của công dân

3.1 Khái niệm

Trong tiếng Việt, bảo đảm được hiểu là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết”. Như các quyền công dân khác, quyền tố cáo sẽ chỉ là nhu cầu và khả năng ở dạng tiềm năng và không thể trở thành hiện thực nếu không có các điều kiện để thực hiện. Khi nghiên cứu về bảo đảm pháp lý thực hiện quyền con người, quyền công dân nói chung, có quan điểm cho rằng “bảo đảm pháp lý gồm một hệ thống thống nhất về mặt pháp lý các yếu tố sau: cơ chế pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý; hệ thống các quyền và nghĩa vụ pháp lý; hành vi hợp pháp và trình độ văn hóa pháp lý của mỗi cá nhân công dân. Có quan điểm tiếp cận từ góc độ rộng hơn, coi bảo đảm pháp lý thực hiện quyền bao gồm cả sự tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống bảo đảm. Hệ thống đó không chỉ bao gồm quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của chủ thể, trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể mà còn có cả hệ tư tưởng chính trị - pháp lý, văn hóa pháp lý của các chủ thể và hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật cũng như sự tham gia của xã hội. Theo quan niệm này, bảo đảm pháp lý thực hiện quyền công dân là “điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi do pháp luật tạo ra trên cơ sở hệ tư tưởng chính trị - pháp lý tiến bộ, để công dân vừa thực sự được hưởng quyền vừa sử dụng đúng quyền mà hiến pháp đã quy định”. Nhìn chung, các quan niệm về bảo đảm pháp lý thực hiện quyền con người, quyền công dân hiện nay đều khẳng định đó là hệ thống gồm nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố được nhà nước tạo lập.

Trong nhà nước pháp quyền dân chủ, để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân thì “trách nhiệm trước tiên thuộc về Nhà nước, cụ thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước. Do nhà nước và pháp luật là hai phạm trù gắn bó chặt chẽ với nhau, vì vậy, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân phải gắn liền với sự điều chỉnh của pháp luật, trước hết phải được hiến pháp, pháp luật ghi nhận, quy định, bởi lẽ “quyền con người, quyền công dân khi được hiến pháp, luật ghi nhận trở thành độc lập đối với bất kỳ quyền uy nào”. Thông qua pháp luật, trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm thực hiện quyền mới được xác lập trên cả ba phương diện là “nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ thực hiện”. Bằng hệ thống pháp luật, nhà nước quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền của công dân, cấm các hành vi xâm hại và quy định các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể xâm hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Pháp luật là cơ sở quan trọng nhất tạo ra các điều kiện, môi trường pháp lý để công dân thực hiện QTC và để các chủ thể tham gia vào quá trình này và bảo vệ QTC của công dân trước các nguy cơ bị xâm phạm. Tuy nhiên, nếu chỉ có hệ thống pháp luật thì chưa đủ. Để QTC của công dân được thực hiện trên thực tế đòi hỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật, là các hoạt động cụ thể “có mục đích, có định hướng, có tổ chức và được thực hiện thông qua hệ thống các phương tiện, quy trình pháp lý”.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể hiểu: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật là việc Nhà nước ghi nhận quyền tố cáo, các biện pháp, cách thức để công dân thực hiện quyền tố cáo trong hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện trên thực tế các biện pháp, cách thức đó để công dân thực hiện quyền tố cáo một cách an toàn, thuận tiện và hiệu quả. Từ những phân tích trên chúng ta có thể hiểu: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật là việc Nhà nước ghi nhận quyền tố cáo, các biện pháp, cách thức để công dân thực hiện quyền tố cáo trong hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện trên thực tế các biện pháp, cách thức đó để công dân thực hiện quyền tố cáo một cách an toàn, thuận tiện và hiệu quả.

3.2Vai trò của bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Thứ nhất, bảo đảm quyền tố cáo của công dân góp phần bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giúp mọi cá nhân trong xã hội bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.

Thứ hai, bảo đảm quyền tố cáo của công dân nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, bảo đảm quyền tố cáo của công dân là công cụ hữu hiệu trong cuộc chiến chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật khác.

Thứ tư, bảo đảm quyền tố cáo của công dân góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch, xử lý nghiêm minh, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề