Trẻ sinh non 32 tuần nằm viện bao lâu

Hỏi - 13/01/2016
Chào bác sĩ! Em vừa sinh bé gái ở bệnh viện Từ Dũ 1,5kg. Em xuất viện đến nay được 6 ngày, con em gửi dưỡng nhi của bệnh viện đến nay được 10 ngày. Em gửi dưỡng nhi nhưng bé bị vàng da phải chiếu đèn 7 ngày, nay đã hết chiếu đèn, vàng da như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ hiện tại của bé hay không? Lúc đầu bơm được 8ml sữa nhưng đường tiêu hóa bé bị dơ nên bác sĩ ngưng bơm, sau đó 2 ngày thì bơm lại được 5-7ml sữa, chiều nay ba bé xuống thăm thì được báo là đường tiêu hoá của bé lại bị dơ, và bé đang được truyền dịch. Đường tiêu hóa của bé bị như vậy thì khoảng bao lâu mới dần ổn lại? Nếu đường tiêu hoá bé bị dơ kéo dài thì bệnh viện có hướng nào để đường tiêu hóa bé tốt hơn không thưa bác sĩ?

Trả lời
Chào bạn,

Bệnh lý vàng da của trẻ sơ sinh đã được điều trị chiếu đèn thì không ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại. Em bé non tháng nên đường tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, vì thế, dung nạp sữa chậm và dễ bị viêm ruột. Chúng tôi đang điều trị cho bé theo phác đồ điều trị. Bạn nên vắt sữa đều đặn mỗi 3 giờ để duy trì nguồn sữa mẹ và gửi sữa cho bé để tập cho bé tiêu hóa sữa. Trẻ non tháng cơ địa rất yếu ớt nên không thể hồi phục nhanh như chúng ta mong muốn. Chúng tôi luôn cố gắng hết sức để bé mau được ra viện.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Trẻ sinh non 32 tuần tuổi khá yếu ớt. Tuy các cơ quan bộ phận hầu như đã hoàn thiện nhưng bé vẫn phải đối mặt rất cao với những nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm. Vậy mẹ cần chú ý điều gì khi chặm bé sinh non 32 tuần. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Sinh non 32 tuần tuổi, mẹ vừa phải vượt cạn vất vả, bé vừa quá nhỏ tuổi để chào đời, quá nhiều rào cản phải đối mặt. Vì vậy mà việc chăm sóc bé cần phải đặc biệt lưu ý.

Tình trạng sức khỏe của bé sinh non 32 tuần


Bé sinh non vào tuần thứ 32 hoặc 33 thường có cân nặng khoảng 1,4-3,2kg. Khả năng sống sót của trẻ sinh non ở tuần thứ 32 là 95%, khá cao. Tuy nhiên, trong trường hợp bé yếu thì nhiều bé vẫn phải thở oxy để cung cấp cho cơ thể.


Sinh non 32 tuần bé đã phát triển hoàn thiện

Từ 32 tuần, trẻ tăng nhiều mỡ trong cơ thể. Trẻ sinh non ở độ tuổi này bắt đầu trông đầy đặn và có thể duy trì nhiệt độ cơ thể tốt mà không cần sự trợ giúp của máy ấp trứng. Bé cũng đã có thể sử dụng tất cả 5 giác quan để tìm hiểu về môi trường xung quanh nhưng vẫn có thể bị kích thích quá mức bởi ánh sáng và tiếng ồn lớn. Biểu hiện quá kích thích bởi môi trường của trẻ có thể được thể hiện thông qua một tiếng nấc, hắt hơi hoặc khóc. Điều đó có nghĩa là bé có thể sẽ thích nhìn thấy khuôn mặt của cha mẹ khi ở gần.

Mặc dù sinh non nhưng những em bé sinh vào tuần 32 sẽ trông giống như một phiên bản nhỏ hơn của em bé đủ tháng. Những em bé này vẫn cần được chăm sóc đặc biệt bởi thời điểm này hệ miễn dịch của bé vẫn đang tiếp tục trưởng thành và cơ mặt cũng đang phát triển.

Bé sinh non 32 tuần có thể về nhà khi tự ăn, giữ ấm cơ thể mà không cần hỗ trợ

Với trẻ sinh non ở tuần thứ 32, bé sẽ được giữ trong phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi tình hình sức khỏe trong vài ngày. Theo các chuyên gia, khi các em bé tỉnh táo hơn, có thể ăn, thở và giữ ấm mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ nhân viên hoặc thiết bị chăm sóc nào, cha mẹ có thể đưa bé về nhà để chăm sóc.

Các em bé sinh non cần được chăm sóc đặc biệt hơn các em bé sinh đủ tháng. Sau khi xuất viện trở về nhà, cha mẹ cũng cần chú ý các mốc thời gian sau:

  • Khám lần đầu ngay sau khi sinh: Việc khám lần đầu sau sinh giúp phát hiện các dấu hiệu cấp cứu, suy hô hấp, dị tật bẩm sinh nặng có thể gặp ở trẻ, từ đó có biện pháp điều trị sớm nhất có thể.
  • Sau ngày thứ 4: Sau ngày thứ 4 kể từ lúc sinh, cha mẹ cũng nên cho bé đi khám vàng da sơ sinh. Phụ huynh cần theo dõi vàng da ở trẻ dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày bằng cách dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay…
  • Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10: Ở giai đoạn này, các cặp vợ chồng nên đi khám chức năng thận, nguy cơ viêm ruột hoại tử, xuất huyết não, còn ống động mạch,… xem bé có mắc các bệnh này không để có hướng điều trị sớm nhất.
Các mẹ cần chú ý chăm sóc đặc biệt trẻ sinh non ở tuần 32

Ngoài ra các mẹ cũng cần lưu ý khi chăm sóc các bé sinh non ở tuần này với các nguyên tắc quan trọng cần nhớ.

  • Ưu tiên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn
  • Bú sớm tránh hạ đường huyết cho trẻ
  • Cho bú nhiều lần trong ngày
  • Lượng sữa từ từ

Các mẹ cần chú ý khi cho con bú, nếu bé không bú được nên đổ thìa để bé dễ uống. Ngoài ra cần giữ ấm cho bé để tránh mất nhiệt hay bị lạnh. Khi vệ sinh cho bé các mẹ cũng nên sử dụng nước ấm. Đặc biệt đừng quên tiêm phòng cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sinh non 32 tuần dù trẻ đã cơ bản phát triển đầy đủ như một đứa trẻ sinh đủ tháng nhưng việc chăm sóc bé vẫn cần được chú ý bởi sức đề kháng của bé lúc này vẫn còn yếu. Do đó, cha mẹ cần lưu ý nhiều hơn đến sức khỏe của bé và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về cách chăm sóc, nuôi dưỡng bé tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Tất cả phụ nữ mang thai rất sợ sinh non vì những ảnh hưởng tiêu cực của việc sinh non đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên sinh non không hoàn toàn quá nguy hiểm. Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Nếu sinh non, cách chăm sóc các bé như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giải đáp hết thắc mắc của bạn.

1. Như thế nào thì được gọi là sinh non?

Sinh non là hiện tượng mẹ chuyển dạ sớm khi thai kỳ chưa đủ tuần tuổi [thường ít hơn 35-37 tuần tuổi].

Sinh non thường được phân loại như sau:– Dưới 28 tuần: trẻ sinh cực non– Từ 28 đến 32 tuần: trẻ sinh rất non– Từ 32 đến 36 tuần: trẻ sinh non muộnCác biểu hiện phổ biến ở trẻ sinh non:– Nhẹ cân [thường 2cm, đến 10cm là lúc thai nhi chào đời. Khoảng cách cổ tử cung giãn nở đến lúc sinh con khoảng 15 tiếng. Vì vậy khi có dấu hiệu của cơn co thắt 15-20 phút/lần thì đồng nghĩa cổ tử cung của mẹ đang bắt đầu mở.
Ngoài ra, những dấu hiệu nguy hiểm cũng cần lưu ý: đau ngực, khó thở, nôn mửa. Khi gặp triệu chứng này vào những tuần cuối của thai kỳ cần đến ngay bệnh viện để kịp thời cứu chữa.

3. Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho bé?

Theo các chuyên gia y tế, đối với trẻ sinh dưới 22 tuần tuổi rất hiếm trường hợp sống sót được. Đối với những bé sinh non từ 22 đến 28 tuần, tỷ lệ sống và phát triển như đứa trẻ sinh đủ tháng chỉ khoảng 35-40%. Chỉ số này tăng lên đến 90% với những bé sinh từ 28-36 tuần.

Các bé sinh non thường có nguy cơ dễ mắc các bệnh liên quan đến não, hệ thần kinh, khuyết tật các chi, suy giảm hệ miễn dịch,… Những nguy cơ này sẽ giảm dần, tỷ lệ nghịch với tuần tuổi của trẻ.

Cùng với đó, trẻ sinh non ở tuần bao nhiêu thì an toàn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: cân nặng, giới tính [bé gái thường có cơ hội cao hơn bé trai], bé sinh đơn hay sinh đôi. Theo thống kế của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], nếu cân nặng của trẻ trên 800 gram thì tỉ lệ sống sót lên đến 90%.

Ngoài ra gen di truyền, tình trạng sức khỏe của mẹ [mẹ có mắc các bệnh về tim, huyết áp,… hoặc gặp biến chứng khi sinh hay không] cũng là những yếu tố tác động đến trẻ sinh non.

Bên cạnh đó, trình độ y học cũng là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định trong việc cứu sống những em bé thiếu tháng. Hiện nay, sự tiến bộ vượt bậc của y học đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh non tử vong đặc biệt tại các nước phát triển.

Vì vậy, có thể kết luận rằng sinh non ở tuần bao nhiêu thì an toàn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau, chứ không dựa 100% vào yếu tố tuần tuổi của trẻ.

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn là câu hỏi được tất cả phụ nữ mang thai thắc mắc

4. Cách chăm sóc bé sinh non đúng cách

Các trẻ em sinh non đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt hơn trẻ em sinh đủ tháng. Chế độ này duy trì trong thời gian khá dài, ngay khi bé được trở về nhà. Cụ thể:

– Khi vừa ra khỏi bụng mẹ, bé cần hỗ trợ các phương tiện hỗ trợ hô hấp để duy trì sự sống bì phổi ở các bé sinh non chưa được hoàn thiện.

– Sử dụng các phương pháp ủ ấm cho bé: để bé trong lồng ấp [với bé sinh quá non]; nằm kề sát ngực mẹ hoặc các dụng cụ ủ ấm khác. Trong ngày tiếp theo, bé luôn phải được đội mũ, đeo bao tay, bao chân. Nhiệt độ trong phòng được các bác sĩ khuyên nên duy trì từ 28-35 độ C và độ ẩm khoảng 60-70%.

– Trong khi vệ sinh cho trẻ, luôn sử dụng nước ấm, khăn khô. Nên hạn chế mức độ vệ sinh trong những tuần đầu tiên, duy trì từ 1-2 lần/tuần.

Khi tắm cho trẻ sinh non cần sử dụng nước ấm và khăn khô được khử trùng

– Bé cần có chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp với tình trạng khi sinh, tuy nhiên sữa mẹ vẫn nên được ưu tiên hàng đầu.

– Các công cụ tiếp xúc với trẻ được tiệt trùng 100% để đảm bảo vệ sinh, tránh việc xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể bé. Vì sinh non, hệ miễn dịch của trẻ rất yếu, nên đây là yếu tố các mẹ đặc biệt lưu ý.

– Khi ra viện, mẹ cùng gia đình phải đặc biệt lưu ý những chỉ dẫn của bác sĩ, làm theo đúng chuẩn trong quá trình chăm sóc bé khi về nhà. Có như vậy, bé mới phát triển bình thường, khỏe mạnh như những đứa trẻ khác.

– Trong tháng đầu tiên về nhà, bé vẫn nên được giám sát, theo dõi bởi bác sĩ, y tá có chuyên môn để đảm bảo sự phát triển của con, ngăn chặn kịp thời trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Với những chia sẻ trên chắc hẳn các mẹ bầu đã có những thông tin bổ ích cho hiện tượng sinh non và giải đáp được thắc mắc: Sinh non ở tuần bao nhiêu thì an toàn. Đồng thời được cung cấp về một số dấu hiệu chuyển dạ sớm và cách chăm sóc trẻ sinh non để bé được phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Video liên quan

Chủ Đề