Top giá cổ phiếu bvh ngày hôm nay năm 2022

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh Quý I năm 2022 [trước soát xét], theo đó tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 13.158 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng khả quan 10% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, lần đầu tiên, Bảo Việt phát hành combo báo cáo tích hợp 3 trong 1.

Năm 2022 là năm đầu tiên Bảo Việt phát hành combo báo cáo tích hợp 3 trong 1 gồm Báo cáo thường niên, Báo cáo phát triển bền vững và Báo cáo quản trị công ty

Tổng doanh thu hợp nhất Quý I/2022 đạt 13.158 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 501 tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất tại 31/3/2022 cán mốc 8 tỷ USD, đạt 183.778 tỷ đồng, tăng 8,4% so với thời điểm 31/12/2021.

Tổng doanh thu Công ty Mẹ đạt 382 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 283 tỷ đồng, tăng trưởng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng tài sản Công ty Mẹ tại ngày 31/3/2022 đạt 19.103 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu đạt 18.789 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm 31/12/2021.

Kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan đã góp phần đưa cổ phiếu BVH tăng trưởng mạnh mẽ cả về giá và thanh khoản. Trong tháng 4/2022, giá cổ phiếu BVH đã ghi nhận mức tăng trưởng 21,5%, thanh khoản trung bình đạt trên 2 triệu cổ phiếu mỗi phiên giao dịch. Cổ phiếu BVH đóng cửa phiên giao dịch ngày 04/5/2022 với mức giá 63.000 đồng/ cổ phiếu, tăng 1,45%, ghi nhận giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 47.000 tỷ đồng.

Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đạt 2.975 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ

Kết thúc quý I năm 2022, Tổng doanh thu của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đạt 2.975 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 80,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021.

Trong quý, Bảo hiểm Bảo Việt đã cho ra mắt chương trình bảo hiểm sức khỏe “Bảo Việt Tâm Bình” với nhiều quyền lợi mới tích hợp. Bảo Việt Tâm Bình là một chương trình bảo hiểm sức khoẻ đầy tiềm năng, không chỉ đầu tư tài chính hiệu quả mà còn bảo vệ người tham gia trước nhiều rủi ro, bệnh tật hoặc tử vong. Chương trình bảo hiểm được thiết kế phù hợp cho các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp hướng tới sự an tâm trong cuộc sống, với các giải pháp chăm sóc y tế toàn diện, quyền lợi bảo hiểm mở rộng hấp dẫn và chi phí bảo hiểm hợp lý với mong muốn mang đến sự an tâm tuyệt đối và quyền lợi bảo hiểm toàn diện đến cho mọi người dân Việt.

Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đạt 9.666 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 9,4% so với cùng kỳ

Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ ghi nhận mức tăng trưởng khả quan 9,4% với Tổng doanh thu đạt 9.666 tỷ đồng. Bảo Việt Nhân thọ tiếp tục duy trì dẫn đầu về tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ. Lợi nhuận sau thuế đạt 265 tỷ đồng, tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ. Đầu năm 2022, Bảo Việt Nhân thọ ra mắt sản phẩm "An Vui Sống Khỏe" chăm sóc y tế toàn diện với mức bảo vệ lên đến 1 tỷ đồng/năm, bao gồm: quyền lợi nội trú, ngoại trú, nha khoa, thai sản, ... chi trả cả bệnh ung thư, cấy ghép nội tạng. Đặc biệt, khi không có yêu cầu bồi thường, người tham gia được giảm phí lên đến 15% cho năm tiếp theo.

Lĩnh vực đầu tư và dịch vụ tài chính củng cố vị thế trên thị trường

Lĩnh vực kinh doanh chứng khoán tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với tổng doanh thu trong Quý I/2022 của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] đạt 249,5 tỷ đồng, tăng trưởng 15,7% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 48,7 tỷ đồng.

Lĩnh vực quản lý quỹ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt [BVF] thể hiện vai trò là một trong những công ty quản lý quỹ đầu ngành khi tăng trưởng cả về quy mô tài sản quản lý, kết quả kinh doanh và đầu tư. Tổng tài sản quản lý của BVF đạt 117.274 tỷ đồng, tương đương 5 tỷ USD, tăng trưởng 21,78% so với thời điểm 31/12/2021. Tổng doanh thu Quý I/2022 của BVF đạt 35,6 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế đạt 18 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 20,3% và 34,6% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên, Bảo Việt phát hành Báo cáo tích hợp 3 trong 1

Quý I/2022, Bảo Việt ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 283 tỷ đồng, tăng trưởng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021

Năm nay là năm đầu tiên Bảo Việt phát hành combo báo cáo tích hợp 3 trong 1 gồm Báo cáo thường niên, Báo cáo phát triển bền vững và Báo cáo quản trị công ty.

Năm 2021, với việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số một cách mạnh mẽ, Bảo Việt đã tập trung xây dựng hệ sinh thái số, tối ưu hóa dữ liệu và quy trình làm việc, tăng cường hợp tác với các đối tác công nghệ, các hệ sinh thái khác để hình thành một hệ sinh thái số hoàn chỉnh cho toàn Tập đoàn. Bằng cách sử dụng các giải pháp công nghệ, tài nguyên số để tích hợp các sản phẩm và dịch vụ vào cùng một nền tảng, Bảo Việt có thể mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao lợi thế cạnh tranh, từ đó mang lại giá trị tăng thêm cho đối tác, khách hàng, người lao động và các bên liên quan. Bên cạnh đó, việc xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, chăm lo sức khỏe, phúc lợi cho người lao động, cũng như gia tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động cũng được Bảo Việt chú trọng, đặc biệt là tạo điều kiện để người lao động được tiêm vaccine sớm, đảm bảo thích ứng an toàn trong bối cảnh dịch bệnh.

Với việc lựa chọn “Chủ động thích ứng” là thông điệp chủ đạo, Bảo Việt mong muốn khắc họa chân dung và hoạt động thực chất của doanh nghiệp khi đối mặt với những thách thức từ môi trường kinh doanh, từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và diễn biến phức tạp của đại dịch trong một năm 2021 với rất nhiều biến cố.

Với tinh thần không ngừng đổi mới, lần đầu tiên, Bảo Việt ra mắt Báo cáo thường niên với phiên bản Podcast - Broadcasting. Bảo Việt ứng dụng giải pháp công nghệ để đổi mới phương thức truyền tải báo cáo trên nền tảng kỹ thuật số Podcast - Broadcasting và interactive PDF cho phép độc giả sử dụng trên máy tính cá nhân và các thiết bị di động, giúp người đọc có trải nghiệm thú vị hơn khi đọc báo cáo với phần nhạc nền và giọng đọc truyền cảm, thổi hồn cho những trang báo cáo trở nên sống động hơn. Xuyên suốt báo cáo của Bảo Việt là những bản nhạc, lời ca và hình ảnh con người cùng hòa quyện, mang đến âm hưởng của sự lạc quan, lan tỏa tình người ấm áp, đồng hành và chia sẻ cùng nhau để mạnh mẽ vượt qua thách thức.

Tại Bảo Việt, hệ thống quản trị doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các mục tiêu gồm sự minh bạch, ổn định tài chính, tối đa hóa các giá trị đem lại cho khách hàng, cổ đông, người lao động, cộng đồng… thông qua việc áp dụng những thông lệ quản trị công ty tốt nhất. Báo cáo quản trị của Bảo Việt được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế của thẻ điểm quản trị công ty khu vực ASEAN. Việc xây dựng báo cáo quản trị công ty luôn được Bảo Việt quan tâm, bởi với Bảo Việt, quản trị công ty tốt là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng nền tảng công ty vững mạnh, mang lại giá trị bền vững cho công ty, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.

Bên cạnh đó, Báo cáo cũng tích hợp các chuẩn mực quốc tế của IIRC [Ủy ban Báo cáo tích hợp quốc tế], tiêu chuẩn GRI Standards; đồng thời bổ sung các yếu tố ESG trong quản trị, điều hành và các xu hướng mang tính thời sự [COP26, kinh tế số…] có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh biến động toàn cầu, Bảo Việt tin rằng, chỉ khi chuẩn bị cho mình một tâm thế chủ động, doanh nghiệp có thể làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động, chủ động tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành để thích ứng với các thách thức hiện hữu và những thay đổi trong tương lai, từ đó giữ vững và duy trì nhịp độ hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống./.

Mức độ sát thương lớn của phiên hôm nay vượt qua các phiên mất điểm thời điểm dịch COVID-19 lần đầu tiên bùng phát. Dù vậy xét về biên độ, mức giảm gần 5% vẫn chưa phải là cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Nếu chỉ tính về điểm số, thiệt hại của VN-Index chỉ sau phiên ngày 28/1 năm ngoái và bỏ xa các phiên sụt giảm khi thị trường phải chịu đợt bùng phát COVID-19 lần đầu tiên vào năm 2020.Thậm chí, đã có thời điểm khi VN-Index bị kéo về trong phiên hôm nay xuống 1.298 điểm, tương đương số điểm giảm còn lên mức kỷ lục là hơn 80 điểm. Nếu lực cầu bắt đáy không xuất hiện trong phiên thì VN-Index có lẽ đã đóng cửa ở mức thấp nhất phiên.Tuy nhiên, xét về biên độ giao dịch, phiên hôm nay chưa phải là mức lớn nhất bởi đã có những phiên giảm tới 6% trong năm ngoái. Chỉ số chốt phiên mất 4,95% xuống 1.310,92 điểm. Thanh khoản chỉ đạt 21.945 tỷ đồng.

Độ rộng của thị trường ghi nhận tới 88,42% mã giảm và có tới 171 mã giảm sàn trên HOSE. Riêng ở nhóm trụ cột của thị trường là VN30 cũng đã có tới 16 mã giảm sàn và toàn bộ 30 mã đều giảm giá.

Các cổ phiếu BVH, CTG, HPG, MWG, PLX, PNJ, BID, FPT, GAS, GAS, GVR, TCB, STB, VPB, POW đều xuất hiện ở trạng thái bán giá sàn không có người mua. Các mã Midcap và Penny cũng như dính phải "dịch bệnh" với hàng loạt mã giảm sàn như HAG, DCM, FRT, NLG, VCG, DGW, ASM, HDC, PVT, CTR, TNH, CII, PC1, ITA, SSI, DIG, GMD, HCM, ANV…Điều này cho thấy, trạng thái cổ phiếu cơ bản hay đầu cơ gần như không thể phân biệt một khi tâm lý đã hoàn toàn tiêu cực.Cầu ngoại đã có những động thái giải ngân nhanh hơn nhưng với lực mua ròng chỉ khoảng 200 tỷ đồng trong cả phiên thì đây vẫn lực mua quá nhỏ so với đà bán đang tràn lan trên toàn thị trường.

Với HNX-Index và UPCoM-Index, những mức thiệt hại sâu cũng được ghi nhận. 2 chỉ số này lần lượt giảm 6,02% và 4,43%. Tổng thanh khoản của sàn chỉ đạt khoảng hơn 3.500 tỷ đồng cũng cho thấy không có cầu bắt đáy.

****

VN-Index hiện đã giảm tới hơn 2%, dẫn đầu đà giảm khu vực. Các chỉ số chứng khoán thế giới mới chỉ chuyển biến xấu đi từ cuối tuần trước và các chỉ số chứng khoán giảm sâu nhất đang là TWSE [-2,45%], Shanghai Composite [-2,42%], CSI 300 [-2,19%]. Mức giảm của VN-Index đang trong top đầu của châu Á khi để mất 2,39% xuống 1.346,2 điểm.

Các cổ phiếu lớn đánh tan hết hy vọng cho chỉ số tìm được sự cân bằng ở 1.350 điểm. Một loạt mã giảm trên 4% như PNJ [-6,7%], FPT [-6,4%], MWG [-5,2%], SAB [-4,9%], VPB [-4,6%], BVH [-4,4%], GVR [-4,4%], GAS [-4,2%].

Cả rổ VN30 không có mã tăng giá nào khi có 29 mã giảm so với 1 mã đứng giá tham chiếu. Những cổ phiếu giảm sâu đều là cổ phiếu cơ bản như DGC, DPM, FRT, MIG, CTR, GIL, VHC, DCM, GMD, BVH, PC1 chứ không chỉ là những cổ phiếu đầu cơ.

Số mã giảm trên HOSE lên tới 74%. VN-Index chốt phiên sáng ở 1.346 điểm, giá trị giao dịch của sàn đạt 9.052 tỷ đồng.

Còn HNX-Index đang giảm 1,47% xuống 353,83 điểm. Thanh khoản sàn đạt 47,45 triệu đơn vị, tương đương 896 tỷ đồng.

*****

Diễn biến hồi phục của thị trường Việt Nam đến muộn vào đúng phiên cuối tuần trước. Tuy nhiên, đây cũng là lúc chứng khoán thế giới phản ứng khá xấu với việc thị trường Mỹ giảm mạnh nhất kể từ năm 2020.

Đây gần như là những biến động tạo nên vô vàn khó khăn cho việc tạo đáy của chỉ số VN-Index. Ở đầu phiên sáng, phe bán lại đè lệnh bán vào tiếp những cổ phiếu được cho là tích cực nhất thị trường. Một loạt mã như MIG [-5,2%], DCM [-4,8%], VHC [-5,63%], GIL [-5,62%], FRT [-3,43%] đang giảm mạnh.

Nhóm VN30 cũng bị bán ở GAS [-2,9%], MWG [-3,7%], SAB [-3,7%], PDR [-3,5%], PNJ [-3,4%]. Còn các mã giảm sàn lại xuất hiện không ít ở CTR, ELC, IDI, ANV trên cả thị trường chung.

Nếu loại đi nhóm cổ phiếu FLC đang chủ yếu hồi phục từ đáy thì thực tế thị trường đang thể hiện sự tuyệt vọng trong tâm lý. Còn ngay cả nhóm FLC cũng đang có các mã tăng trên 5% như FLC, ROS nhưng tiền vào bắt đáy cũng không nhiều khi không có mã nào giao dịch được trên 100 tỷ đồng.

Với khối ngoại, nhóm này cũng đang quan sát thị trường để hành động. Ở tuần trước họ đã tranh thủ bắt đáy khoảng 2.500 tỷ đồng nhưng các diễn biến đầu phiên sáng nay cho thấy tiền mua ròng là không đáng kể.

VN-Index tính tới 10h30 đang giảm xuống 1.363 điểm còn HNX-Index đang giảm xuống 357 điểm.

Video liên quan

Chủ Đề