Tính điểm đậu đại học bách khoa năm 2022

Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố thông tin tuyển sinh năm 2022, trong đó có một số điều chỉnh so với các thông báo trước đó, đặc biệt là điều chỉnh tỉ lệ chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.

Đại học Bách khoa Hà Nội

1. Phương thức tuyển sinh

Phương thức 1. Xét tuyển tài năng [10 – 20% chỉ tiêu]

Bao gồm các phương thức:

[a] Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD&ĐT [b] Xét tuyển dựa vào các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP, IB

[c] Xét tuyển dựa trên Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn

Điều kiện dự tuyển: Thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT, riêng đối với phương thức [b] và [c]: điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 đạt từ 8,0 trở lên. Phương thức [a] và [c] chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022.

Phương thức 2. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [30 – 40% chỉ tiêu]

Trong thông báo trước đó, tỉ lệ chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT là 20-30%, như vậy trường đã có sự điều chỉnh để tạo điều kiện cho thí sinh xét tuyển bằng phương thức truyền thống này.

Điều kiện đảm bảo chất lượng: Thí sinh có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên, được công nhận tốt nghiệp THPT và có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do Trường quy định.

Bảng quy đổi chứng chỉ IELTS [Academic] sang tiếng Anh

IELTS 5.0 5.5 6.0 >=6.5
Điểm quy đổi 8.5 9.0 9.5 10

Nếu thí sinh có chứng chỉ IELTS [Academic] hoặc tương đương từ 5.0 trở lên thì có thể sử dụng để quy đổi điểm tiếng Anh khi xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 hoặc các tổ hợp xét tuyển theo Kỳ thi đánh giá tư duy [thông qua hệ thống quy đổi của Nhà trường].

Phương thức 3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy [50 – 60% tổng chỉ tiêu]

Xem thêm: Thi đánh giá tư duy là gì? Tất tần tật thông tin về kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội

2. Mốc thời gian tuyển sinh

2.1 Mốc thời gian xét tuyển tài năng

Thời gian Nội dung
15/04 – 31/05 Mở đăng ký xét theo các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-level, AP, IB và Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn
15/04 – 10/07 Mở đăng ký xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD&ĐT [1.1]
15/06 – 19/06 Phỏng vấn thí sinh diện xét tuyển theo hồ sơ năng lực
Dự kiến 30/06 Công bố kết quả xét tuyển tài năng [đợt 1 đối với diện 1.1]
Dự kiến 27/07 Công bố kết quả xét tuyển tài năng đợt 2 đối với diện 1.1

2.2 Mốc thời gian xét tuyển kết quả thi Đánh giá tư duy

Thời gian Nội dung
15/05 – 15/06 Mở đăng ký tham dự
Trước 10/07 Gửi giấy báo dự thi
14 -15/07 Thi đánh giá tư duy
Trước 25/07 Thông báo kết quả bài thi

2.3 Mốc thời gian xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT và quy đổi điểm Ngoại ngữ

– Thời gian xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Từ 15/04 – 15/06: Mở đăng ký quy đổi chứng chỉ Ngoại ngữ [dùng cho xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGTD và tốt nghiệp THPT]

Lưu ý: Lịch dự kiến có thể thay đổi để phù hợp với kế hoạch chung của kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2022.

3. Chỉ tiêu và học phí

ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh 7.990 chỉ tiêu năm 2022 cho 34 chương trình đào tạo chuẩn [Thiết kế theo CDIO], 20 chương trình ELiTECH và 6 chương trình Quốc tế.

Học phí các chương trình đào tạo năm 2022 của HUST như sau:

Chương trình đào tạo Học phí
Chương trình Đào tạo chuẩn Khoảng 22 – 28 triệu đồng/năm
Chương trình ELiTECH Khoảng 40 – 45 triệu đồng/năm
Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế Khoảng 45 – 50 triệu đồng/năm
Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo Công nghệ thông tin Việt – Pháp Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Khoảng 50 – 60 triệu đồng/năm
Chương trình Đào tạo Quốc tế Khoảng 55 – 65 triệu đồng/năm
Chương trình Troy [học 3 kỳ/năm] Khoảng 80 triệu đồng/năm

Các tổ hợp môn xét tuyển:

– Theo điểm thi tốt nghiệp THPT: A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28, D29

– Theo kết quả Bài thi đánh giá tư duy: K00 [Toán, Đọc hiểu, KHTN, Tiếng Anh], K01 [Toán, Đọc hiểu, KHTN], K02 [Toán, Đọc hiểu, Tiếng Anh]

Xem thêm: Tất tần tật thông tin về Đại Học Bách Khoa Hà Nội

[Theo Đại học Bách khoa Hà Nội]

Đại học Bách Khoa Hà Nội Tuyển sinh 2022

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lần đầu tiên tuyển sinh theo cách mới

Năm nay, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào [điểm sàn] xét tuyển vào các ngành đào tạo ĐH chính quy gồm 3 cột điểm: Thí sinh cần đạt điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 650/1.200 điểm; Kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển 3 môn trở lên đạt từ 18/30 điểm; Kết quả học tập THPT [điểm học bạ], đạt từ 18/30 điểm [18 điểm là trung bình tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong 3 năm học THPT của thí sinh].

Đây là điểm sàn theo phương thức xét tuyển tổng hợp gồm nhiều tiêu chí, chiếm 75-90% tổng chỉ tiêu năm nay.

Theo thông tin tuyển sinh đã công bố, phương thức tuyển sinh này gồm 3 thành tố với trọng số gồm: học lực 90%, thành tích cá nhân 5%, hoạt động xã hội và văn thể mỹ 5%. Riêng về học lực thì điểm kỳ thi đánh giá năng lực có trọng số từ 50-70%, điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 20-30% và học lực THPT chiếm 10-20%.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, lưu ý điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển gồm 3 thành tố kể trên. Trong trường hợp thí sinh không dự thi đánh giá năng lực, Hội đồng tuyển sinh trường sẽ cân nhắc dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để thay thế [với một tỷ lệ quy đổi nhất định] và ngược lại, theo ông Thắng.

Điểm chuẩn ngành sẽ ra sao?

PGS-TS Bùi Hoài Thắng cho rằng điểm sàn được công bố là ngưỡng điểm để đảm bảo cơ hội cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh tự do, trong việc ứng tuyển vào trường.

“Thí sinh có thể tự đánh giá những dữ kiện điểm của mình, đối sánh với điểm chuẩn từng thành phần của các năm gần nhất của nhà trường, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT từng năm. Một cách đơn giản là so sánh từng thành phần điểm của cá nhân với điểm chuẩn từng phần các năm và để ý việc bù giữa những thành phần trong công thức tổng hợp điểm”, ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng: “Thí sinh cứ mạnh dạn ứng tuyển vào các ngành học mà mình yêu thích và sắp xếp thứ tự nguyện vọng phù hợp, kể cả khi bộ kết quả học tập đang có phần chưa chắc chắn nếu so sánh từng thành phần điểm so với những năm gần đây”.

Nhìn nhận về tình hình điểm chuẩn năm nay, ông Thắng dự đoán, nếu so sánh từng thành phần thì điểm chuẩn có khả năng sẽ như năm ngoái chứ không tăng vì chỉ tiêu ổn định. Trong đó, những ngành có điểm chuẩn không cao mọi năm sẽ vẫn "dễ thở" trong năm nay.

Nhìn vào điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021, có thể thấy các ngành luôn dẫn đầu về điểm chuẩn của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM ở các phương thức xét tuyển khác nhau. Số 1 là ngành khoa học máy tính, năm 2021 điểm chuẩn cả chương trình đại trà [tiếng Việt] và chất lượng cao tiếng Anh đều ở mức 28 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngành này chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật cũng có điểm chuẩn 26,75 điểm. Trong phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn ngành này cũng ở mức 907-974 điểm tùy chương trình.

Một số ngành khác có điểm chuẩn cũng ở mức cao các năm gần đây như: kỹ thuật máy tính, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật ô tô…

Nhưng ngược lại, nhiều ngành của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có điểm chuẩn các năm khá "dễ thở" như: xây dựng, bảo dưỡng công nghiệp, kỹ thuật dệt, công nghệ dệt may, kỹ thuật địa chất, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật vật liệu, quản lý tài nguyên và môi trường và kỹ thuật môi trường [chất lượng cao], cơ kỹ thuật…

Năm ngoái, với điểm chuẩn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh chỉ cần đạt hơn 7 điểm/môn đã trúng tuyển. Ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn các ngành này cũng dao động từ 700 đến dưới 800 điểm.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề