Lấy điểm thi đại học năm 2022

Thí sinh tham dự Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học 2022 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM ngày 24-7 - Ảnh: D.PHAN

Điều này đã được dự đoán từ trước qua chủ trương của Bộ GD-ĐT phù hợp với chương trình giảm tải do tình hình dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến học tập của học sinh liên tục hai năm vừa qua.

Mức độ phân hóa của phổ điểm tất cả các môn đều khá tốt, kể cả ở mức điểm cao, thuận lợi cho các trường khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.

TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA

Số điểm 10 giảm mạnh

Phổ điểm môn tiếng Anh năm nay có dạng phân bố ít kỳ dị hơn năm 2021 [có hai đỉnh chuông]. Số điểm 10 của các môn thi giảm mạnh, chỉ còn 5.560 [trong đó môn giáo dục công dân chiếm phân nửa] so với 24.318 điểm 10 ở năm 2021. 

Gánh trên vai trách nhiệm vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa dùng làm cơ sở cho các trường ĐH xét tuyển nên dù dạng phổ điểm lệch phải nhiều nhưng mức độ phân hóa của phổ điểm tất cả các môn đều khá tốt, kể cả ở mức điểm cao, vẫn thuận lợi cho các trường khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.

Học sinh sẽ tốt nghiệp nếu có điểm xét tốt nghiệp không dưới 5,0 và không có môn thi nào bị điểm liệt [từ 1 điểm trở xuống]. Tổng số điểm liệt ở các môn năm 2022 giảm còn 1.094 [so với 1.280 ở năm 2021 và 1.262 ở năm 2020], trong đó môn tiếng Anh chiếm gần phân nửa số điểm liệt. 

Với tình hình điểm trung bình lớp 12 vẫn được cho "rộng rãi" và điểm trung bình các môn thi đều cao, năm 2022 tỉ lệ tốt nghiệp của cả nước và của từng địa phương sẽ được quyết định bởi điểm liệt nhiều hay ít.

Đến thời điểm này hàng loạt địa phương đã công bố tỉ lệ tốt nghiệp 2022 đạt cao nhất trong những năm gần đây và vượt mức 99%: Phú Thọ 99,71%, Hòa Bình 99,37%, Sóc Trăng 99,24%, Long An 99,6%, Bình Dương 99,7%... 

Như vậy tỉ lệ tốt nghiệp chung cả nước ở năm 2022 sẽ không thấp hơn năm 2020 và 2021 [trên 98%].

Năm 2022 là năm đầu tiên mà điểm trung bình tất cả các môn thi đều đạt mức trên 5,0. Điểm trung bình của năm môn thi toán, sinh, địa lý, ngoại ngữ, giáo dục công dân giảm nhẹ, trong đó môn sinh lần đầu tiên giữ vị trí đội sổ thay cho môn sử và môn ngoại ngữ. 

Có bốn môn tăng điểm trung bình so với năm 2021. Trong đó môn sử có bứt phá ngoạn mục với mức tăng lên đến gần 1,4 điểm và có số lượng điểm 10 chiếm 1/3 tổng số, chỉ sau môn giáo dục công dân.

Môn ngoại ngữ [chủ yếu là môn tiếng Anh] năm thứ hai liên tiếp tiếp tục có điểm trung bình môn thi vượt hơn 5, nhưng các tỉnh miền núi, biên giới vẫn có điểm trung bình ngoại ngữ thấp nhất. 

Chênh lệch điểm trung bình môn ngoại ngữ giữa địa phương có kết quả cao nhất [TP.HCM 6,4 điểm] với địa phương có kết quả thấp nhất [Hà Giang 3,79 điểm] lên đến 2,6 điểm, cho thấy việc nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ ở bậc phổ thông còn là một thách thức rất lớn đối với ngành giáo dục.

Điểm xét đại học sẽ ra sao?

Xét tuyển ĐH vẫn là xu hướng chính của học sinh THPT. Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số xấp xỉ 1 triệu học sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022 có đến gần 93% học sinh sẽ tham gia xét tuyển vào các trường ĐH.

Với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, năm 2022 các trường vẫn chủ yếu xét tuyển theo tổ hợp các môn thi và dự đoán phần lớn thí sinh cũng đăng ký xét tuyển theo các tổ hợp các môn của các khối thi truyền thống. Điểm trung bình các tổ hợp môn xét tuyển năm 2022 giảm trung bình 1 - 1,5 điểm so với năm 2021, ngoại trừ tổ hợp khối C [văn, sử, địa].

Hiện số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp ở năm 2022 chưa biết chính xác trong khi chỉ tiêu dành cho xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp giảm khá nhiều [do phần lớn các trường dành nhiều chỉ tiêu hơn cho xét tuyển từ học bạ THPT và các phương thức khác].

Do đó, dự đoán tuy mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển có thể sẽ vẫn ở mức 14 - 15 điểm như phần lớn các trường ĐH ở năm 2021, nhưng điểm chuẩn trúng tuyển sẽ không thay đổi nhiều ở tất cả các tổ hợp môn xét tuyển, thậm chí có thể giảm nhẹ do số lượng thí sinh có tổng điểm thi 3 môn của tổ hợp xét tuyển từ 25 điểm trở lên giảm so với năm 2021.

Điểm trung bình giữa các địa phương có thu hẹp

Khoảng cách điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp năm nay giữa địa phương cao nhất [Nam Định 7,047] và địa phương thấp nhất [Hà Giang 5,617] có thu hẹp và vẫn cho thấy bức tranh về giáo dục và vùng miền cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng.

Độ vênh giữa kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình lớp 12 vẫn cho thấy có sự chênh lệch khá cao ở nhiều địa phương, đặt ra nhiều vấn đề về nâng cao mức độ trung thực và chuẩn hóa trong đánh giá kết quả học tập lớp 12 của học sinh cũng như sử dụng kết quả này trong xét tuyển đại học.

Tuyển sinh 2022: Điểm chuẩn xét học bạ 'vô lý đùng đùng'

TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA

Điểm chuẩn sẽ không biến động lớn

Nhìn phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức- Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển. 

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

"Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn cũng giảm đi rõ rệt. Nhưng tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm sẽ không có biến động lớn. Các tổ hợp có Ngoại ngữ, Sinh học sẽ giảm nhẹ. Ngược lại các tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt. Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái" – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận định.

TS Hoàng Văn Quynh, Phó Trưởng phòng Đào tạo- ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn [ĐH Quốc gia Hà Nội] cũng cho rằng, dù với khối C00, điểm thi môn Lịch sử tăng hay khối D01, điểm thi Ngoại ngữ giảm thì khả năng điểm chuẩn năm nay vẫn giữ ổn định như năm trước. Với trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, điểm chuẩn dự báo dao động từ 24-27 điểm.

Phân tích rõ hơn luận điểm trên, một số chuyên gia cho rằng, năm 2022, khả năng cao là các trường dành chỉ tiêu theo phương thức điểm thi THPT theo tổ hợp nhiều hơn so với năm 2021 nên điểm chuẩn dự kiến các nhóm ngành sử dụng các tổ hợp môn thi cơ bản giữ như năm 2021.

Với riêng ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, năm nay trường phân bổ khoảng 20-30% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy chỉ tiêu cho phương thức này ít nhưng số lượng điểm 10 của thí sinh cũng giảm nên điểm chuẩn những ngành hot của trường được dự báo ổn định như năm 2021.

Riêng tổ hợp có môn Sinh khả năng giảm

Một điểm dễ nhận thấy là năm 2022, điểm thi môn Sinh giảm mạnh. TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Nha Trang nhận xét: Điểm trung bình môn Sinh giảm 0,5 điểm, điểm trung vị môn Sinh giảm tới 0,8 điểm với với năm 2021, vì thế điểm chuẩn đại học xét tuyển từ tổ hợp B00 [Toán, Hóa, Sinh] có thể giảm từ 0,5 đến 1 điểm so với năm 2021.

Điểm thi môn Sinh và Ngoại ngữ- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 giảm rõ

Trong ba môn thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên, môn Sinh có phổ điểm xấu nhất. Hơn 24.000 thí sinh trên tổng số 322.200 em dự thi đạt 4,5 điểm khiến phổ điểm môn Sinh có đỉnh ở ngưỡng dưới trung bình. Xung quanh mốc này, 4-5 cũng là khoảng điểm mà nhiều thí sinh đạt được và đây cũng là môn học có quá nửa số thí sinh dưới trung bình [163.642 em, chiếm 50,79%], trong đó có 94 điểm liệt. Số điểm 10 cũng giảm hơn một trăm lần khi năm nay chỉ 5 thí sinh đạt điểm tối đa, trong khi 2021 là 582 em.

Với ngành Y khoa, theo phân tích của PGS. TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Y Hà Nội thì dù điểm môn Sinh giảm nhưng cả nước vẫn có 465 thí sinh đạt từ 27,5 điểm trở lên đối với tổ hợp B00 [Toán, Hóa, Sinh]. Trong khi đó, chỉ tiêu ngành Y khoa của hai trường ĐH Y lớn nhất cả nước dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT khoảng 480 chỉ tiêu. Nếu tính điểm ưu tiên trung bình là 0,5 thì điểm thi phải đạt từ 28 điểm đối với tổ hợp B00 mới có hy vọng trúng tuyển vào ngành Y khoa của trường ĐH Y Hà Nội. Điểm chuẩn ngành này năm 2021 của trường là 28,85

Đồng thuận ý kiến trên, Ths Phùng Quán, chuyên gia tư vấn tuyển sinh, trường ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh] đưa ra dự báo điểm chuẩn tổ hợp có môn Sinh năm 2022 như sau: Các ngành có điểm chuẩn khối B năm 2021 từ 24 trở lên thì điểm chuẩn đại học từ tổ hợp có môn Sinh giảm từ 0,5 – 1 điểm. Với các ngành có điểm chuẩn khối B năm 2021 từ 18 đến 24 điểm thì điểm chuẩn của ngành có môn Sinh sẽ giảm nhẹ từ 0,25 – 0,75 điểm hoặc không giảm đối với một số ngành. 

Điểm khác biệt năm nay là thí sinh có gần một tháng để đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đề nghị các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, phải có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ thí sinh trong giai đoạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển; đồng thời, thí sinh phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hướng dẫn tuyển sinh. Cùng với đó, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sắp xếp thứ tự nguyện vọng, thực hiện đúng thời gian, các bước trong quy trình đăng ký xét tuyển trên hệ thống bởi nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật thông tin đăng ký và không chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh. 

Video liên quan

Chủ Đề