Tỉnh cao bằng thành lập năm bao nhiêu

Theo TTXVN - Sáng 3/10, hàng ngàn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã có mặt tại Sân vận động thị xã Cao Bằng để dự Lễ kỷ niệm 510 năm thành lập tỉnh [1499 - 2009], 59 năm Ngày giải phóng Cao Bằng [3/10/1950 – 3/10/2009].

Tới dự có các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Đồng chí Nguyễn Thị Nương, Bí thư Tỉnh ủy đọc diễn văn tại buổi lễ trọng thể này nhấn mạnh: Cao Bằng là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, giữ vị trí trọng yếu nơi biên cương Tổ quốc, là vùng đất địa linh nhân kiệt. Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cộng đồng các dân tộc ở Cao Bằng luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước.

Đến triều vua Lê Hiến Tông, năm Cảnh Thống thứ 2 [1499], nhà Lê quyết định tách phủ Cao Bằng ra khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên để thành lập trấn Cao Bằng. Từ đó, trấn Cao Bằng trở thành một đơn vị hành chính độc lập, trực thuộc chính quyền Trung ương, có bộ máy quản lý lãnh thổ, tạo nên sự ổn định và phát triển cho đến ngày nay.

Với những thành tựu và cống hiến to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Tòng Thị Phóng đã trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng

Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng; Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Đảng bộ, nhân dân các dân tộc thành phố Cao Bằng.

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, với mục tiêu “Tập trung xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố vững mạnh; huy động mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế chuyển dịch tích cực và bền vững đi đôi với phát triển tương xứng văn hóa-xã hội; hoàn thiện nâng cao chất lượng đô thị loại III, xây dựng thành phố đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại II”, được sự quan tâm của Trung ương và cả hệ thống chính trị của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Cao Bằng đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, tận dụng, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh là vùng động lực phát triển của tỉnh, nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Năm 2012, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu thương mại-dịch vụ đạt 1.648 tỷ đồng/năm, đến năm 2021 đạt 4.350 tỷ đồng/năm. Thu ngân sách Nhà nước năm 2012 đạt 189,8 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt 374,8 tỷ đồng. Nhiều dự án, công trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật-xã hội góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại III, một số tiêu chí đã đạt yêu cầu của đô thị loại II.

Các đại biểu dự lễ làm lễ chào cờ. 

Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được quan tâm, diện mạo thành phố có nhiều đổi thay nhưng vẫn giữ được bản sắc đặc trưng của đô thị miền núi, nhiều công trình trở thành điểm nhấn về kiến trúc đô thị của thành phố. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả vững chắc; lĩnh vực văn hóa xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị từng bước được nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng, có nhiều đổi mới. Chính những kết quả đó đã tạo thế và lực mới để thành phố Cao Bằng phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo.

Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, nhấn mạnh: Với truyền thống anh dũng kiên cường, đặc biệt là vùng đất thơ mộng, trữ tình, địa linh, nhân kiệt, địa thế “Ba mặt tam giang trôi cuồn cuộn/ Bốn bề tứ trụ đứng chon von”, để xây dựng thành phố Cao Bằng thành đô thị loại II, trở thành thành phố du lịch, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cao Bằng phải luôn đoàn kết, thống nhất; phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, tận dụng những cơ hội phát triển mới có tính đột phá; phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, cảnh quan; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng dịch vụ-thương mại-du lịch. Chủ động, tích cực thu hút đầu tư; phấn đấu để thành phố Cao Bằng trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng về du lịch.

Cùng với đó, thành phố cần quyết liệt thực hiện cải cách hành chính; xây dựng chính quyền điện tử; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang kiến trúc, cảnh quan thành phố đồng thời giữ vững bản sắc đặc trưng đô thị miền núi để tạo nên giá trị đặc trưng, khác biệt. Quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt; củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, người thành phố Cao Bằng văn minh, hào hiệp, chân thành và mến khách; giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội làm nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế-xã hội…

Quang cảnh buổi lễ. 

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Đảng bộ, nhân dân các dân tộc thành phố Cao Bằng.

Chủ Đề