Tiểu sử đỗ thị lời là ai

[PLO]- Sở GTVT TP. HCM thông báo người dân hạn chế lưu thông trên đường Trần Văn Đang, quận 3, TP.HCM để phục vụ lịch chạy tàu của ga Sài Gòn trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Cụ thể, nhằm tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trong khoảng thời gian ga Sài Gòn tăng cường phục vụ hành khách đi lại trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Sở GTVT thông báo kể từ ngày 30-1 đến hết ngày 25-2, tổ chức giao thông trên đường Đỗ Thị Lời [đoạn từ đường Hoàng Sa đến đường Trần Văn Đang], quận 3.


Sở GTVT TP.HCM thông báo người dân hạn chế lưu thông trên đường Trần Văn Đang, quận 3 để phục vụ lịch chạy tàu của Ga Sài Gòn trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Ảnh: HẢI LONG.

Trong đó, cấm xe ô tô lưu thông trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ theo hướng lưu thông từ đường Hoàng Sa đến đường ray xe lửa.

Lộ trình lưu thông thay thế tham khảo như sau: Đường Hoàng Sa → đường Rạch Bùng Binh → đường Cách Mạng Tháng 8 → đường Đỗ Thị Lời.

Cấm xe ô tô rẽ trái từ đường Trần Văn Đang vào đường Đỗ Thị Lời để đi về đường Cách Mạng Tháng 8. Thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ.

Lộ trình lưu thông thay thế: đường Trần Văn Đang → rẽ phải Đỗ Thị Lời → đường Hoàng Sa → đường Rạch Bùng Binh → đường Cách Mạng Tháng 8.

Ga Sài Gòn hối hả tiễn hành khách nghỉ Tết Dương lịch

[PLO]- Mặc dù lượng hành khách dịp Tết Dương lịch 2021 giảm hơn so với năm ngoái, tuy nhiên ga Sài Gòn vẫn nhộn nhịp đón người dân đi nghỉ lễ.

THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Lợi, sinh năm 1913, quê quán xã Châu Phú, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc [nay là thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang]. Chồng chị quê ở tỉnh Hưng Yên vào Châu Đốc lập nghiệp, làm nghề bưu chính. Kết hôn, chị theo chồng ra Bắc, sinh được hai người con một trai, một gái. Sinh sống một thời gian, chị đưa con trai nhỏ trở lại miền Nam. Trên đường đi, đạn pháo của thực dân Pháp bắn chết đứa con trai ngay trên tay chị. Đau buồn chất ngất, chị không tiếp tục vào Nam mà dừng chân tại Thanh Hóa.


Biến đau thương thành sức mạnh, chị tham gia hoạt động cách mạng và có dịp tiếp xúc với đồng chí Hoàng Đạo là Tổ trưởng Tổ điệp báo A13. Sau một thời gian, tổ chức nhận thấy Nguyễn Thị Lợi là người phụ nữ bản lĩnh, thông minh, kiên trung, có đầy đủ tố chất của một chiến sỹ điệp báo. Hoàng Đạo đã quyết định kết nạp chị vào Tổ điệp báo do mình phụ trách. Tổ điệp báo A13 gồm Hoàng Đạo có mật danh A13, Nguyễn Kim Sơn mật danh A14, Chu Duy Kính với mật danh A15 và Nguyễn Thị Lợi mật danh A16.

Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược, lôi kéo Bảo Đại lập chính phủ bù nhìn với âm mưu dùng người Việt trị người Việt, lôi kéo, mua chuộc các thế lực phản động chống phá cách mạng, gây chia rẽ, suy yếu Mặt trận Dân tộc thống nhất. Thời gian này, Ty điệp báo Trung ương lệnh cho Hoàng Đạo nhanh chóng kết thúc nhiệm vụ điệp báo trong hàng ngũ địch để nhận nhiệm vụ mới. Tổ điệp báo A13 quyết định lập chiến công lớn.

Chớp thời cơ, khi Pháp chủ động đặt vấn đề đưa bà Phu nhân của Quốc vụ Khanh Hoàng Đạo đang sinh sống ở Thanh Hóa  ra Hà Nội chung sống với mục đích khống chế, mua chuộc các chức sắc trong chính quyền Bảo Đại. Lợi dụng cơ hội Pháp sử dụng Thông báo hạm Amyot D'Inville đang trên đường từ Sài Gòn ra Hà Nội sẽ ghé Thanh Hóa để đón phu nhân Quốc vụ Khanh Hoàng Đạo, A13 quyết định đánh bom chiến hạm nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giáng đòn tâm lý vào kẻ xâm lược, làm phá sản âm mưu chiến tranh của thực dân Pháp. Và người giữ nhiệm vụ đặc biệt quan trọng không ai khác chính là nữ điệp báo Nguyễn Thị Lợi mật danh A16, đóng vai là phu nhân Quốc vụ khanh Hoàng Đạo. Trước nhiệm vụ vinh quang, Nguyễn Thị Lợi đã chủ động nói với đồng chí Hoàng Đạo: “Tôi hiểu rất rõ ý nghĩa của trận đánh này, tôi xin nộp cho tổ chức một bức thư tình nguyện cảm tử, mong tổ chức chấp nhận lời đề nghị của tôi”. Ước muốn tha thiết của chị được nắn nót thành những dòng chữ đầy cung bật cảm xúc: “Tôi Nguyễn Thị Lợi quê Châu Phú - Châu Đốc, chiến sỹ tình báo xin tình nguyện hy sinh cho Tổ quốc, rửa nhục cho thù nhà…”.

Ngày 26-9-1950, thực dân Pháp cho chiến hạm Amyot D'Inville, một trong những Thông báo hạm lớn nhất của Pháp trong khu vực Thái Bình Dương đến bãi biển Sầm Sơn để đón phu nhân Quốc Vụ Khanh. Hôm ấy, biển động sóng to, tàu Amyot D'Inville đậu xa bờ.

Sáng ngày 27-9-1950, theo kế hoạch, Nguyễn Thị Lợi trong vai vợ Quốc vụ Khanh, Hoàng Đạo đi tiễn, Kim Sơn trong vai phiên dịch, Chu Duy Kính trong vai người ở, xách vali cho phu nhân. Tất cả lên chiếc thuyền nhỏ thẳng tiến ra chiến hạm. Lúc này nhiệm vụ quan trọng của Tổ điệp báo bắt đầu. Khi cập mạn tàu, Hoàng Đạo cùng Kim Sơn đưa chị Lợi lên boong tàu. Do không quen, chị bị say sóng. Tổ điệp báo được thuyền trưởng ân cần tiếp đón và bố trí một căn phòng khang trang cho phu nhân Hoàng Đạo. Sau nghi thức chào hỏi, Hoàng Đạo xin phép Chỉ huy chiến hạm để vợ vào phòng nghỉ ngơi. Chu Duy Kính xách va ly chứa 30 kg thuốc nổ cùng bà Hoàng Đạo vào phòng. Để đảm bảo đúng kế hoạch đề ra, anh kiểm tra lại va ly đã ngụy trang rất kỹ lưỡng phía trên lớp quần áo, phía dưới khối thuốc nổ, sau khi kích hoạt khối thuốc nổ và để về vị trí cũ. Đồng chí Hoàng Đạo, Kim Sơn và Chu Duy Kính chào từ biệt chị lần cuối. Chị nở nụ cười cùng đồng đội thay cho lời ly biệt và sau đó cả tổ rút lui an toàn.

Khi lên bờ, cả tổ vừa hồi hộp, vừa lo lắng cho A16, mắt luôn hướng ra Biển Đông. Bất chợt một ngọn lửa vụt sáng từ chiến hạm bùng lên, kèm theo đó một tiếng nổ vang dội làm rung chuyển cả vùng biển Sầm Sơn. Thông báo hạm Amyot D'Inville nổ tung, một cột khói đen nổi lên giữa biển khơi mang theo 200 sỹ quan binh lính Pháp và tay sai cùng hàng trăm tấn vũ khí, quân trang đã nằm lại đáy biển Sầm Sơn. Nhiệm vụ thành công. Niềm vui vỡ òa hòa lẫn nỗi đau khôn xiết trước sự ra đi mãi mãi của Nữ điệp báo A16 đã hy sinh thân mình để làm nên chiến thắng. Nguyễn Thị Lợi đã thực thi nhiệm vụ cảm tử trong sự bình thản như thế, không một chút lo âu, run sợ hay ngập ngừng.

Ghi nhận công lao to lớn của chị, ngày 03-8-1995, Nhà nước đã truy tặng cho nữ điệp viên Nguyễn Thị Lợi danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra chị được truy tặng Huân chương Quân công hạng III. Hiện nay, Tượng đài của chị được dựng trang trọng trong khuôn viên Công an tỉnh Thanh Hóa. Tên chị còn được đặt trường cấp ba và một con đường khang trang vinh dự mang tên nữ anh hùng Nguyễn Thị Lợi.

Chiến hạm Amyot D'Inville nổ tung, không chỉ đập tan âm mưu của quân đội Pháp đánh vào vùng tự do khu IV thời đó mà còn làm sụp đổ một mưu đồ chính trị, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ của kẻ xâm lược, góp phần thắng lợi cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

An Giang tự hào sản sinh ra người con ưu tú Nguyễn Thị Lợi làm rạng danh quê hương, rạnh danh ngành Công an. Chị là biểu tượng đẹp, tiêu biểu cho truyền thống vẻ vang của đội quân tóc dài. Chiến công và sự hy sinh thầm lặng của chị đã trở thành giai thoại của ngành tình báo Việt Nam. Thế hệ cán bộ, chiến sỹ công an nói chung, công an An Giang nói riêng nguyện học tập và noi theo tấm gương sáng của anh hùng Nguyễn Thị Lợi.

Phòng Lịch sử Đảng

Page 2

[TGAG]- Nguyễn Minh Hồng có bí danh là Út Đậu, sinh năm 1945, tại xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Làng quê và gia đình anh có nhiều người tham gia kháng chiến nên anh có hiểu biết về cách mạng, về Đảng và Bác Hồ. Tháng 8/1963, vừa tròn 18 tuổi, anh từ giã gia đình theo người anh là Nguyễn Minh Hừng [Út Đường] tham gia cách mạng ở Long Xuyên; vào Đảng năm 1964 tại thị xã ủy Long Xuyên.

Sau ba năm tôi luyện kỹ năng chiến đấu và trải qua nhiều thử thách được cấp trên đánh giá cao, giữa năm 1966, Nguyễn Minh Hồng được bổ nhiệm làm Đội trưởng kiêm Chính trị viên Đội biệt động thị xã Long Xuyên. Với cương vị Đội trưởng, anh luôn tìm tòi suy nghĩ, sáng tạo cách đánh địch có hiệu quả bằng cách chia nhỏ từng bộ phận bám vùng ven, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề. Trong trận đánh vào thị xã Long Xuyên ngày 07-10-1967 do Nguyễn Minh Hồng chỉ huy. Khi rút, bị địch bao vây tiểu đội ở Rạch Rích, ấp Tây Huề [nay là phường Mỹ Hòa - thành phố Long Xuyên]. Các đồng chí đánh trả địch quyết liệt, diệt một số tên, Nguyễn Minh Hồng bị thương nặng phải chuyển về căn cứ cấp cứu. Kết quả loại khỏi vòng chiến đấu một trung đội địch.

Ngày 10-8-1968, địch đổ quân xuống Núi Tô. Nguyễn Minh Hồng dẫn đầu đại đội đánh cắt đội hình địch. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt gần 3 giờ liền, máy bay, pháo binh địch đánh phá dữ dội. Đồng chí động viên đơn vị chiến đấu ngoan cường, diệt 165 tên, riêng đồng chí diệt 30 tên. Từ tháng 5-1968, Đội Biệt động Long Xuyên có lúc nhập vào địa phương quân Châu Thành, có lúc làm nhiệm vụ phối hợp với Tri Tôn đánh vào Chi khu  trong đợt II Mậu Thân... Bất kỳ ở đâu và nhiệm vụ nào, Nguyễn Minh Hồng cũng mưu trí và chiến đấu có hiệu quả.

Cuối năm 1968, đồng chí nhận nhiệm vụ là Thị đội phó Long Xuyên trong điều kiện các cơ sở trong nội ô đều bị đánh phá sau Tết Mậu Thân 1968. Nguyễn Minh Hồng cùng với các đồng lãnh đạo Thị đội: Sáu Kiệt, Bảy Triết kiên cường bám trụ xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang Long Xuyên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.  Năm 1970 được bổ nhiệm làm Thị đội trưởng Long Xuyên. Tháng 7-1971, đồng chí được cử đi học trên Miền sau đó điều động về Tiểu đoàn 261 của Quân khu 9.

Ngày 08-7-1972, Nguyễn Minh Hồng chỉ huy đại đội phục kích đánh một tiểu đoàn địch ở xã Nhị Bình [Mỹ Tho], bị thương ở chân nhưng vẫn tự băng bó vết thương và tiếp tục chỉ huy trận đánh, diệt gần hết 1 tiểu đoàn địch. Riêng đồng chí diệt 1 tên đại úy. Ngày 30-10-1972, Nguyễn Minh Hồng chỉ huy đại đội phục kích đánh 1 tiểu đoàn địch ở xã Long Khánh [Cai Lậy]. Nguyễn Minh Hồng dẫn 1 tiểu đội đánh thẳng vào giữa đội hình địch, cùng đại đội diệt hơn 50 tên. Riêng đồng chí diệt 23 tên.

Ngày 12-12-1974, 1 tiểu đoàn địch tấn công vào vị trí trú quân của ta. Đồng chí Tiểu đoàn trưởng bị thương nặng. Là Tiểu đoàn phó, Nguyễn Minh Hồng chỉ huy đơn vị tổ chức phản kích diệt 150 tên địch, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, giữ vững trận địa. Trong chiến tranh biên giới, đồng chí có mặt xuyên suốt ở chiến trường Tây Nam, cùng đồng đội vào sinh ra tử, đồng cam cộng khổ bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Gần bốn mươi năm tham gia cách mạng, dù được phân công ở bất cứ cương vị nào, Nguyễn Minh Hồng luôn luôn chiến đấu mưu trí, dũng cảm. Chín lần bị thương là chín lần anh tự băng bó và tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu giành thắng lợi. Trải qua các giai đoạn chiến đấu khác nhau và qua nhiều lần bị thương tích đầy người, Nguyễn Minh Hồng đã cùng đồng đội lập được nhiều thành tích vang dội, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, riêng anh đã diệt hơn 200 tên, thu 23 súng.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, lần lượt giữ những trọng trách quan trọng, Nguyễn Minh Hồng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; một lòng trung kiên với Đảng, với Tổ quốc; luôn mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu cũng như kiên quyết với kẻ thù; đoàn kết, thân ái với đồng chí, đồng đội và luôn gắn bó với quần chúng, được quần chúng nhân dân tin yêu. Với tác phong gần gũi, hòa đồng, bình dị đồng chí được các em, cháu thanh thiếu niên tỉnh nhà kính yêu và ngưỡng mộ.

Sau ngày hòa bình, thống nhất đất nước, Nguyễn Minh Hồng công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang. Là Tỉnh ủy viên khóa V, VI và lần lượt giữ chức vụ Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang; Đại biểu Quốc hội khóa IX và X đơn vị tỉnh An Giang, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.

Quá trình chiến đấu, đồng chí Nguyễn Minh Hồng được tặng thưởng 4 Huân chương chiến công Giải phóng [1 hạng Nhất, 3 hạng Ba], 4 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ, 8 bằng khen. Ngày 06-11-1978, Nguyễn Minh Hồng được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Khi được tuyên dương anh hùng, Nguyễn Minh Hồng là Thượng úy, Chánh trị viên Tiểu đoàn 261, Trung đoàn 1, Quân khu 9.

Ngày 25-12-2000, Nguyễn Minh Hồng từ trần sau cơn đau tim tại thành phố Long Xuyên, hưởng dương 55 tuổi./.


Phòng Lịch sử Đảng

Page 3

Nguyễn Thị Lợi, sinh năm 1913, quê quán xã Châu Phú, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc [nay là thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang]. Chồng chị quê ở tỉnh Hưng Yên vào Châu Đốc lập nghiệp, làm nghề bưu chính. Kết hôn, chị theo chồng ra Bắc, sinh được hai người con một trai, một gái. Sinh sống một thời gian, chị đưa con trai nhỏ trở lại miền Nam. Trên đường đi, đạn pháo của thực dân Pháp bắn chết đứa con trai ngay trên tay chị. Đau buồn chất ngất, chị không tiếp tục vào Nam mà dừng chân tại Thanh Hóa.


Biến đau thương thành sức mạnh, chị tham gia hoạt động cách mạng và có dịp tiếp xúc với đồng chí Hoàng Đạo là Tổ trưởng Tổ điệp báo A13. Sau một thời gian, tổ chức nhận thấy Nguyễn Thị Lợi là người phụ nữ bản lĩnh, thông minh, kiên trung, có đầy đủ tố chất của một chiến sỹ điệp báo. Hoàng Đạo đã quyết định kết nạp chị vào Tổ điệp báo do mình phụ trách. Tổ điệp báo A13 gồm Hoàng Đạo có mật danh A13, Nguyễn Kim Sơn mật danh A14, Chu Duy Kính với mật danh A15 và Nguyễn Thị Lợi mật danh A16.

Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược, lôi kéo Bảo Đại lập chính phủ bù nhìn với âm mưu dùng người Việt trị người Việt, lôi kéo, mua chuộc các thế lực phản động chống phá cách mạng, gây chia rẽ, suy yếu Mặt trận Dân tộc thống nhất. Thời gian này, Ty điệp báo Trung ương lệnh cho Hoàng Đạo nhanh chóng kết thúc nhiệm vụ điệp báo trong hàng ngũ địch để nhận nhiệm vụ mới. Tổ điệp báo A13 quyết định lập chiến công lớn.

Chớp thời cơ, khi Pháp chủ động đặt vấn đề đưa bà Phu nhân của Quốc vụ Khanh Hoàng Đạo đang sinh sống ở Thanh Hóa  ra Hà Nội chung sống với mục đích khống chế, mua chuộc các chức sắc trong chính quyền Bảo Đại. Lợi dụng cơ hội Pháp sử dụng Thông báo hạm Amyot D'Inville đang trên đường từ Sài Gòn ra Hà Nội sẽ ghé Thanh Hóa để đón phu nhân Quốc vụ Khanh Hoàng Đạo, A13 quyết định đánh bom chiến hạm nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giáng đòn tâm lý vào kẻ xâm lược, làm phá sản âm mưu chiến tranh của thực dân Pháp. Và người giữ nhiệm vụ đặc biệt quan trọng không ai khác chính là nữ điệp báo Nguyễn Thị Lợi mật danh A16, đóng vai là phu nhân Quốc vụ khanh Hoàng Đạo. Trước nhiệm vụ vinh quang, Nguyễn Thị Lợi đã chủ động nói với đồng chí Hoàng Đạo: “Tôi hiểu rất rõ ý nghĩa của trận đánh này, tôi xin nộp cho tổ chức một bức thư tình nguyện cảm tử, mong tổ chức chấp nhận lời đề nghị của tôi”. Ước muốn tha thiết của chị được nắn nót thành những dòng chữ đầy cung bật cảm xúc: “Tôi Nguyễn Thị Lợi quê Châu Phú - Châu Đốc, chiến sỹ tình báo xin tình nguyện hy sinh cho Tổ quốc, rửa nhục cho thù nhà…”.

Ngày 26-9-1950, thực dân Pháp cho chiến hạm Amyot D'Inville, một trong những Thông báo hạm lớn nhất của Pháp trong khu vực Thái Bình Dương đến bãi biển Sầm Sơn để đón phu nhân Quốc Vụ Khanh. Hôm ấy, biển động sóng to, tàu Amyot D'Inville đậu xa bờ.

Sáng ngày 27-9-1950, theo kế hoạch, Nguyễn Thị Lợi trong vai vợ Quốc vụ Khanh, Hoàng Đạo đi tiễn, Kim Sơn trong vai phiên dịch, Chu Duy Kính trong vai người ở, xách vali cho phu nhân. Tất cả lên chiếc thuyền nhỏ thẳng tiến ra chiến hạm. Lúc này nhiệm vụ quan trọng của Tổ điệp báo bắt đầu. Khi cập mạn tàu, Hoàng Đạo cùng Kim Sơn đưa chị Lợi lên boong tàu. Do không quen, chị bị say sóng. Tổ điệp báo được thuyền trưởng ân cần tiếp đón và bố trí một căn phòng khang trang cho phu nhân Hoàng Đạo. Sau nghi thức chào hỏi, Hoàng Đạo xin phép Chỉ huy chiến hạm để vợ vào phòng nghỉ ngơi. Chu Duy Kính xách va ly chứa 30 kg thuốc nổ cùng bà Hoàng Đạo vào phòng. Để đảm bảo đúng kế hoạch đề ra, anh kiểm tra lại va ly đã ngụy trang rất kỹ lưỡng phía trên lớp quần áo, phía dưới khối thuốc nổ, sau khi kích hoạt khối thuốc nổ và để về vị trí cũ. Đồng chí Hoàng Đạo, Kim Sơn và Chu Duy Kính chào từ biệt chị lần cuối. Chị nở nụ cười cùng đồng đội thay cho lời ly biệt và sau đó cả tổ rút lui an toàn.

Khi lên bờ, cả tổ vừa hồi hộp, vừa lo lắng cho A16, mắt luôn hướng ra Biển Đông. Bất chợt một ngọn lửa vụt sáng từ chiến hạm bùng lên, kèm theo đó một tiếng nổ vang dội làm rung chuyển cả vùng biển Sầm Sơn. Thông báo hạm Amyot D'Inville nổ tung, một cột khói đen nổi lên giữa biển khơi mang theo 200 sỹ quan binh lính Pháp và tay sai cùng hàng trăm tấn vũ khí, quân trang đã nằm lại đáy biển Sầm Sơn. Nhiệm vụ thành công. Niềm vui vỡ òa hòa lẫn nỗi đau khôn xiết trước sự ra đi mãi mãi của Nữ điệp báo A16 đã hy sinh thân mình để làm nên chiến thắng. Nguyễn Thị Lợi đã thực thi nhiệm vụ cảm tử trong sự bình thản như thế, không một chút lo âu, run sợ hay ngập ngừng.

Ghi nhận công lao to lớn của chị, ngày 03-8-1995, Nhà nước đã truy tặng cho nữ điệp viên Nguyễn Thị Lợi danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra chị được truy tặng Huân chương Quân công hạng III. Hiện nay, Tượng đài của chị được dựng trang trọng trong khuôn viên Công an tỉnh Thanh Hóa. Tên chị còn được đặt trường cấp ba và một con đường khang trang vinh dự mang tên nữ anh hùng Nguyễn Thị Lợi.

Chiến hạm Amyot D'Inville nổ tung, không chỉ đập tan âm mưu của quân đội Pháp đánh vào vùng tự do khu IV thời đó mà còn làm sụp đổ một mưu đồ chính trị, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ của kẻ xâm lược, góp phần thắng lợi cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

An Giang tự hào sản sinh ra người con ưu tú Nguyễn Thị Lợi làm rạng danh quê hương, rạnh danh ngành Công an. Chị là biểu tượng đẹp, tiêu biểu cho truyền thống vẻ vang của đội quân tóc dài. Chiến công và sự hy sinh thầm lặng của chị đã trở thành giai thoại của ngành tình báo Việt Nam. Thế hệ cán bộ, chiến sỹ công an nói chung, công an An Giang nói riêng nguyện học tập và noi theo tấm gương sáng của anh hùng Nguyễn Thị Lợi.

Phòng Lịch sử Đảng

Page 4

Đồng chí Nguyễn Xuân Hoàng sinh năm 1950 tại xã Dương Tơ, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình ngư dân nghèo ở hòn đảo ngọc xinh đẹp, giàu truyền thống yêu nước trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Là người con của biển cả, nơi đầu sóng ngọn gió, thấm thía nổi cơ cực và nhất là nổi đau trước những gót giày xâm lược đang chà đạp lại cuộc sống tươi đẹp của ngư dân. Tháng 02/1968, trong những ngày sôi sục khí thế Xuân Mậu Thân, Xuân Hoàng lên đường nhập ngũ với mong muốn cống hiến sức mình giải phóng quê hương, quét sạch bọn tàn bạo, ác ôn ra khỏi hòn đảo thân yêu.

 


Buổi đầu ham gia vào Đại đội địa phương quân huyện Phú Quốc, Xuân Hoàng được sự giáo dục của Đảng, anh nhanh chóng trưởng thành. Chỉ một thời gian ngắn, Xuân Hoàng thể hiện tính dũng cảm, năng động và hăng say trong chiến đấu. Trận đầu tiên, tân binh Xuân Hoàng tham gia đánh chiếm đồn sân bay Phú Quốc. Hoàng chiến đấu rất dũng cảm, không may bị thương khá nặng nhưng nhất quyết không lùi về tuyến sau. Nhận thấy quyết tâm và ý chí vươn lên của anh lính trẻ, tổ chức cử anh đi học lớp đặc công thủy tại Quân khu 9. Sau khi học xong, anh được phân công nhiệm vụ tại Đại đội Đặc công thủy thuộc tỉnh Châu Hà năm 1971.

Năm 1974, Nguyễn Xuân Hoàng được bổ nhiệm Đại đội trưởng Đại đội Đặc công thủy. Trên cương vị mới, đồng chí đã lập nhiều thành tích gây tiếng vang lớn làm rạng danh lực lượng Đặc công thủy Long Châu Hà.

Tiểu biểu nhất là trong thời gian 12 ngày, Nguyễn Xuân Hoàng ba lần đánh sập cầu Vàm Răng tiêu diệt 50 tên địch. Ngày 04/12/1974, đơn vị phân công Xuân Hoàng cùng đồng chí Hùng thuộc Đặc công thủy đánh cầu Vàm Răng. Một kế hoạch chu đáo, chặt chẽ được vạch ra. Lần thứ nhất kế hoạch thành công, cầu Vàm Răng bị đánh sập. Lập tức địch bố trí đồn có một trung đội lính bảo vệ cầu. Hai ngày sau, chúng bắc lại cầu Vàm Răng và lần này địch tăng cường thêm một đại đội để giữ cầu, đồng thời căng thêm một lớp dày dây chì gai chi chít trên mặt sông. Việc canh gác, bố phòng đều rất nghiêm ngặt hơn trước. Đơn vị lại giao Xuân Hoàng tiếp tục đánh cầu lần 2. Nhiệm vụ thành công một lần nữa, cầu Vàm Răng bị đánh sập. Địch cay cú, tức tối vì không đầy một tuần lễ, cầu Vàm Răng - con đường vận chuyển huyết mạch đã bị quân ta đánh những hai lần! Chiếc cầu Vàm Răng bắc lại lần thứ 3 sắp xong, kiên cố, chắc chắn hơn có một tiểu đoàn lính dày đặc bảo vệ. Một tiểu đoàn lính phân bổ nhiều tầng, nhiều lớp có chiều xa, chiều sâu và có cả trận địa pháo sẵn sàng phản kích Ba Hòn. Đồng chí Hoàng lại nhận lệnh phá cầu Vàm Răng. Bản thân Xuân Hoàng biết rằng mỗi một lần tiếp cận mục tiêu sẽ là hành động cảm tử, lần sau càng nguy hiểm hơn lần trước vì mỗi lần cầu bị phá, địch lại tăng cường thêm vũ khí, lực lượng để bố ráp canh phòng cẩn mật. Nhưng với ý nguyện xả thân vì nước, Xuân Hoàng xung phong dấn thân vào nguy hiểm. Đại đội trưởng Hoàng phân công đồng chí Hùng đội đặc công thủy mang 60kg thuốc nổ TNT và 3kg C1 [đây là loại thuốc kích nổ nhanh hơn]. Đến gần chân cầu, Hoàng nổi lên thấy quân địch rất đông và trận địa pháo cứ 5 - 15 phút nhả đạn xuống mặt nước một lần, Hoàng quyết định một mình thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm. Trước tình thế hết sức khó khăn, đồng chí đưa ra quyết định táo bạo, theo trình tự phải cài đặt khối thuốc nổ trước, sau đó mới gài kíp nổ và bấm kíp, nếu như thế khi di chuyển làm động kíp sẽ nổ nên Hoàng quyết định thực hiện ngược lại với nguyên lý tối kỵ đặc công thủy là gài kíp nổ vào thuốc nổ, bấm kíp nổ [kíp 1 giờ, 1 giờ sau phát nổ] rồi di chuyển đến chân cầu. Lợi dụng thời gian giao nhau giữa hai lần nhả pháo, Hoàng ôm khối thuốc nổ 63 kg lặn sâu xuống đáy sông về phía chân cầu cột chặt khối thuốc nổ rồi rút lui an toàn. Một tiếng nổ xé trời vang lên. Cầu Vàm Răng biến mất. Chính nhờ sự mưu trí, gan dạ Xuân Hoàng vượt mọi gian khổ, nguy hiểm lập nên chiến công xuất sắc.

Với thành tích tiêu biểu đánh sập cầu khoảng cách về thời gian rất ngắn đã chia cắt lực lượng, ngăn chặn sự ứng cứu can viện của địch, gián tiếp tạo thuận lợi cho lực lượng ta tiến công tiêu diệt căn cứ pháo của Bảo an 437, Hòn Sóc và uy hiếp buộc liên đoàn Bảo an 954 ở ngã ba Tri Tôn phải tháo chạy. Xuân Hoàng và đồng đội góp phần giải phóng Ba Hòn và tuyến kinh Nam Thái Sơn, Mỹ Lâm, làm nên chiến thắng vẻ vang trong chiến dịch mùa khô năm 1974 - 1975. Cuộc đời binh nghiệp Nguyễn Xuân Hoàng trải qua 72 trận lớn nhỏ, diệt 87 tên, đánh sập 13 cầu, diệt 1 đồn, phá hủy ống dầu ở quân cảng Phú Quốc.

Năm tháng qua đi, hòa bình lập lại, đồng chí Hoàng miệt mài cùng 20 cán bộ, chiến sĩ ngày đêm lặn tìm và trục vớt trên 100 tấn đạn các loại do xà lan chở đạn của Mỹ bị ta bắn chìm trước đây. Xuân Hoàng và các chiến sĩ cung cấp khối lượng đạn dược dồi dào cho tổ chức. Trong nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đồng chí Hoàng có nhiều sáng kiến đột phá và cùng tập thể cải tiến thành công súng phóng lựu đạn M16 thay cho súng phóng lựu Carbin và giàn phóng lựu 5 nòng LĐ90. Đây là một bước tiến đánh dấu phát triển mới trong ngành kỹ thuật Quân đội.

Sau giải phóng, Nguyễn Xuân Hoàng được phân công là Đại đội trưởng Đại đội tàu sông tỉnh Long Châu Hà và đồng chí may mắn được phân công lái chiếc tàu đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng về thăm quê Mỹ Hòa Hưng sau ba mươi năm xa cách, vào tháng 10/1975. Gần 40 năm cống hiến cho lực lượng vũ trang, công tác nhiều đơn vị, giữ nhiều chức vụ khác nhau, dù ở đơn vị công tác nào, dù chiến đấu trên biển hay trên đất liền nhưng bất cứ nơi đâu và bất cứ nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí luôn thể hiện sự kiên định lập trường, chấp hành nghiêm mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết tốt nội bộ và nhân dân, luôn giành phần khó khăn về mình, năng động sáng tạo, chịu khó rèn luyện học tập và đầu tư nghiên cứu, giữ vững phẩm chất cách mạng, phong cách chỉ huy sâu sát, lối sống giản dị, tác phong khiêm tốn, được đồng đội và nhân dân yêu mến, cấp trên tín nhiệm.

Suốt quá trình chiến đấu, đồng chí được tặng thưởng: 01 Huân chương Chiến công hạng Ba, 03 danh hiệu dũng sĩ đánh giao thông, 05 danh hiệu chiến sỹ Quyết thắng, 05 danh hiệu chiến sỹ Thi đua, cùng nhiều bằng khen các loại. Đặc biệt, ngày 31/7/1998, Nguyễn Xuân Hoàng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ.

Phòng Lịch sử Đảng

Page 5

Đồng chí Huỳnh Trí sinh ngày 30-11-1949, quê quán xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng, cha mẹ đều tham gia trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 20 tuổi, Huỳnh Trí bắt đầu tham gia cách mạng với nhiệm vụ đầu tiên là chiến sĩ trinh sát Tiểu đoàn 512 An Giang.

Từ năm 1970 đến 1974, anh trải qua nhiều chức vụ: Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng - Tiểu đội trinh sát; Trung đội phó, Trung đội trưởng - Đại đội 1, Tiểu đoàn 512. Dù ở bất kỳ cương vị nào trong mỗi trận đánh, Huỳnh Trí luôn dũng cảm đi đầu. Trận đầu tiên, ngày 17-7-1969, tạo nên một ký ức khó quên là đánh vào khu trù mật Tân An [Bến Nước - Tân Châu]. Đây là trận đánh mà tương quan lực lượng giữa ta và địch không cân sức. Trận này có bảy đồng chí tham gia: Thương làm mũi trưởng, Út Tiếng, Thành mũi phó, Trí, Muôn, Giảo, Xuân. Đạn bên trong đồn bắn ra dữ dội, đồng chí Thương, Út Tiếng trúng đạn hy sinh ngay. Cầm cự khá lâu cuối cùng đành phải rút lui. Các đồng chí Muôn, Giảo hy sinh. Xuân bị thương và cũng ra đi. Còn lại Trí và Thành, nhưng tinh thần chiến đấu lại càng cao hơn vì quyết trả thù cho những đồng đội mình đã ngã xuống. Chính nhờ kinh nghiệm trận này mà liên tiếp các trận sau Huỳnh Trí tham gia đánh đều thắng như: trận tập kích đồng Chạy Thum, trận tập kích 2 đại đội địch ở Thị xã Takeo [1970], trận chống càn với sư đoàn 9 ở núi Phú Cường, chốt giữ đồi Tức Dụp [1971], trận tập kích diệt 01 đại đội địch ở Lợi Dân [1972], trận tập kích tiêu diệt trung đội nghĩa quân ở khu 11, trận tập kích một tiểu đoàn ở khóa đầu Thường Thới Hậu, Trung đội dân vệ đồn Ba Chánh [1974]; trận đánh vu hồi lính Pôn Pốt ở Long Tiên [1979]… Huỳnh Trí đã cùng đồng đội trực tiếp tham gia đánh 132 trận lớn nhỏ, trong đó có nhiều trận mà đồng chí trực tiếp chỉ huy, diệt, bắt sống hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí đã tiêu diệt 43 tên địch, bắt sống 27 tên, thu 58 súng và 3 máy PRC 25.

Nhớ lại trận tiêu diệt đồn Giồng Găng ở xã Phú Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp vào đêm 12 rạng 13-10-1974. Lúc đó với cương vị là Đại đội phó [Đại đội 1, Tiểu đoàn 512], Huỳnh Trí chỉ huy một mũi tiến công. Khi mũi phá mìn của đồng chí áp sát trận địa thì phát hiện tình huống đã thay đổi không đúng như kế hoạch ban đầu. Sợ không kịp giờ hợp đồng tác chiến, tình huống lúc này rối ren vì chiến sĩ phụ trách cắt rào lạc mất, nên buộc đồng chí phải quyết tâm cắt rào bằng mọi giá để vào trong phá mìn. Trong giờ phút sinh tử, đồng chí đã cương quyết bằng mọi giá phải cắt cho được dây mìn “lay-mo”. Không còn tính toán nguy hiểm tới tính mạng, đồng chí chấp nhận hy sinh để mở cửa đưa đội hình vào. Huỳnh Trí nhảy lên kéo đại trái mìn, dây mìn dài “dùn xuống” dùng răng cắn “ngọt sớt” làm đứt dây mìn, giúp đồng đội tiến thẳng vào bên trong, đúng là một chuyện hiếm!. Kết quả trận đó ta tiêu diệt gọn một trung đội dân vệ, diệt tại chỗ 25 tên, bắt sống 02 tên, thu 18 súng các loại, 01 máy PRC 25. Quan trọng nhất, là nhổ được “cái gai cứng” án ngữ đường vận chuyển quân và hậu cần. Sau trận đó, đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Từ tháng 4-1974 đến 7-1984, đồng chí giữ các chức vụ: Đại đội phó, Đại đội trưởng kiêm Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 512. Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng - Tiểu đoàn 1, Đoàn 9905 [An Giang]. Phó Tham mưu trưởng Đoàn 9905, Mặt trận 979 [Quân khu 9]. Phó Chủ nhiệm Chính trị Đoàn 9905, Mặt trận 979, Quân khu 9. Nhận nhiệm vụ, nhưng Huỳnh Trí cùng anh em trong đơn vị đi sâu nghiên cứu tình hình, dù vất vả, vẫn nêu cao tinh thần tích cực, tận tụy, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tháng 3-1987 đồng chí được cử đi học ở trường Chuyên gia Quân sự 481 - Bộ Quốc phòng, với nhiệm vụ là Chủ nhiệm Chính trị - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang. Tháng 9-1999, đồng chí nghỉ hưu và tình nguyện gia nhập đội K93, đội K90 đi tìm mộ đồng đội quy tập về nghĩa trang liệt sỹ tỉnh. Đồng chí cùng anh em đội K93 dầm mưa, dãi nắng ở núi rừng hàng tháng trời tại Campuchia, quyết tâm tìm cho được hài cốt đồng đội để đưa an nghỉ trên đất mẹ. Dù tuổi tác ngày một cao và các vết thương đau nhức vẫn hoành hành mỗi khi trời trở gió, nhưng đồng chí vẫn lặn lội khắp chiến trường xưa, góp phần cùng Đội quy tập được trên 1.270 hài cốt ở Campuchia và trong nước.

Hơn 40 năm hoạt động cách mạng, đồng chí luôn gương mẫu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sống khiêm tốn, giản dị, đoàn kết với anh em đồng đội, được mọi người tin yêu, mến phục, góp phần viết lên trang sử hào hùng của lực lượng vũ trang tỉnh nhà. Với những đóng góp trong kháng chiến, ngày 05-12-2007, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Đại tá Huỳnh Trí.

Phòng Lịch sử Đảng

Page 6

Dân tộc ta, dân tộc của những người chưa bao giờ cam chịu khuất phục. “Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”. Từ ngàn đời xưa, đã bao phen như thế! Lòng yêu nước nồng nàn, đã bao lần đập tan những mưu đồ xâm lăng của các thế lực bành trướng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc đã đúc kết một cách giản dị mà đầy sâu sắc truyền thống quý báu ấy: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.


Hơn tám mươi năm cho một cuộc đổi đời, 10.000 ngày cho hai cuộc giải phóng. Ngần ấy thời gian, đau xót, tan thương, bi hùng, oanh liệt. Máu và nước mắt đã tô thắm trên từng mảnh đất quê hương. Cho đến bây giờ, xúc động ngước nhìn cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời tự do cao lộng, ngoảnh lại, ở đâu đó vẫn còn vết tích của mảnh đạn, mảnh bom lặng lẽ nằm trên những mãnh đất có một phần máu xương của những người còn sống qua chiến tranh và cả trong cơ thể của chính họ.

Tròn ba năm, từ tháng 11/2011, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã giới thiệu 33 tấm gương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh An Giang” trong Bản tin Thông tin công tác tưởng. Một cá nhân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, 29 cá nhân trong kháng chiến chống Mỹ và 03 cá nhân trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở đó, có những khoảnh khắc thiêng liêng của một thời hoa lửa; có những lý tưởng sống cao đẹp, hiến dâng cả cuộc đời cho Tổ quốc; có niềm tự hào về truyền thống bất diệt của một dân tộc anh hùng. Ở đó, có khúc tráng ca rực lửa về chủ nghĩa anh hùng cách mạng được tiếp nối đời đời như “tre già măng mọc”, người trước ngã, người sau tiếp bước, đền nợ nước, rửa thù nhà. Những người con An Giang “xả thân vì đại nghĩa”, bên đồng đội giành phần đi trước, lúc xung phong chẳng ngại “mất, còn”, trước kẻ thù chẳng tiếc máu xương, bởi: “biết hy sinh nên chẳng nhiều lời”, lời để lại giành cho đồng đội, cho đồng bào vững bước tiến lên, lời hun đúc niềm tin chiến thắng, về một ngày toàn thắng ắt về ta.

Nữ anh hùng Huỳnh Thị Hưởng trước họng súng kẻ thù vẫn ung dung: “Bà con yên tâm, tôi không khai báo gì, tôi có chết còn nhiều người khác làm cách mạng. Cách mạng sẽ thắng lợi!”; hay Phạm Văn Cương trước lúc hy sinh còn để lại đôi dòng tha thiết: “Ra đi giành giữ quê hương/ Hy sinh vì bởi tình thương giống nòi”; rồi Phan Văn Hồng đối diện với cái chết vẫn đanh thép: “Thà chết vinh hơn sống nhục”… và còn rất nhiều những khí phách quật cường như vậy, mà cái chết đã hóa thành bất tử! Và ở đó, có những anh hùng đã hy sinh ở tuổi đời mười tám đôi mươi như: Nguyễn Đăng Sơn, Nguyễn Thị Bạo, Huỳnh Thị Hưởng, Phan Thị Ràng, Phạm Văn Cương, Neáng Nghés, Nguyễn Văn Ba, Trần Thanh Lạc...

Trong số các anh hùng, có những đồng chí được tuyên dương lúc còn sống như: Trương Khánh Châu, Nguyễn Minh Hồng, Nguyễn Văn Bịch, Hà Hoàng Hổ, Huỳnh Vũ Hùng, Lâm Thanh Hồng, Nguyễn Xuân Hoàng, Huỳnh Trí, Lê Văn Hai. Và, có những đứa con ưu tú được sinh ra trên mảnh đất An Giang đã tham gia chiến đấu ở các nơi, những chốn đi qua, những nơi đã đến đều in đậm khí phách anh hùng, như: Nguyễn Thành Út [bí danh Huỳnh Văn Voi], quê quán Long Xuyên; Liệt sỹ Đỗ Ngọc Thạnh [bí danh Ba Học Sinh] và liệt sỹ Ngô Quốc Trị [Bảy Hùng] cùng quê Châu Đốc; Liệt sỹ Phạm Thao[*]. Riêng anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Xuyến [tức Kim Lệ, quê Cao Lãnh - Đồng Tháp, giữ nhiệm vụ Hội trưởng Hội Phụ nữ huyện Chợ Mới từ năm 1975 - 1983, thì An Giang còn là quê hương thứ hai trong đời hoạt động cách mạng đầy sôi nổi của mình, đã góp phần để lại những trang sử vàng của những tháng năm gian lao mà anh dũng trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những tấm gương liệt oanh ấy vẫn luôn ngời sáng, cho những cuộc đời tươi trẻ hôm nay và mai sau trên mảnh đất An Giang này mãi nhớ đến năm tháng hào hùng, và cho ngàn ngày xưa đến ngàn ngày sau. Đất nước này đã chịu đựng như đã từng chịu đựng, đã hồi sinh và sẽ vươn lên, cũng như chưa bao giờ chịu khuất phục. Trong những giờ phút khó khăn, luôn xuất hiện những anh hùng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đó là niềm tin tất thắng!
Tin chắc rằng, thế hệ trẻ hôm nay luôn dành sự kính phục và kiêu hãnh về những Anh hùng cách mạng bởi lòng yêu nước thiết tha được truyền lại. Và cũng tin chắc rằng, thông qua tiểu sử, thành tích hoạt động cách mạng của các bậc anh hùng mà thế hệ trẻ sẽ hiểu rõ hơn hai chữ cống hiến, hiểu rõ hơn khí phách và bản lĩnh của người An Giang qua những “chân dung anh hùng” đầy sống động. Để rồi, họ sẽ tự hỏi: “Mình đã làm được gì cho Tổ quốc hôm nay”!

Phòng lịch sử Đảng

* Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh An Giang có 05 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Video liên quan

Chủ Đề