Tiêu chí đánh giá thái độ học tập năm 2024

Kinh tế vi mô Lê Thế Giới - LỜI MỞ ĐẦU Giáo trình kinh tế học vi mô là tài liệu dùng trong giảng dạy và

  • Sự vận dụng học thuyết kinh tế của Keynes
  • Đề cương Kinh tế vi mô GIỮA KỲ
  • lạm phát và thất nghiệp
  • Phân tích tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thông qua mô hình AS – AD trong ngắn hạn. Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng Suy thoái.

Preview text

Khoa Quản trị Lớp Quản trị - Luật 44A

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI

ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bộ môn: Kinh tế lượng Giảng viên: ThS. Nguyễn Trọng Tín Nhóm: 04

Thành viên: 1 Cao Thị Khánh Linh 1953401020 092 2 Đặng Ngọc Linh 1853401020 119 3 Nguyễn Thị Hồng Lắm 1953401020 089 4 Cai Thị Ly Ly 1953401020 110 5 Nguyễn Trương Nhật Minh 1953401020 118 6 Nguyễn Thị Bích Ngọc 1953401020 134 7 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 1953401020 135 8 Võ Nguyễn Duy Nhân 1953401020 147 9 Nguyễn Đàm Thanh Nhi 1953401020 150 10 Phạm Trần Yến Nhi 1953401020 154

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 04 năm 2022

LỜI CẢM ƠN

Đề tài nghiên cứu khoa học này được thực hiện tại Khoa Quản trị, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Để có thể hoàn thành bài nghiên cứu này, nhóm chúng em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, với lòng biết ơn sâu sắc, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Trọng Tín - Giảng viên bộ môn Kinh tế lượng, người đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của Thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Thông qua môn học Kinh tế lượng, dưới sự giảng dạy của Thầy Nguyễn Trọng Tín, chúng em đã có cho mình một nền tảng kiến thức về các phương pháp, các mô hình kinh tế lượng để phân tích, dự báo không chi có các hiện tượng kinh tế mà còn có các vấn đề thực tiễn khác. Chúng em rất cảm ơn Thầy vì đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu các đề tài xoay quanh việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng vào thực tiễn. Từ đây, chúng em có thể dựa trên những kiến thức đã được học để vận dụng chúng vào bài nghiên cứu khoa học này.

Tiếp đến, nhóm chúng em xin cảm ơn các anh/chị, các bạn, các em đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học của nhóm.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài nghiên cứu khoa học chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài nghiên cứu khoa học được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc Thầy sức khoẻ và ngày càng thành công trong sự nghiệp “trồng người”. Kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức.

DANH MỤC CÁC BẢNG

  • 2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................
  • 1. KẾT LUẬN CHƯƠNG II......................................................................................................
  • CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................
  • 1. ĐẶT BIẾN.............................................................................................................................
  • 1. KHẢO SÁT THỰC TẾ..........................................................................................................
  • 3. Thái độ học tập của sinh viên hiện nay ...............................................................................
  • 3. Ảnh hưởng của giảng viên đến thái độ học tập của sinh viên ..............................................
  • 3. Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến thái độ học tập của sinh viên ........................
  • 3. Ảnh hưởng của hệ thống cơ sở vật chất đến thái độ học tập của sinh viên .........................
  • 3. Ảnh hưởng của động lực học tập đến thái độ học tập của sinh viên ....................................
  • 3. Ảnh hưởng của khả năng tự phục vụ đến thái độ học tập của sinh viên ..............................
  • 3. ảnh hưởng của thực hành thực tế đến thái độ học tập của sinh viên ...................................
  • 1. KẾT QUẢ EVIEWS..............................................................................................................
  • 3. Kết quả Eviews
  • 3. Kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết ....................................................................
  • 3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .....................................................................................
  • 3. Kiểm định phương sai thay đổi ............................................................................................
  • 3. Kiểm định sự thiếu biến của mô hình ..................................................................................
  • 1. NHẬN XÉT...........................................................................................................................
  • CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THÁI ĐỘ HỌC TẬP SINH VIÊN................
  • 1. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG GIẢI PHÁP.................................................................................
  • 4. Đối với sinh viên .................................................................................................................
  • 4. Đối với giảng viên ...............................................................................................................
  • 4.Đối với nhà trường
  • 1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP..........................................................................................................
  • 4. Giải pháp đối với sinh viên .................................................................................................
  • 4. Giải pháp đối với và những người làm công tác về giáo dục ..............................................
  • PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
  • Bảng 3. Kết quả Eviews......................................................................................................................
  • Bảng 3. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (VIF).................................................................
  • Bảng 3. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi (Kiểm định White)..................................................
  • Bảng 3. Kết quả kiểm định sự thiếu biến của mô hình (Ramsey RESET Test)...................................

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trên địa bàn TP.................................................................................................................................... 19

2

tập của sinh viên thì việc phân tích, đánh giá và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu, phân tích và xác định cơ sở quan trọng hình thành các đề xuất, giải pháp thay đổi thái độ học tập của sinh viên cho các trường Đại học trên địa bàn TP nói riêng và các trường Đại học trên cả nước nói chung. Điều này là quan trọng đối với sự cạnh tranh ngày càng lớn mạnh giữa các trường Đại học trong bối cảnh như hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu, phân tích những yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh viên đang là lĩnh vực được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài quan tâm.

Trên phạm vi nước ngoài, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Ajzen, I. & Fishbein, M. (1980), “Understanding Attitudes and Predicting Social Behavior” , Englewood Cliff, NJ: Prentice-Hall; Curran, J. and Rosen, D. (2006), “Students Attiudes toward college courses: An examination of influences and intentions” , Journal of Physics of Marketing Education 135; Ali N. - Jusoff K. - Ali S. - Mokhtar N. - Salamat A. (2009), “ The Factors Influencing Students’ Performance at Universiti Tekno MARA Kedah, Malaysia” , Management Science and Engineering, Vol No, pp-90; Goodykoontz, E. (2009), “Factors that Affect College Students’ Attitudes toward Mathematics” , West Virginia University, [eniemiec@math]; Nevid, J. (2013), “Psychology: Concepts and applications. Belmont” , CA: Wadworth;....

Ở phạm vi trong nước, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này có thể kể đến là:

Nhóm luận văn, đề án, đề tài khoa học: Quỳnh Anh (2008), “ Niên Luận Thái độ học tập của sinh viên”, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 01 - 2008; Nguyễn Đức Hưởng, “Thái độ học tập của sinh viên Đại học An Ninh Nhân Dân” , Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học An ninh Nhân dân; Lê Ngọc Phương, “ Thái độ học tập của sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên ” , Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên; Bùi Thị Thu Phương – Trần Đức Hiếu – Trần Anh Quân (2020), “Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội” , Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội;....

Nhóm tạp chí: Lê Thị Ngọc Lan (1982), “Quan hệ giữa tự đánh giá của học sinh với thái độ học tập và động cơ học tập”, Kỷ yếu hội nghị Tâm lý học toàn quốc lần thứ V , Hà Nội; Nguyễn Thị Chi - Nguyễn Thị Liên Hương - Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), “Thái độ học tập các môn chung của sinh viên Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN”, Tạp chí Giáo dục , kỳ 2; Phan Hữu Tín - Nguyễn Thúy Quỳnh Lan (2011 ), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trườn Đại học Đà Lạt”, Tạp chí phát triển KH&CN , tập 14, Số Q2 – 2011, tr – 96; Trần Thị Khánh Linh (2019),

3

“Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập các học phần toán cao cấp của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế” , Tạp chí giáo dục , Số đặc biệt tháng 10/2019, tr – 226;....

Có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố lên thái độ học tập của sinh viên. Tuy nhiên, vì một số công trình nghiên cứu này có sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập ý kiến của các sinh viên tại thời điểm thực hiện nghiên cứu nên chỉ có thể sử dụng tại những thời điểm nhất định. Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển, môi trường sống ngày càng có nhiều sự biến đổi đã tác động phần nào tới nhận thức, động cơ, hành vi cũng như thái độ của sinh viên đối với việc học tập. Do đó, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ dựa trên kết quả, kết luận của các nghiên cứu trước làm cơ sở để tiếp tục thực hiện việc phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại thời điểm hiện tại nhằm góp phần tìm ra một số giải pháp cải thiện thái độ học tập của sinh viên và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.

3. Mục tiêu nghiên cứu 3. Mục tiêu chung

  • Nghiên cứu thực trạng thái độ học tập của sinh viên hiện nay trên địa bàn TP và xác định những yếu tố ảnh hưởng tới thái độ đó.
  • Phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới thái độ học tập của sinh viên hiện nay trên địa bàn TP.

3. Mục tiêu cụ thể

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên.
  • Xác định và phân tích các yếu tố mang tính khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên, lý giải nguyên nhân và ảnh hưởng của các yếu tố đó.
  • Đề xuất những biện pháp để khắc phục những yếu tố tiêu cực và đ̂ɪy mạ nh các yếu tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo sinh viên.
  • Kiến nghị một số giải pháp dành cho sinh viên trong việc rèn luyện thái độ học tập, cho giảng viên trong việc thay đổi các phương pháp giảng dạy có hiệu quả và nội dung bài giảng phù hợp nhằm để đạt được kết quả dạy và học cao nhất.

4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được quá trình nghiên cứu và đạt được mục đích của việc nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi:

(1). Thái độ học tập của sinh viên tại các trường Đại học trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn TP hiện nay như thế nào?

5

Chương II: Nội dung nghiên cứu các yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh viên hiện nay trên địa bàn TP

CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................

Chương IV: Một số giải pháp nâng cao thái độ học tập sinh viên

6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TP

1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Ở nước ngoài, có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu hay nhà tâm lý học quan tâm và tiến hành thực hiện những nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên cũng như tìm ra những yếu tố nhất định làm tác động, gây ảnh hưởng tới thái độ học tập của sinh viên. Cụ thể:

Các nhà khoa học như Ajzen và Fishbein đã đưa ra trong lý thuyết của họ về lý luận hành động rằng niềm tin về một đối tượng sẽ dẫn đến thái độ và những điều này dẫn đến những ý định ảnh hưởng đến hành vi thực tế tế đối với các đối tượng mục tiêu. Thái độ con người sẽ làm thay đổi khía cạnh trong cuộc sống của họ, bao gồm cả thái độ học tập.

Hay theo tác giả G, về cơ bản, thái độ học tập và thái độ làm việc thống nhất với nhau. Ông phân tích thái độ học tập trong các hình thức học tập khác nhau như: thái độ học tập trên lớp, thái độ tự học. Trong đó, ông đưa ra những “điểm tựa” cho sự đánh giá thái độ học tập như sự nỗ lực nhận thức, sự sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ học tập, tự đặt ra những yêu cầu cao về thành tích học tập của bản thân, sự phản ứng với những thể nghiệm thành công hay thất bại trong học tập, tinh thần vận dụng kiến thức 1.

Tác giả Nêvitốp lại nghiên cứu ra rằng thái độ học tập tích cực đó còn thể hiện ở chỗ: Người học chú ý, hứng thú và sẵn sàng vượt khó khăn. Tác giả đã phân tích tỉ mỉ những biểu hiện này trên hành vi học tập của sinh viên trong giờ học trên lớp cũng như tự học. Những nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên 2.

Tác giả S cũng đã đưa ra tiêu chûɪn đánh giá về thái độ học tập và đã được thừa nhận có thể sử dụng rộng rãi. Theo tác giả, những nội dung chung nhất về thái độ học tập tích cực đồng thời cũng bao quát được tương đối đầy đủ mọi mặt thể hiện của thái độ học tập bao gồm 10 mặt biểu hiện như sau 3 :

  1. Trên lớp chú ý nghe giảng.
  2. Học bài và làm bài đầy đủ.
  3. Cố gắng vươn lên trong học tập. 1 Quỳnh Anh (2008), “ Niên Luận Thái độ học tập của sinh viên”, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 01 – 2008. 2 Quỳnh Anh (2008), “ Niên Luận Thái độ học tập của sinh viên”, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 01 – 2008. 3 Bùi Thị Thu Phương – Trần Đức Hiếu – Trần Anh Quân (2020), “Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội” , Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, tr.

8

dân; Lê Ngọc Phương, “ Thái độ học tập của sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên ” , Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên; Bùi Thị Thu Phương – Trần Đức Hiếu

  • Trần Anh Quân (2020), “Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội” , Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

Nhìn chung, những đề tài về thái độ học tập thì có số lượng khá lớn. Nhưng với những đề tài về thái độ học tập nêu trên đã đạt được những kết quả nhất định trong việc chỉ ra thực trạng thái độ học tập nói chung và thái độ học tập đối với một số môn học của một nhóm khách thể.

2. KẾT LUẬN CHƯƠNG II......................................................................................................

Qua việc phân tích tổng quan tình hình nghiên thái độ học tập của sinh viên nói chung. Nhóm nghiên cứu rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, vấn đề động lực học tập đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập từ rất sớm, với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Nhưng các nghiên cứu này thường coi trọng kết quả thực hiện công việc của người lao động và xem nó như là một thang đo quan trọng để đánh giá về mức độ thái độ học tập họ trong khi kết quả thực hiện công việc còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực của mỗi cá nhân.

Thứ hai, rất nhiều nghiên cứu khẳng định, động lực học là nhân tố thúc đ̂ɪy mạnh m ẽ đối với thái độ học tập của sinh viên. Tuy nhiên, ngoài động lực thì sinh viên còn quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác, mong muốn được đáp ứng như: Cách giảng viên giảng dạy, quan tâm đến vấn đề của sinh viên cần được giải đáp, cơ sở vật chất, tác động từ gia đình...

Thứ ba, đa số các nghiên cứu liên quan đến thái độ học tập của sinh viên đại học ở Việt Nam còn chưa lượng hóa được mức độ thái độ học tập của sinh viên, chưa chỉ ra được hướng và lượng hóa được mức độ tác động các nhân tố tới thái độ học tập của giảng viên đại học.

Vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu cho rằng, cần thiết phải có một nghiên cứu riêng và có hệ thống cả về mặt lý luận và thực tiễn về thái độ học tập của sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục ngày càng sâu và rộng như hiện nay. Từ đó sẽ xây dựng một số giải pháp nhằm cung cấp thêm những căn cứ cả về lý luận và thực tiễn giúp các trường Đại học ở Việt Nam nói chung, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sử dụng như một công cụ tham khảo đáng tin cậy trong việc tăng cường thái độ học tập cho các giảng viên của mình.

9

CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TP

2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

2. Một số khái niệm 2.1. Thái độ Khái niệm “thái độ” được đưa ra lần đầu vào năm 1918. Trải qua rất nhiều nghiên cứu khác nhau thì hiện nay, khái niệm “thái độ” xuất hiện với nhiều định nghĩa khác nhau dưới góc độ của các nhà tâm lý học. Mỗi định nghĩa lại bàn tới một khía cạnh thái độ khác nhau của thái độ, làm góp phần phong phú thêm cách hiểu về phạm trù này. Trước tiên, cùng tìm hiểu khái niệm “thái độ” được định nghĩa như thế nào trong định nghĩa:

  • Từ điển Tiếng Việt, thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó”
  • Từ điển Anh – Việt, thái độ được viết là “attitude” và có nghĩa là “cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”.
  • Từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New York năm 1996 thì lại cho rằng: “Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như bản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tượng”.

Như vậy, khi định nghĩa về thái độ, đa phần các từ điển đều cho rằng đó là “cách ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó được cấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ là khác nhau 6.

Dựa trên cơ sở khái niệm “thái độ” trong từ điển, hai nhà tâm lý học người Mỹ là W và F. đã đưa ra định nghĩa về thái độ như sau: “Thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân có hành động hay không hành động khác mà được xã hội chấp nhận” , theo đó, hai ông cho rằng: “Thái độ là trạng thái tinh thần (state of mind) của cá nhân đối với một giá trị”. Như vậy, từ cách hiểu và định nghĩa trên của W và F cho thấy, ở phương Tây

6 Bùi Thị Thu Phương – Trần Đức Hiếu – Trần Anh Quân (2020), “Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội” , Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, tr.

11

nghĩa như sau: “Học (hay còn gọi là học tập, hay học hành, hay là học hỏi) là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới” 11.

Nói một cách khái quát: Học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định.

Dựa trên khái niệm đã phân tích, có thể thấy, học tập là việc vô cùng quan trọng đối với mỗi người vì những tiến bộ của thế giới, đòi hỏi mỗi người chúng ta cần có một lượng kiến thức rộng lớn để có thể tồn tại và phát triển. Hơn nữa việc học không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn là quá trình học hỏi về những vấn đề tình cảm, đạo đức, lối sống. Học tập là để tiếp thu, thấu hiểu những chûɪn mực đạo đức, rèn luyện về nhân cách và lối sống.

Thông qua khái niệm và vai trò của học tập, có thể rút ra khái niệm về hoạt động học tập đối với cá nhân là sinh viên như sau: Hoạt động học tập của sinh viên là một loại hoạt động được tổ chức một cách có ý thức nhằm tiếp thu những tri thức khoa học chuyên sâu chuẩn bị cho họ trong tương lai trở thành những chuyên gia phát triển toàn diện và có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.

Từ định nghĩa trên, xác định hoạt động học tập của sinh viên có những đặc điểm chung sau 12 : Thứ nhất, mục đích của hoạt động học tập của sinh viên là tiếp thu các tri thức khoa học chuyên sâu trong một lĩnh vực nhất định, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và thái độ tương ứng, phát triển những pĥɪm chất nhân cách của người chuyên gia về một l ĩnh vực trong tương lai.

Thứ hai, hoạt động thường xuyên diễn ra với nhịp độ cao. Thứ ba, mang tính độc lập trí tuệ cao, đòi hỏi sinh viên phải là người chủ động trong việc tổ chức, định hướng, cụ thể hoá quá trình học tập của mình.

Thứ tư, hoạt động học tập ở bậc đại học đòi hỏi sinh viên phải tích cực trao đổi với giảng viên, bạn bè về vấn đề học tập, độc lập nghiên cứu tài liệu, có óc phê phán, có chính kiến riêng,...

Thứ năm, hoạt động học tập gắn bó chặt với hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên làm quen với tác phong làm việc của người nghiên cứu, phát triển lối tư duy sáng tạo và các đặc điểm nhân cách.

Tóm lại, để có thể lĩnh hội kiến thức, người ta có nhiều cách đón nhận nó khác nhau. Mỗi người đều cần phải hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo hay sự thành thạo trong một lĩnh vực nào đó để bản thân ngày một tốt hơn. Thực tiễn đòi hỏi con người phải có tri thức khoa học thực sự, phải

27/03/2022. 11 12 “Học”, Wikipedia, [vi/wiki/H%E1%BB%8Dc

cite_note-1], truy cập ngày 27/03/2022. Quỳnh Anh (2008), “ Niên Luận Thái độ học tập của sinh viên”, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 01 - 2008.

12

hình thành những năng lực thực tiễn mới, mà cách học ngẫu nhiên dựa trên cơ sở hoạt động tự nhiên của con người là không thể tạo ra được. Để đáp ứng được điều này đã xuất hiện một hoạt động mà mục đích cơ bản của nó chính là học. Hoạt động đặc thù đó của con người có mục đích chính là học tập, được gọi là hoạt động học tập 13.

2.1. Thái độ học tập Để hoạt động học tập được thực hiện có hiệu quả và thu được kết quả như mong đợi thì việc hình thành thái độ của người học đối với hoạt động này là rất quan trọng, làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân người học nói chung và sinh viên nói riêng. Một thái độ tích cực, đúng đắn trong học tập sẽ trở thành động lực cổ vũ người học quan tâm khắc phục mọi trở ngại, bằng mọi cách phải vươn lên chiếm lĩnh tri thức. Trong tình huống ngược lại, thái độ tiêu cực, không đúng đắn mang ý nghĩa cá nhân vị kỷ,... sẽ trở thành những rào cản gây khó khăn cho người học trên con đường tìm kiếm tri thức.

Theo đó, thái độ học tập được xem là một hiện tượng luôn gắn với các hoạt động nghề nghiệp của một con người trong những điều kiện lịch sử nhất định. Và hiện nay, khái niệm “thái độ học tập” cũng được hiểu theo nhiều định nghĩa. Ví dụ như:

Theo tác giả Đào Lan Hương: “Thái độ học tập là một bộ phận cấu thành đồng thời là một thuộc tính cơ bản toàn vẹn của ý thức học tập của chủ thể, là yếu tố quy định tính tự giác, tích cực học tập và thể hiện bằng những cảm xúc, hành động tương ứng” 14_._

Hay một định nghĩa khác về “thái độ học tập” theo quan điểm của tác giả Dương Như Xuyên đó là: “Thái độ học tập là một trong những cơ sở tâm lý quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân của sinh viên ĐHSP” 15

Như vậy, tổng quát lại: Thái độ học tập là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của người học đối với hoạt động học tập theo một hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của người học trong những tình huống, điều kiện học tập cụ thể. Đó là những biểu hiện ra bên ngoài bằng những hoạt động tích cực hoặc tiêu cực đối với các môn học và thái độ học tập của người học dựa vào khả năng tự học và sự sẵn sàng cho việc học.

13 Bùi Thị Thu Phương – Trần Đức Hiếu – Trần Anh Quân (2020), “Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội” , Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, tr.

14 Đào Lan Hương, “Tự đánh giá thái độ học tập môn Toán của sinh viên”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục , Số 3 - 1998.

15 Dương Như Xuyên, “Một vài cơ sở tâm lý của việc đào tạo tay nghề sư phạm trong quy trình đào tạo mới” , Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Khoa Tâm lý - Giáo dục ĐHSPHN.