Thuế thu nhập cá nhân ký hiệu là gì

Thuế là công cụ chủ yếu trong việc tập trung các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Hiện nay có rất nhiều loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng [VAT], thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… Trong đó thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế được nhiều người quan tâm. Vậy thuế thu nhập cá nhân là gì? Đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập cá nhân là gì?

1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân [gọi tắt là thuế TNCN] là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của pháp luật.

2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân

Thứ nhất, thuế TNCN là thuế trực thu, theo đó nhà nước sẽ trực tiếp thu một phần thu nhập của người nộp thuế và đưa vào ngân sách. Vì vậy, người nộp thuế không thể chuyển giao các khoản thuế của mình sang cho người khác.

Thứ hai, việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần, có nghĩa là áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế. Điều này nghĩa là thu nhập càng cao thì thuế suất sẽ càng cao.

Thứ ba, thuế TNCN luôn gắn với chính sách xã hội. Việc nộp thuế là để phục vụ cho ngân sách nhà nước, đóng góp vào các chính sách an sinh xã hội cũng như vì các mục đích công cộng.

3. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012 [gọi tắt là Luật thuế TNCN] quy định: 

“1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: 

a] Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

b] Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này”.

Căn cứ theo Điều 3 Luật thuế TNCN, thu nhập chịu thuế tóm tắt lại gồm: Thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhận thừa kế, thu nhập từ nhận quà tặng.

4. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Thứ nhất, thuế TNCN là một trong những nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước.

Thứ hai, thuế TNCN giúp thực hiện công bằng xã hội, theo đó thuế TNCN chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế. Trong trường hợp này, những người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN áp dụng với họ càng cao. Ngược lại, với những người có thu nhập thấp, chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết thì sẽ không phải chịu thuế TNCN.

Thứ ba, thuế TNCN góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp. Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng kẽ hở pháp luật như tham ô, buôn bán quốc cấm, trốn tránh nghĩa vụ thuế, nhân hối lộ… Những hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế – xã hội. Vì vậy, thuế TNCN là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và chống lại hành vi trên.

Sau đây Lawkey xin được chia sẻ quy định về công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tới quý khách hàng:

Văn bản pháp luật điều chỉnh quy định về công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

  • Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Nội dung chi tiết quy định về công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Thuế thu nhập cá nhân

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế

=

Tổng thu nhập

Các khoản thu nhập được miễn thuế

Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng [trđ]5%0 trđ + 5% TNTT5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ10%0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ15%0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ20%1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ25%4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ30%9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ35%18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT – 9,85 trđ
Ví dụ:

Bà A ký hợp đồng lao động không thời hạn với Công ty B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 01/2017 như sau:

– Lương thực tế: 30 triệu

– Bà đóng bảo hiểm [BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%] trên mức lương 20 triệu

– Bà không có người phụ thuộc

Thuế thu nhập cá nhân của bà A trong tháng 01/2017 được tính như sau:

– Thu nhập chịu thuế = 30 triệu [không có các khoản thu nhập được miễn thuế]

+ Bà A được giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu

+ Bà đóng bảo hiểm bắt buộc = 20 triệu * [8% + 1,5% + 1%] = 2,1 triệu

– Tổng các khoản giảm trừ = 9 triệu + 2,1 triệu = 11,1 triệu

– Thu nhập tính thuế = 30 triệu – 11,1 triệu = 18,9 triệu

– Thuế thu nhập cá nhân = 1.95 triệu + [20% * [18,9 triệu – 18 triệu]] = 2,13 triệu

Hoặc Thuế thu nhập cá nhân = 20% * 18,9 triệu – 1,65 triệu = 2,13 triệu.

Vậy tháng 1/2017 bà A phải đóng thuế thu nhập cá nhân là 2,13 triệu đồng.

– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm doanh nghiệp trả thu nhập cho người nộp thuế.

Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.

2. Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba [03] tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu [2.000.000] đồng/lần trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 10%

II. Đối với cá nhân không cư trú

Thuế thu nhập cá nhân

=

Thu nhập chịu thuếxThuế suất 20%

Thu nhập chịu thuế được xác định tại công việcNhững khoản thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay”

– Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được xác định như sau:

Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu [trước thuế]

+

Thu nhập chịu thuế khác [trước thuế] phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày làm việc trong năm

Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày có mặt ở Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu [trước thuế]

+

Thu nhập chịu thuế khác [trước thuế] phát sinh tại Việt Nam

365 ngày

Trong đó:

– Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

– Thu nhập chịu thuế khác [trước thuế] phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Trên đây là những thông tin cơ bản về công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey. Lawkey tự hào là  đơn vị tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán, tư vấn hợp đồng… chuyên nghiệp nhất. Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: [024] 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey

>> Xem thêm: Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành

Những khoản thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề