Thực chất của chính sách kinh tế mới ở Nga là

Đề bài:

A. Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt và quản lí các ngành kinh tế

B. Coi trọng, bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ để các tập đoàn tư bản lớn phục hồi và phát triển sản xuất

C. Kịp thời chuyển đổi, quy hoạch lại các nhà máy, xí nghiệp nhỏ để tập trung cho sản xuất lớn

D. Chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt sang nền kinh tế nhiều hành phần có sự kiểm soát của nhà nước

D

Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “Chính sách kinh tế mới thực chất là?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về môn Lịch sử 11 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Chính sách kinh tế mới thực chất là?

A. chính sách nắm độc quyền mọi mặt và quản lí các ngành kinh tế của Nhà nước

B. sự coi trọng, bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ để các tập đoàn tư bản lớn phục hồi và phát triển sản xuất

C. sự chuyển đổi từ nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước sang nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền

D. sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước

Trả lời:

Đáp án đúng:D. sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước

Chính sách kinh tế mới thực chất là sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về chính sách kinh tế mới dưới đây nhé!

Kiến thức mở rộng về chính sách kinh tế mới

1. Hoàn cảnh ra đời của chính sách kinh tế mới

+ Cuối năm 1920, n­ước Nga Xô Viết ra khỏi nội chiến, chuyển sang xây dựng chế độ xã hội mới trong điều kiện hoà bình song với những khó khăn to lớn: hậu quả của chiến tranh đế quốc và nội chiến đã tàn phá nền kinh tế nặng nề, tình hình kinh tế - xã hội rối ren, nông dân ở nhiều nơi tỏ ra bất mãn với chính sách “Cộng sản thời chiến”, thể hiện ở cuộc bạo loạn ở Crôn- Xtat. Chính sách Cộng sản thời chiến là một biện pháp bắt buộc trong hoàn cảnh nư­ớc Nga cuối năm 1918 nội chiến nổ ra có sự can thiệp vũ trang của 14 nư­ớc đế quốc do Anh, Pháp cầm đầu nhằm bóp chết Nhà nư­ớc Xô viết non trẻ. Trong điều kiện chiến tranh và kinh tế bị tàn phá, thực hiện khẩu hiệu mà V.I.Lênin nêu ra: “Tất cả cho tiêu diệt kẻ thù”, Chính sách Cộng sản thời chiến ra đời nhằm động viên mọi nguồn lực vật chất, lực l­ượng để phục vụ cho chiến tranh. Chính sách cộng sản thời chiến bao gồm:

- Tr­ưng thu lư­ơng thực thừa của nông dân, nhà nư­ớc độc quyền mua bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội.

- Nhà n­ước kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp.

- Cấm buôn bán trao đổi sản phẩm trên thị trư­ờng nhất là lúa mì, thực hiện chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng hiện vật cho ngư­ời tiêu dùng.

- Thi hành chế độ nghĩa vụ lao động toàn dân, với nguyên tắc không làm thì không ăn.

+ Thực hiện chính sách này, kết quả là phần lớn sản phẩm tập trung vào tay Nhà n­ước, nhờ đó n­ước Nga Xô viết đã có điều kiện để dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh nội chiến có sự can thiệp của bên ngoài.

+ Sau khi chiến tranh kết thúc, Chính sách này tỏ ra không phù hợp trong điều kiện mới, nông dân tỏ ra bất bình, do kéo dài việc cấm buôn bán trao đổi, thu hẹp phạm vi lư­u thông hàng hoá, xoá bỏ quan hệ hàng hoá-tiền tệ.

+ Trư­ớc tình hình trên, tháng 3/1921,V.I. Lênin đã vạch ra Chính sách kinh tế mới thay cho Chính sách cộng sản thời chiến, đ­ược trình bầy đầu tiên trong tác phẩm “Bàn về thuế lư­ơng thực”

2. Kết quả của chính sách kinh tế mới

- Sau khi Chính sách Kinh tế Mới được ban hành, sản xuất nông nghiệp đã tăng lên rất nhiều. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, nông dân có cơ hội bán một phần cây trồng của họ cho chính phủ để đổi lấy tiền bồi thường. Nông dân bây giờ có quyền lựa chọn bán một số sản phẩm của họ, tạo cho họ động lực kinh tế cá nhân để sản xuất nhiều ngũ cốc hơn.Sự khuyến khích này, cùng với sự tan rã của các điền trang gần như phong kiến, đã giúp sản xuất nông nghiệp vượt qua thời kỳ trướcCách mạng. Ngành nông nghiệp ngày càng phụ thuộc vào các trang trại gia đình nhỏ, trong khi các ngành công nghiệp nặng, ngân hàng và các tổ chức tài chính vẫn do nhà nước sở hữu và điều hành. Điều này đã tạo ra sự mất cân bằng trong nền kinh tế khi ngành nông nghiệp đang phát triển nhanh hơn nhiều so với ngành công nghiệp nặng. Để duy trì thu nhập của họ, các nhà máy đã tăng giá. Do chi phí hàng hóa sản xuất tăng cao, nông dân phải sản xuất nhiều lúa mì hơn để mua những mặt hàng tiêu dùng này, điều này làm tăng nguồn cung và do đó làm giảm giá của những nông sản này. Sự sụt giảm giá hàng hóa nông nghiệp và giá sản phẩm công nghiệp tăng mạnh này được gọi làlạm phát do cầu kéo[do sự giao nhau giữa các biểu đồ của giá cả của hai loại sản phẩm]. Nông dân bắt đầu giữ lại phần thặng dư của họ để chờ giá cao hơn, hoặc bán chúng cho "NEPmen" [thương nhân và người trung gian] để bán lại với giá cao. Nhiều đảng viên Đảng Cộng sản coi đây là một hành vi bóc lột người tiêu dùng thành thị. Để hạ giá hàng tiêu dùng, nhà nước đã thực hiện các biện pháp để giảm lạm phát và ban hành các cải cách về hoạt động nội bộ của các nhà máy. Chính phủ cũng cố định giá, trong một nỗ lực để ngăn chặn hiệu ứng chiếc kéo.

- NEP đã thành công trong việc tạo ra sự phục hồi kinh tế sau sự tàn phá củaThế chiến I,Cách mạng NgavàNội chiến Nga. Đến năm 1925, sau khi NEP của Lenin thực hiện được gần 4 năm, Liên Xô đã diễn ra một"... sự chuyển đổi lớn đã xảy ra về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và tinh thần"Các ngành công nghiệp quy mô nhỏ và nhẹ phần lớn nằm trong tay các doanh nhân tư nhân hoặchợp tác xã. Đến năm 1928, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã được khôi phục về mức năm 1913 [trước Chiến tranh thế giới thứ nhất].

- NEP củaXô viết[1921- 1929] hầu như là một giai đoạn "thị trường xã hội chủ nghĩa" tương tự như các cuộc cải cách củaĐặng Tiểu BìnhtạiTrung Quốcsau năm 1978 theo đó dự tính trước một vai trò cho những nhà thầu tư nhân và các thị trường bị hạn chế dựa trên thương mại và giá cả hơn là hoàn toàn kế hoạch hoá tập trung. Một điều khá thú vị, trong cuộc gặp đầu tiên vào đầu những năm 1980 giữa Đặng Tiểu Bình vàArmand Hammer, một nhà công nghiệp Mỹ và là nhà đầu tư lớn vào Liên bang Xô viết của Lenin, Đặng đã cố tranh thủ được càng nhiều thông tin về NEP càng tốt.

3. Những thành tựu của Liên Xô qua kế hoạch 5 năm đầu tiên

- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1928-1932] và kế hoạch 5 năm lần thứ hai [1933-1937] đều được hoàn thành trước thời hạn và đạt được những thành tựu lớn.

- Trong công nghiệp: Sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân [1937]. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

- Trong nông nghiệp: Nông nghiệp có bước tiến vượt bậc, từng bước tập thể hóa nông nghiệp với quy mô lớn và cơ sở vật chất – kĩ thuật được cơ giới hóa.

- Trong văn hóa và giáo dục: Xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất. Đồng thời, nhà nước cũng hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.

- Trong xã hội:

+ Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ. Xã hội chỉ còn hai giai cấp là công dân, nông nhân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

+ Đời sống nhân dân được nâng cao, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố. Đây cũng là một trong những thành tựu đáng tự hào của Liên Xô qua kế hoạch 5 năm lần đầu tiên.

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Thực chất của chính sách kinh tế mới là?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 11 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm:Thực chất của chính sách kinh tế mới là?

A.Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tếnhiều thành phần.

B. Coi trọng, bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ để các tập đoàn tư bản lớn phục hồi và phát triển sản xuất

C.Kịp thời chuyển đổi, quy hoạch lại các nhà máy, xí nghiệp nhỏ để tập trung cho sản xuất lớn

D. Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt và quản lí các ngành kinh tế.

Trả lời:

Đáp án đúng:A.Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều

Giải thích:

Thực chất của chính sách kinh tế mới làchuyển từ nềnkinh tếdo nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nềnkinh tếnhiều thành phần.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức với phần mở rộng vềLiên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội [1921 - 1941]nhé!

Kiến thức tham khảo về Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội [1921 - 1941]

I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế [1921 – 1925]

1. Chính sách kinh tế mới

a. Bối cảnh lịch sử:

- Sau khi chiến thắng thù trong giặc ngoài, năm 1921, nhân dân Nga bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

+ Kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.

+ Chính trị - xã hội không ổn định, lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá.

→ Tháng 3/1921, Đảng Bônsevich đã thực hiện chính sách kinh tế mới do Lênin đề xướng.

⇒ Mục đích: nhanh chóng khắc phục tình trạng khủng hoảng trong nước; hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế và ổn định đời sống chính trị - xã hội.

Tranh cổ động “Chúng ta tuyên chiến với hậu quả chiến tranh”

b. Nội dung chính sách kinh tế mới.

* Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

* Công nghiệp:

- Tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ [dưới 20 công nhân] có sự kiểm soát của Nhà nước.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

- Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

- Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

* Thương nghiệp và tiền tệ:

- Tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

- Năm 1924, phát hành đồng rúp mới.

2. Liên bang Xô viết thành lập

- Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết [Liên Xô].

- Gồm 4 nước cộng hòa, 4 quốc gia đầu tiên là Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Zakapkazơ [Azecbaijan, Acmênia, Gruzia],đến năm 1940 có thêm 11 nước.

II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô [1925 - 1941]

1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu

a. Công nghiệp

-Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài.

Hình 27: Lượcđồ Liên Xô năm 1940

-Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa.

-Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt

-Biện pháp:

+Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng => từng bước giải quyết thành công các vấn đề vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.

+Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm lần thứ nhất [1928 - 1932] và kế hoạch năm năm lần thứhai [1933 - 1937].

-Kết quả:

+ Liên Xô hoàn thành sớm hai kế hoạch 5 năm, đưa nước này từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

+ Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

Hình 28: Nhà máy liên hợp luyện kim Ma-nhi-tô-goóc-xcơđược xây dựng trong những năm 1929 - 1934

b. Nhiệm vụ trọng tâm công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Nhiệm vụ công nghiệp hóa được thực hiện theo đường lối ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng,...

c. Quá trình thực hiện

- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được thực hiện thông qua những kế hoạch năm năm.

- Từ năm 1925 – 1941, nhân dân Liên Xô đã thực hiện 3 kế hoạch năm năm:

+ Lần thứ nhất [1928 – 1932].

+ Lần thứ hai [1933 – 1937].

+ Lần thứ 3 được thực hiện từ năm 1937, song, bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức vào năm 1941.

d. Thành tựu

- Kinh tế:

+ Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô đi thăm nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép

+ Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp với 93% số hộ nông dân và hơn 90% diện tích ruộng đất được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước được cơ giới hóa.

- Văn hóa – giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại các thành phố lớn.

Nhiệm vụ công nghiệp hóa được thực hiện theo đường lối ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng,...

c. Quá trình thực hiện

- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được thực hiện thông qua những kế hoạch năm năm.

- Từ năm 1925 – 1941, nhân dân Liên Xô đã thực hiện 3 kế hoạch năm năm:

+ Lần thứ nhất [1928 – 1932].

+ Lần thứ hai [1933 – 1937].

+ Lần thứ 3 được thực hiện từ năm 1937, song, bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức vào năm 1941.

d. Thành tựu

- Kinh tế:

+ Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

+ Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp với 93% số hộ nông dân và hơn 90% diện tích ruộng đất được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước được cơ giới hóa.

- Văn hóa – giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại các thành phố lớn.

Một lớp học xóa mù chữ ở Liên Xô, năm 1926

- Xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và dội ngũ trí thức XHCN.

e. Ý nghĩa, hạn chế

- Ý nghĩa:

+ Liên Xô bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

+ Tăng cường sức mạnh đất nước.

+ Nâng cao đời sống nhân dân.

- Hạn chế:

+ Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp.

+ Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô

- Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở châu Á và châu Âu.

- Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

→Vị thế Liên Xô ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề