Thu nhập trung bình người dân tphcm năm 2024

Bình Dương thuộc Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao và quá trình đô thị hóa nhanh; thu hút rất đông lao động ngoài tỉnh và nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Diện tích của tỉnh này gần 2.700km2, dân số từ 1,8 triệu người hồi năm 2015 lên 2,76 triệu người tính đến năm 2022. Mỗi năm, tỉnh tăng khoảng 100.000 dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.

Theo Niên giám thống kê năm 2022, tỉnh này có tỷ lệ tăng dân số là 6,41%, nhiều nhất cả nước, cao hơn hai lần mức 2,74% của Đồng Nai - tỉnh đứng ở vị trí thứ hai. Một số địa phương có tỷ lệ tăng dân số trên 2% là TP HCM, Đà Nẵng, Nam Định. Trong khi đó, nhiều tỉnh tăng trưởng âm, chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng,... Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ suất nhập cư đứng thứ 2 cả nước, đạt 26,4%, chỉ sau Bắc Ninh, khoảng 39,4%.

Tuy là tỉnh công nghiệp với mức tăng dân số cao nhất cả nước, mật độ dân số tại Bình Dương đạt 1.025 người/km2, đứng thứ 7 cả nước sau TP HCM, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương và Nam Đinh.

Cũng theo Niên giám thống kê 2022, thu nhập bình quân đầu người một tháng của cả nước là 4,67 triệu đồng. Người dân Bình Dương kiếm bình quân 8,07 triệu đồng mỗi tháng, cao nhất cả nước, gần gấp đôi bình quân cả nước. Kế tiếp đó là người dân Hà Nội và TP HCM, lần lượt 6,42 và 6,39 triệu đồng. Đồng Nai 6,34 triệu đồng; Hải Phòng 5,89 triệu đồng; Đà Nẵng 5,8 triệu đồng;...

Con số trên của Bình Dương cũng gấp 4 lần hai hai tỉnh có thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng thấp nhất cả nước là Hà Giang và Điện Biên, lần lượt là 2,06 và 2,08 triệu đồng. Bình Dương cũng là địa phương duy nhất có thu nhập bình quân trên 8 triệu đồng. Trong đó, nhóm có thu nhập cao của Bình Dương kiếm bình quân 18,3 triệu đồng mỗi tháng, nhóm thấp là 2,67 triệu, chênh lệch gần 7 lần.

Khu vực Đông Nam Bộ, nơi ngoài Bình Dương còn có các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM ghi nhận thu nhập bình quân đầu người là 6,33 triệu đồng một tháng, cao nhất cả nước. Nguồn thu chính của người dân khu vực Đông Nam Bộ đến từ tiền lương, tiền công, chiếm 62%, sau đó là thu phi nông nghiệp 25%.

Trong một diễn biến liên quan, thông qua chính sách tại Kỳ họp HĐND cuối tháng 10/2023, tỉnh Bình Dương dự kiến từ năm 2024 sẽ di dời khoảng 2.900 doanh nghiệp và nhà máy ra khỏi khu dân cư, giai đoạn 2024 – 2030.

Cụ thể, thành phố Dĩ An lên kế hoạch di dời từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2030; thành phố Thủ Dầu Một triển khai di dời từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2030; thành phố Thuận An di dời đến hết tháng 12/2028; thị xã Tân Uyên di dời từ tháng 1/2024 đến 12/2029 và thị xã Bến Cát di dời từ tháng 1/2024 đến 12/2030.

Trên tinh thần đó, tỉnh Bình Dương đang xem xét các chính sách hỗ trợ theo hướng ổn định việc làm cho người lao động sản xuất của doanh nghiệp, giá đất cho thuê nhằm khuyến khích doanh nghiệp di dời, nhà ở cho công nhân khi thực hiện di dời, đào tạo nghề cho người lao động; các chính sách miễn, giảm phí, lệ phí các thủ tục hành chính khi thực hiện di dời và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kế thừa quỹ đất đang có ở vị trí hiện tại để thực hiện theo quy hoạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu quy hoạch nơi di dời doanh nghiệp, nhà máy đến có vị trí thuận lợi về nguyên liệu, giao thông vận tải, nguồn nhân công và các chính sách hỗ trợ đất đai, thuê đất, chuyển đổi công năng sản xuất phù hợp, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp.

Theo đó, người lao động tại TP.HCM có thu nhập bình quân đạt 8,9 triệu đồng/tháng, tăng 36,5%, tương ứng tăng 2,4 triệu đồng/tháng so với quý trước.

Ba địa phương người lao động có thu nhập cao nhất cả nước trong quý 1 năm nay lần lượt là TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Theo đó, thu nhập bình quân của người lao động tại Bình Dương trong quý 1 đạt 8,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 54,0%, tương ứng tăng 3 triệu đồng/người/tháng so với quý trước.

Tương tự, tại Đồng Nai, thu nhập bình quân của người lao động đạt 8,5 triệu đồng/tháng, tăng 32,9%, tương ứng tăng 2,1 triệu đồng so với quý trước.

Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến tình hình lao động việc làm quý 1 năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân của người lao động cả nước trong quý 1 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân của lao động nam đạt 7,3 triệu đồng/tháng, cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân của lao động nữ đạt 5,4 triệu đồng/tháng.

Theo ông Nguyễn Trung Tiến, tổng cục phó Tổng cục Thống kê, quý 1 năm nay, cùng với các chính sách kinh tế thích ứng linh hoạt, thu nhập của người lao động tăng mạnh so với quý trước, tăng 20,1%, tương ứng tăng khoảng 1 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, trong quý 1 năm nay cũng ghi nhận sự phục hồi mạnh thu nhập bình quân của lao động tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, thu nhập bình quân của người lao động vùng này ghi nhận đạt 5,6 triệu đồng/tháng, tăng 27,8% so với quý trước.

Điều đáng lưu ý, mặc dù trong quý 1 năm 2022 số ca nhiễm COVID-19 tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc, nhưng thu nhập của người lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn có mức tăng trưởng khá.

Thu nhập bình quân của lao động tại Hà Nội trong quý 1 ghi nhận đạt 8,5 triệu đồng, tăng 17,4%, tương ứng tăng 1,3 triệu đồng/tháng so với quý trước; lao động tại Bắc Ninh có thu nhập bình quân 8,2 triệu đồng/tháng, tăng 8,3% và thu nhập của lao động tại Hải Phòng đạt 7,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 8,3% so với quý 4 năm 2021.

Người lao động tại TP.HCM có thu nhập bình quân cao nhất, tăng nhanh nhất cả nước trong quý 1 - Ảnh: Q.P.

Hơn 16,9 triệu người chịu tác động tiêu cực bởi COVID-19

Tổng cục Thống kê nhận định, sự phục hồi của nền kinh tế trong quý 1 năm nay đã làm giảm số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh.

Tuy vậy, trong quý 1 năm 2022, cả nước vẫn có hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, giảm 7,8 triệu người so với quý 4 năm 2021.

"Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch COVID-19", ông Nguyễn Trung Tiến nhấn mạnh.

Theo Tổng cục Thống kê, trong số hơn 16,9 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, có 0,9 triệu người bị mất việc, chiếm 1,2%; 5,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 6,7%; 5,7 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 7,6%, và 13,7 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 18,3%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, nhìn chung thị trường lao động quý 1 có những khởi sắc đáng ghi nhận. Quý 1 năm nay, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với quý trước và tăng 132,2 ngàn người so với cùng kỳ năm trước.

So với quý trước, số người có việc làm tăng nhanh nhưng tăng chủ yếu ở lao động phi chính thức, phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thị trường lao động phục hồi nhanh nhưng chưa thực sự bền vững.

Số người có việc làm phi chính thức chung trong quý 1 ghi nhận được là 33,4 triệu người, tăng 97,5 ngàn người so với quý trước và giảm 992,1 ngàn người so với cùng kỳ năm trước.

Tình trạng thiếu việc làm đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt ở khu vực dịch vụ. Tỉ lệ thiếu việc làm giảm mạnh và đang dần trở lại trạng thái như đã quan sát được ở thời kỳ trước khi đại dịch xảy ra.

Ông Nguyễn Trung Tiến cũng nhận định, việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình phục hồi kinh tế trong quý 1 năm nay làm cho tình trạng thiếu việc làm của người lao động quý đầu năm 2022 được cải thiện, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý 1 khoảng 1,3 triệu người, giảm 135,2 ngàn người so với quý trước và tăng 357,5 ngàn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ lao động trong độ tuổi thiếu việc làm quý 1 là 3,01%, giảm 0,36% so với quý trước và tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1 năm 2022 khoảng 1,1 triệu người, giảm 489,5 ngàn người so với quý trước và tăng 16,7 ngàn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1 là 2,46%, giảm 1,1% so với quý trước.

Để khắc phục hạn chế của thị trường lao động, Tổng cục Thống kê kiến nghị triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, đẩy nhanh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Đồng thời, cần triển khai các chính sách để thu hút lao động tự sản tự tiêu, lao động không tham gia hoạt động kinh tế tham gia thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đảm bảo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 là bao nhiêu?

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, trong năm 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4,28 nghìn USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

Lương bao nhiêu mới đủ sống ở Sài Gòn?

Anker so sánh mức lương đủ sống trong kết quả nghiên cứu với lương tối thiểu của Việt Nam hiện nay và nhận định lương tối thiểu được áp dụng ở Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 50% lương đủ sống. Điển hình, mức lương đủ sống 2022 ở vùng 1 [TP. HCM, Hà Nội] theo Anker là 8,55 triệu đồng.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?

Cùng với đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng hơn 7 lần trong giai đoạn 2000 - 2021. Năm 2022, IMF tính GDP bình quân đầu người cho các nước trên thế giới. Trong đó, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới.

GDP ở đâu cao nhất Việt Nam?

Tỉnh nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất? Theo kết quả công bố sơ bộ của Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/người/tháng.

Chủ Đề