Việt nam tham gia wto vào năm nào năm 2024

Bộ trưởng Thương mại Chính phủ Ôxtrâylia Warren Truss chào mừng việc kết thúc đàm phán Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO].

Ông Truss nói rằng sau gần 12 năm đàm phán, WTO tối hôm qua đã chính thức phê chuẩn việc Việt nam gia nhập tổ chức này.

“Việt nam đã được phê chuẩn gia nhập trên những điều kiện mà sẽ dẫn tới việc mở cửa đáng kể của thị trường Việt nam và điều này sẽ có lợi cho xuất khẩu của Ôxtrâylia”, ông Truss nói.

“Việc xâm nhập thị trường sẽ được tăng cường cho một loạt hàng hoá xuất khẩu của Ôxtrâylia, bao gồm sản phẩm sữa, đường, bánh kẹo và hoa quả. Về dịch vụ, sẽ có cơ hội cho ngành ngân hàng, giáo dục, môi trường và dịch vụ khai khoáng.

“Kết quả này thể hiện những lợi ích mà WTO đem lại cho Ôxtrâylia,” ông Truss nói.

WTO nay đã chấp thuận các điều kiện gia nhập của Việt nam, vì vậy Việt nam có thể hoàn tất các thủ tục phê chuẩn quốc gia và trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu năm sau.

Ông Truss nói Ôxtrâylia từ lâu đã là bên ủng hộ việc Việt nam gia nhập WTO.

“Các cam kết của Việt nam cởi mở chế độ ngoại thương của mình sẽ đẩy nhanh hơn nữa việc hội nhập của Việt nam với nền kinh tế toàn cầu.

“Việt nam là một đối tác thương mại quan trọng của Ôxtrâylia. Trong năm tài khoá 2005-06, thương mại hàng hoá hai chiều đã đạt trên 5 tỷ đô-la Ôxtrâylia, và thương mại dịch vụ đạt 615 triệu đô-la Ôxtrâylia.

“Mối quan hệ song phương của chúng ta đã mở rộng cùng với việc mở ra các lĩnh vực hợp tác mới. Ôxtrâylia đang hợp tác chặt chẽ với Việt nam trong khuôn khổ APEC và các diễn đàn khu vực khác, và chúng tôi mong chờ tiếp tục sự hợp tác này trong WTO,” ông Truss nói.

15 năm Việt Nam được kết nạp là thành viên của WTO [7/11/2006 - 7/11/2021]: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng hơn 6 lần

Hà Nội [TTXVN 5/11] Ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO]. Sau 15 năm gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng hơn 6 lần so với năm 2006, đạt hơn 545 tỷ USD năm 2020.

Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký ngày 07 tháng 11 năm 2006 tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ.Văn bản chính thức: Tiếng Việt [bản dịch] | Tiếng Anh

Xem thêm

Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO

Báo cáo này do Ban Thư ký tổng hợp, dựa trên các bản trả lời câu hỏi, các chương trình hành động và các bản thông báo về chế độ, chính sách mà Việt Nam gửi cho Ban Công tác. Báo cáo bao gồm các đoạn văn có đánh số, sắp xếp theo từng đề mục theo mẫu chung của WTO

Xem thêm

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới [WTO] được tiến hành theo các nguyên tắc của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ [GATS]. Dựa trên những nguyên tắc này, các quốc gia hay vùng lãnh thổ chưa là Thành viên WTO tiến hành đàm phán mở cửa thị trường với các Thành viên WTO căn cứ theo yêu cầu đàm phán mà các Thành viên này đưa ra. Kết quả đàm phán cuối cùng được thể hiện trong Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ [xin gọi tắt là Biểu cam kết dịch vụ].

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] vào ngày tháng năm nào? Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của WTO? Việt Nam cam kết gì khi tham gia tổ chức này? câu hỏi của anh N [Hà Nội].

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] vào ngày tháng năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?

Ngày 29/11/2006 Quốc hội ban hành Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 về việc phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới [WTO] của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đến ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO]. Sự kiện lớn này đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Việc gia nhập WTO của Việt Nam là một sự kiện quan trọng trong lịch sử hội nhập quốc tế của Việt Nam. Sự kiện này đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường thế giới, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] vào ngày tháng năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO? [hình từ internet]

Vai trò của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] là gì?

Tại Mục 3 Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 có đề cập về vai trò của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO], cụ thể như sau:

3. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a] Rà soát các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, nhưng chưa được ghi trong Phụ lục đính kèm Nghị quyết này để áp dụng trực tiếp và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
b] Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phù hợp với cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới;
c] Trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn, những tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Như vậy, theo quy định này, vai trò của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] bao gồm:

- Rà soát các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, nhưng chưa được ghi trong Phụ lục đính kèm Nghị quyết này để áp dụng trực tiếp và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phù hợp với cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới;

- Trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn, những tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra, Chính phủ có trách nhiệm tiến hành các thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng thời phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan ở trung ương và địa phương thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của nhân dân cả nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

Cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] được quy định ra sao?

Các cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11, cụ thể như sau:

Tải về Chi tiết cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO]

Chủ Đề