Thói quen ăn uống khoa học gồm Máy yếu tố

Thói quen ăn uống khoa học không chỉ mang lại lợi ích cho sức khoẻ mà còn giúp nâng tầm nhan sắc. Bạn đã biết cách thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho mình chưa? Nếu chưa hãy độc ngay bài viết dưới đây để sớm áp dụng và tạo cho mình thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh nhé!

1. Tạo thói quen ăn uống khoa học bằng thực đơn nhiều rau, củ, quả

Thực đơn dinh dưỡng có chứa nhiều rau, củ, quả luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Rau, củ, quả không chỉ cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà còn cung cấp hàm lượng chất xơ lớn có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải chất độc. Hơn thế nữa, các dinh dưỡng có trong nhóm thực phẩm này còn giúp đẩy các chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Theo tháp dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hàm lượng rau xanh và hoa quả cần thiết cho một người trưởng thành trong một ngày là: 300gr rau xanh và 100-200gr hoa quả. Nên ưu tiên ăn các loại rau có lá xanh, củ và quả có màu vàng vì những loại thực phẩm này có chứa dưỡng chất giúp cơ thể phòng chống ung thư tốt hơn.

Tăng cường rau, củ, quả vào thực đơn mỗi bữa ăn hàng ngày

2. Ăn nhiều cá và các loại hạt

Các loại hạt, cá có mỡ hay dầu thực vật là những thực phẩm cung cấp chất béo không bão hòa lành mạnh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng dù có hàm lượng calo cao trong những thực phẩm này rất cao. Nhưng khi ăn với một lượng vừa phải thì không những không tăng cân mà còn mang lại nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Minh chứng cho điều này là bạn có thể dễ dàng thấy những nguyên liệu này có trong thực đơn của những người ăn kiêng theo chế độ Eat Clean, Keto hay tập gym.

Ngoài ra, cá có mỡ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, đồng thời có chứa nhiều omega-3 rất tốt cho mắt và sự phát triển của hệ thần kinh. Chính vì vậy, hãy thêm vào thực đơn của mình các loại hạt và cá để tạo thói quen ăn uống khoa học và bổ ích.

3. Uống nhiều nước

Trung bình nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể, tổng lượng nước trong cơ thể không cố định mà giảm dần theo độ tuổi. Một thói quen ăn uống khoa học đòi hỏi bạn phải tiêu thụ khoảng 2,2 lít nước mỗi ngày. Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể có tác dụng ngăn ngừa tình trạng ăn nhiều, cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Đồng thời, uống nhiều nước còn giúp cơ thể đào thải các độc tố ra bên ngoài, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn.

Nhu cầu về lượng nước cần thiết ở mỗi người là khác nhau. Để biết được mình cần uống bao nhiêu nước là đủ, bạn có thể sử dụng công thức tính toán rất đơn giản và nhanh chóng dựa vào số cân nặng của bạn.

Thói quen ăn uống khoa học không thể thiếu được việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể

4. Cắt giảm chất béo không lành mạnh từ động vật

Chất béo từ các loại thịt động vật là những chất béo bão hoà, làm tăng lượng Cholesterol LDL có hại cho cơ thể. Đây là loại chất béo gây ra ảnh hưởng rất đáng sợ đối với vóc dáng của phái đẹp. Chính vì vậy, hãy ưu tiên chọn mua thịt nạc, thịt gia cầm đã loại bỏ da. Bên cạnh đó, hãy tạo thói quen ăn uống khoa học bằng việc thay thế các chất béo bão hòa bằng chất béo có lợi thường có trong các loại hạt, cá và dầu thực vật.

5. Thói quen ăn uống khoa học hạn chế với thực phẩm nhiều đường

Các thực phẩm có chứa nhiều đường tinh luyện như: bánh mì trắng, mì ống và hầu hết thức ăn nhanh. Đây đều là những thực phẩm không có hoặc chứa một lượng rất ít chất xơ, không có lợi cho sức khoẻ. Đây là nguồn thức ăn cung cấp lượng calo không có lợi cho cơ thể và góp phần tăng cân. Chính vì vậy, trong thực đơn tạo thói quen ăn uống khoa học bạn cần hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn nếu có thể những loại thực phẩm không có lợi này.

6. Ăn sáng mỗi ngày – thói quen ăn uống khoa học nhất định không được bỏ qua

Bữa sáng không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày mà còn làm giảm tỷ lệ mắc bệnh về tiểu đường, tim mạch. Theo nguyên tắc cơ bản, một bữa sáng có đầy đủ dinh dưỡng nên có đủ ba yếu tố: tinh bột [cơm, bánh mì,…], Protein [trứng, đậu nành, sữa,…], vitamin và chất xơ [rau, trái cây,…]. Với một bữa sáng có đầy đủ những dưỡng chất trên chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày hoạt động.

Đừng bao giờ bỏ bữa sáng nếu bạn muốn bảo vệ sức khoẻ của mình

7. Chia ra làm nhiều bữa ăn trong 1 ngày

Thông thường chúng ta thường ăn 1 ngày 3 bữa chính vào sáng, trưa và tối. Nhưng khi ăn theo cách này, trong mỗi bữa ăn chúng ta thường ăn nhiều hơn và có thể bổ sung dư thừa lượng calo cần thiết cho hoạt động thường ngày. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học bằng việc chia nhỏ 3 bữa chính mỗi ngày thành 5-6 bữa nhỏ. Khi cơ thể đã tiêu hao năng lượng của bữa ăn trước, mình sẽ bổ sung thêm một lựơng nhỏ calo từ bữa ăn nhỏ tiếp theo. Như vậy vừa đảm bảo có đủ năng lượng hoạt động, vừa giúp giảm cảm giác thèm ăn.

Chia nhỏ bữa ăn để tránh tích tụ calo dư thừa

8. Ăn chậm, nhai kỹ

Kết quả của một nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn nhanh sẽ dễ tăng cân hơn người ăn chậm. Bởi ăn chậm và nhai kỹ sẽ khiến cơ thể cảm thấy no nhanh hơn và ăn ít đi. Thường xuyên ăn chậm, nhai kỹ để biến nó thành một thói quen ăn uống khoa học cũng giúp bảo vệ hệ tiêu hoá của dạ dày tốt hơn.

9. Tránh mất tập trung khi ăn

Mất tập trung khi ăn là một trong những nguyên nhân khiến bạn không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể và có hại cho hệ tiêu hoá. Đọc sách, xem phim hay chơi game trong khi ăn sẽ làm cho bạn ăn nhiều hơn 10% lượng thức ăn so với bình thường. Chính vì vậy, hãy dành riêng thời gian tập chung cho việc ăn uống. Hoạt động này chỉ chiếm mất một lượng thời gian rất nhỏ trong ngày của bạn nhưng sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ và kiểm soát cân nặng của bạn tốt hơn.

10. Ăn ở nơi có ánh sáng tốt

Đây là lưu ý chắc hẳn còn lạ lẫm với rất nhiều người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ nhiều trường Đại học Mỹ đã cho thấy, những người ăn ở nơi ánh sáng tốt sẽ hấp thụ ít hơn 39% lượng calo so với người ăn ở nơi thiếu ánh sáng. Chính vì vậy, đây cũng là điều đang để bạn quan tâm và biến thành thói quen ăn uống khoa học của bản thân. Ăn ở nơi có ánh sáng tốt để lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon, để giảm nguy cơ béo phì và cũng tốt cho cả mắt.

Ăn ở nơi có ánh sáng tốt giúp cơ thể hấp thụ ít calo hơn

Trên đây là 10 gợi ý về thói quen ăn uống khoa học mà Orihiro muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng nhưng chia sẻ này đã giúp bạn thiết lập được cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ và cả sắc đẹp!

Xem thêm:

Nóng gan nổi mụn phải điều trị làm sao cho nhanh khỏi?

Review top 5 trà giảm cân tốt nhất hiện nay

Bạn có biết rằng thiết lập chế độ ăn uống khoa học chính là một trong những cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ trong cuộc sống? Liệu rằng những chế độ ăn uống của bạn từ trước đến nay đã đảm bảo khoa học hay chưa? Hãy cùng kiểm tra theo góc sức khỏe được chia sẻ dưới đây nhé!

Ngày nay, những tác động xấu của nhiều loại thực phẩm thiếu lành mạnh, thực phẩm bẩn,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe chúng ta. Chính vì vậy nên con người đã và đang bắt đầu đi tìm kiếm chế độ ăn uống khoa học. Đây dường như là một xu hướng sống khỏe hoàn toàn mới và thú vị. Hãy cùng khám phá câu trả lời qua 10 mẹo ăn uống chuẩn khoa học được tập đoàn thể thao Elipsport tổng hợp dưới đây bạn nhé.

1. Ăn uống khoa học chính là việc cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể

Đây là một yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng nhất để giúp bạn thiết lập chế độ ăn uống khoa học. Theo đó, để cơ thể có thể duy trì sự khỏe mạnh, sự dẻo dai, bạn cần cung cấp đầy đủ 7 dưỡng chất thiết yếu bao gồm: Vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrate, lipit, nước, chất xơ cùng nhiều nguồn dinh dưỡng khác. Do vậy, bạn phải thường xuyên và liên tục thay đổi thực đơn mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn được nuôi dưỡng với tất cả những chất trên. Cụ thể như sau:

1.1. Carbohydrate [nhóm chất bột đường]

Đây là một nguồn cung cấp lớn nhất những nhiên liệu chính sử dụng cho hệ thống thần kinh trung ương của con người và cả năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể để từ đó làm việc. Thành phần dinh dưỡng này giúp cấu tạo nên các tế bào và các mô, đồng thời tham gia điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp các chất xơ cần thiết.

Chất này có chủ yếu trong các thực phẩm như các loại đậu, cơm, khoai, ngô, có trong củ cải, bánh mì nguyên cám và đặc biệt là ngũ cốc.

Nhóm chất bột đường carbohydrate

Lưu ý rằng: đối với những ai có bệnh huyết áp, bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc các bệnh vừa rồi thì không nên sử dụng carbohydrate có chỉ số đường thấp như loại ngũ cốc nguyên hạt.

1.2. Protein [chất đạm]

Chất đạm rất cần thiết. Ăn uống khoa học bao gồm chất đạm là để xây dựng và duy trì cơ bắp, duy trì lượng máu, cấu tạo da, xương, và cũng như các cơ quan tổ chức khác của cơ thể. Ngoài ra, chất đạm còn là nguyên liệu tạo ra các men, các hormon bên trong cơ thể, từ đó giúp điều hòa hoạt động mỗi ngày của chúng ta. Bên cạnh đó thì chất đạm cũng chính là nguyên liệu để tạo các kháng thể. Các loại kháng thể này sẽ giúp con người chống đỡ lại bệnh tật. 

Nguồn cung cấp protein có chủ yếu trong các loại thịt, cá, sữa cùng các chế phẩm của sữa, các loại đậu đỗ, trứng,...

1.3. Chất béo

Đây là nhóm chất giúp bạn cung cấp năng lượng và hấp thu hiệu quả các vitamin tan trong dầu mỡ như là vitamin A, D, E, K. Chất béo cũng là thành phần chính của màng tế bào và đặc biệt quan trọng là các tế bào thần kinh. Chúng sẽ đóng vai trò giúp cho sự phát triển các tế bào não cũng như hệ thần kinh, đồng thời là thành phần hỗ trợ cấu tạo nên một số loại hormon thiết yếu ví dụ như hormon testosterone, cortisol....

Nguồn cung cấp chất béo chủ yếu là các loại dầu, mỡ, bơ, chất béo trong thành phần của thịt, sữa, trứng và các loại hạt có dầu,...

1.4. Vitamin và khoáng chất

Vitamin và các khoáng chất hay còn gọi là các vi chất dinh dưỡng chất. Những nhóm chất này thường sẽ không sinh ra năng lượng. Chúng là những chất mà cơ thể con người chỉ cần một lượng rất nhỏ, thế nhưng lại có một vai trò rất quan trọng. Nếu cơ thể ta bị thiếu chúng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cơ thể con người sẽ cần trên 20 loại vitamin khác nhau và trên 20 loại khoáng chất khác nhau.

  • Các nhóm vitamin ta phải kể đến như: vitamin A, các vitamin nhóm B [B1, B2, B6, B9, B11, B12,...] vitamin C, vitamin D. 
  • Các khoáng chất mà cơ thể không thể thiếu đó chính là: sắt, canxi, phospho, i-ốt,...

Con người cần bổ sung vitamin để trở nên khỏe mạnh hơn

Không những giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà việc kết hợp khoa học nhiều món ăn sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, chuyển hóa năng lượng trong cơ thể để sản sinh ra nhiều hormone có lợi cho sự phát triển mỗi ngày.

Song song với chế độ ăn uống, rèn luyện thể dục mỗi ngày trên máy chạy bộ tại nhà hay rèn luyện tại công viên mang lại sức khỏe tốt, khả năng hấp thụ dưỡng chất cao.

2. Ăn uống khoa học là uống nhiều nước mỗi ngày

Chắc hẳn đây là một vấn đề không thể bàn cãi. Bạn thường hay nghe các quảng cáo về nước khoáng tinh khiết hay các ông bố, bà mẹ thường nhắc nhở con phải uống nước thật nhiều mỗi ngày. Về cơ bản, uống nước sẽ khiến bạn không còn cảm giác thèm ăn, hạn chế nạp vào cơ thể những nguồn năng lượng không tích cực. Không những vậy, lượng nước nạp vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng từ chất béo, giúp bạn hạn chế các căn bệnh về tim mạch.

Tuy rằng không thuộc nhóm chất dinh dưỡng kể trên. Thế nhưng, nước lại đóng một vai trò không thể thiếu. Nước giúp cho việc tạo ra tế bào và dịch cơ thể diễn ra trọn vẹn, trơn tru, nước cũng giúp các phản ứng hóa học xảy ra một cách bình thường và đồng thời tạo nước tiểu cho chúng ta để tống các chất thải có hại ra khỏi cơ thể. Con người luôn luôn cần phải đảm bảo việc duy trì, cung cấp đủ lượng nước sạch uống vào nhằm thay thế các dịch mất đi.

Bên cạnh đó, khi bạn uống nước nhiều, thận sẽ bài tiết tốt hơn, làm ngăn chặn tình trạng tích tụ nhiều chất thải trong gan, thận. Một điều khá dễ hiểu đó là khi thận bài tiết tốt thì cơ thể bạn sẽ không tích tụ nhiều chất béo, giúp cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Và đương nhiên, uống nước nhiều chính là cách ăn uống khoa học mà nhiều người đang áp dụng.

Một ngày 2 lít nước cho cơ thể khỏe mạnh

3. Ăn uống khoa học với việc bổ sung rau, củ, quả vào bữa ăn

Nguồn năng lượng trong các loại rau xanh, trái cây là cực kỳ tốt cho cơ thể. Tùy thuộc vào từng loại trái cây mà những dưỡng chất đó cũng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn những loại trái cây đều chứa vitamin và chất xơ để làm chất xúc tác cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Việc bổ sung trái cây vào thực đơn mỗi ngày còn giúp tăng cường sự bài tiết của nhiều cơ quan nội tạng, giúp bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất.

Với chế độ ăn uống khoa học cùng trái cây, bạn nên bổ sung 5 loại mỗi ngày để có nhiều năng lượng tích cực. Bên cạnh giúp chăm sóc cơ thể khỏe mạnh, hạn chế mắc những căn bệnh về tim mạch mà chức năng của rau xanh, các loại củ, quả còn giúp bạn sở hữu một làn da xinh đẹp. Và đồng thời, nếu bạn biết sử dụng đúng cách thì chất dinh dưỡng trong họ củ quả, trái cây sẽ giúp bạn có một body săn chắc.

Cụ thể như bảng sau:

Vitamin A

Có thể duy trì thị lực và sức khỏe của tế bào niêm mạc, điều tiết sự trao đổi chất của da

Bí ngô,,Cà rốt, Cà chua, Cam, Sơn trà, Súp lơ xanh, Dưa hấu, Anh đào…

Vitamin nhóm B

Trợ giúp sản sinh năng lượng và điều tiết sự trao đổi nhiệt lượng, chống mệt mỏi

Đậu phộng, Ngô, Bí ngô, Cà tím, Nấm…

Vitamin C

Có thể chống oxy hóa mạnh mẽ, ức chế sự hình thành hắc sắc tố.

Cải thìa, Cam, Bạc hà, Ớt chuông, Cải thảo, Súp lơ trắng, Quýt, Kiwi…

Vitamin E

Có thể chống oxy hóa, làm chậm sự lão hóa

Vừng đen, Hạt hướng dương, Đậu phộng,...

Vitamin P

Có thể bảo vệ cho mạch máu, tăng cường hoạt tính của Vitamin C

Táo, Quýt, Cam,...

Vitamin U

Có thể phòng tránh lở loét và làm vết loét mau lành

Rong biển, Cải bắp, Cải bắp tím…

Folic acid

Chất cần thiết cho sự hình thành hồng cầu trong cơ thể

Cải bó xôi, Súp lơ trắng,...

Calcium

Duy trì chức năng bình thường của cơ, xương hệ thần kinh

Cải thìa, Rau cần, Cải thảo, Côn bố [ hải đới]

Sắt

Hỗ trợ chức năng tạo máu của cơ thể, phần lớn tồn tại trong rau quả có màu xanh đậm

Cải bó xôi, rau dền xanh Rau ngò, Cải xanh, Mộc nhĩ, rau diếp. rau muống,…..

Kẽm

Là một trong những khoáng chất vô cùng cần thiết cho sự sinh trưởng.

Nấm, hạt bí ngô, Rau cần tía, Hạt hướng dương, Anh đào, Sơn tra…

Nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả mỗi ngày

4. Bổ sung thêm ngũ cốc

Trong thực đơn ăn uống khoa học thì chắc có lẽ không thể thiếu nguồn dinh dưỡng từ hạt ngũ cốc. Bên cạnh đáp ứng cho thực khách thực đơn đa dạng, bột ngũ cốc còn có chức năng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của mỗi người. Cụ thể như sau:

  • Cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào
  • Là một nguồn protein cực tốt
  • Bổ sung các khoáng chất trong cơ thể
  • Giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư
  • Điều trị chứng táo bón
  • Giúp ngăn ngừa hiệu quả biến chứng của bệnh tiểu đường
  • Tăng cường sức đề kháng nhờ một nguồn vitamin dồi dào
  • Thúc đẩy sự phát triển lành mạnh ở trẻ em
  • Góp phần hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
  • Hạn chế tăng cân cho chị em
  • Tăng cường hoạt động bền bỉ của trái tim

Để cung cấp nguồn năng lượng hữu ích từ hạt ngũ cốc, bạn có thể sử dụng trực tiếp các loại hạt hoặc có thể chế biến thành nhiều loại nước uống thật thơm ngon bổ dưỡng.

Ngũ cốc là nguồn dinh dưỡng trong thực đơn ăn uống khoa học

5. Ăn uống khoa học từ việc kết hợp những thói quen lành mạnh

Việc bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng vào cơ thể là điều hết sức cần thiết, tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể nạp calo. Rèn luyện thói quen chế độ ăn uống lành mạnh không phải là ăn những gì mà là ăn như thế nào. Ví dụ như với bột ngũ cốc, bạn có thể sử dụng nó với mục đích tăng cân, nhưng nó cũng là nguồn dinh dưỡng giúp bạn giảm cân khoa học. Điều này có nghĩa là việc bạn sử dụng nguồn dinh dưỡng đó như thế nào sẽ quan trọng hơn việc nên ăn gì mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cách thưởng thức món ăn cũng là một trong những cách giúp bạn rèn luyện thói quen ăn uống khoa học. Một số lưu ý dành cho bạn trong thói quen ăn uống hàng ngày để tạo nên nếp sống tốt mỗi ngày:

  • Không ăn quá nhanh vì như vậy sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều.
  • Tránh nạp năng lượng vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn những món ăn được chế biến sẵn vì nó rất nhiều mỡ.
  • Không uống nhiều nước ngọt có ga và không sử dụng chất kích thích.

6. Cân đối lượng protein 

Protein là một dưỡng chất thiết yếu để giúp cho cơ thể của chúng ta được tồn tại và ngày càng phát triển. Nguồn năng lượng trong những thực phẩm giàu protein sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một trong những công dụng tuyệt vời nhất của protein đối với sức khỏe của mỗi người đó chính là duy trì sự tăng trưởng cần thiết cho các tế bào, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể và giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Một số nguồn thực phẩm giàu protein để giúp bạn thiết lập chế độ ăn uống theo khoa học mỗi ngày như hạt đậu đen, đậu lăng, quả óc chó, đậu nành…Tuy nhiên không phải lúc nào nạp protein vào cơ thể là tốt. Bạn cần xác định được khi nào bạn cần ăn nhiều protein và khi nào giảm nguồn năng lượng đó ra khỏi khẩu phần ăn. Cụ thể, nếu nạp quá nhiều protein là nguyên nhân khiến bạn tăng cân không kiểm soát.

Các thực phẩm giàu protein

7. Bổ sung canxi trong thực đơn

Canxi là một trong những nguồn dinh dưỡng cực kì cần thiết đối với sự phát triển của tất cả mọi người. Để canxi có thể phát huy hết những công dụng, bạn nên kết hợp với nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau, để chúng có thể bổ trợ cho nhau, tạo thành những dòng năng lượng có lợi cho cơ thể. Lợi ích cụ thể của canxi ta cần phải biết đó là:

7.1. Canxi là thành phần không thể thiếu của xương

Canxi là chất có vai trò cực kỳ đặc biệt quan trọng đối với hệ cơ - xương - khớp. Một khi cơ thể của bạn mất trạng thái cân bằng giữa việc hủy xương và cấu tạo xương mới sẽ có thể gây nên tình trạng mất xương. Từ đó, dẫn đến việc gây ra các bệnh lý khác, mức độ nghiêm trọng tùy theo mỗi độ tuổi khác nhau.

7.2. Hệ miễn dịch của con người rất cần phải có canxi

Hệ miễn dịch của chúng ta cũng rất cần đến canxi. Ngoài phần tế bào bạch cầu ở trong hệ thống miễn dịch con người ra thì canxi cũng đảm nhiệm vai trò là “viên sĩ quan” giúp chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch hiệu quả nhằm chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể một cách sớm nhất. Không những canxi đóng vai trò như “sứ giả thông tin” quan trọng trong cơ thể mà nó còn giữ vai trò kích hoạt đi năng lực di chuyển và cả năng lực bao vây, từ đó tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh từ phía bạch cầu.

7.3. Lợi ích của canxi đối với hệ thần kinh

Thành phần Ion canxi đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn tín hiệu thần kinh. Khi cơ thể con người thiếu canxi thì các hoạt động truyền dẫn thần kinh sẽ bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh từ đó bị suy giảm.

Canxi và hệ thần kinh của con người

7.4. Canxi góp phần quan trọng vào việc điều phối hoạt động cơ bắp – cơ tim

Công năng sinh lý của cơ bắp con người xảy ra chủ yếu nhờ vào sự co giãn của những sợi cơ để từ đó hoàn thành nhiệm vụ của khí quan vận động toàn bộ cơ thể. Ion Canxi góp phần đóng một vai trò cực quan trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Nếu như thiếu đi Canxi trong thời gian kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp sẽ kèm dần trông thấy.

Mặt khác, các cơ trong cơ thể gồm có cơ tim, cơ trơn [cơ trơn sẽ được phân bố ở các thành mạch máu, các đường mật, đường bài tiết và cả tử cung…]. Vì vậy, không thể thiếu canxi trong khẩu phần ăn uống khoa học hàng ngày được.

Một số thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể thường xuyên thay đổi trong thực đơn mỗi ngày có thể kể đến như: Những loại rau cải xanh, sữa tươi, canxi trong hải sản, búp măng tây, các loại nấm..

Để hình thành nên thói quen ăn uống khoa học với canxi, bạn nên kết hợp thêm với nhiều nguồn dinh dưỡng giàu vitamin D, protein cùng nhiều loại thực phẩm khác để cơ thể chuyển hóa được thành nhiều nguồn năng lượng có lợi. Và bạn biết không, bổ sung canxi trong thực đơn mỗi ngày chính là cách để bạn bảo vệ hệ xương phát triển.

8. Tránh ăn thức ăn chế biến sẵn

Không hẳn những nguồn thực phẩm chế biến sẵn sẽ mang mầm mống của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là những rủi ro cho người sử dụng. Việc sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn không những mất vệ sinh mà nó còn chứa nhiều dầu mỡ, điều này không hề tốt cho sức khỏe của mỗi người. Do vậy, bạn hãy dành nhiều thời gian để chế biến thực phẩm tươi sống, điều đó sẽ giúp bạn luôn có một sức khỏe tốt, một quả tim tràn đầy nhựa sống. 

Và đương nhiên, để tạo nên thói quen ăn uống theo khoa học, bạn hãy hạn chế tối đa vấn đề ăn vặt. Với những loại thức ăn vặt như pizza, hamburger, snack, bạn đang tự hủy hoại cơ thể bằng lượng calo quá nhiều, chưa kể trong những nguồn thực phẩm đó còn sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

9. Không sử dụng chất kích thích

Đương nhiên, nếu đã thiết lập một chế độ ăn uống khoa học thì không thể có chất kích thích trong thực đơn của bạn. Chất kích thích ở đây không hẳn là ma túy, cần sa.. mà đơn giản đó là rượu, bia, thuốc lá, cafe…Trong những loại chất kích thích đều tồn tại một năng lượng không hề tốt cho cơ thể. Dẫu biết sử dụng chất kích thích sẽ gây hại thế nhưng nhiều người vẫn hay cố chấp, viện lý do để nạp vào cơ thể nguồn năng lượng này mỗi ngày,

Thay vì uống cafe, rượu bia bạn hãy thay bằng những ly nước ép thật thơm ngon và bổ dưỡng. Để giúp cơ thể tỉnh táo hơn, hãy mua nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể mỗi ngày.

Sử dụng chất kích thích sẽ gây hại cho cơ thể

Như vậy, tập đoàn thể thao Elipsport đã giới thiệu với bạn đọc về top những cách xây dựng thực đơn ăn uống khoa học. Ngoài ra, để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, bạn nên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Đây là điều được nhiều chuyên gia đã khuyến cáo. Chi tiết về các sản phẩm tập chất lượng nhất bạn có thể tham khảo thêm trên website của tập đoàn thể thao Elipspsort theo địa chỉ: //elipsport.vn/ bạn nhé!


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

để cơ thể có thể duy trì sự khỏe mạnh, sự dẻo dai, bạn cần cung cấp đầy đủ 7 dưỡng chất thiết yếu bao gồm: Vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrate, lipit, nước, chất xơ cùng nhiều nguồn dinh dưỡng khác. Do vậy, bạn phải thường xuyên và liên tục thay đổi thực đơn mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn được nuôi dưỡng với tất cả những chất cần thiết.

Chất đạm rất cần thiết. Ăn uống khoa học bao gồm chất đạm là để xây dựng và duy trì cơ bắp, duy trì lượng máu, cấu tạo da, xương, và cũng như các cơ quan tổ chức khác của cơ thể. Ngoài ra, chất đạm còn là nguyên liệu tạo ra các men, các hormon bên trong cơ thể, từ đó giúp điều hòa hoạt động mỗi ngày của chúng ta. Bên cạnh đó thì chất đạm cũng chính là nguyên liệu để tạo các kháng thể. Các loại kháng thể này sẽ giúp con người chống đỡ lại bệnh tật.

Vitamin và các khoáng chất hay còn gọi là các vi chất dinh dưỡng chất. Những nhóm chất này thường sẽ không sinh ra năng lượng. Chúng là những chất mà cơ thể con người chỉ cần một lượng rất nhỏ, thế nhưng lại có một vai trò rất quan trọng. Nếu cơ thể ta bị thiếu chúng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cơ thể con người sẽ cần trên 20 loại vitamin khác nhau và trên 20 loại khoáng chất khác nhau.

Về cơ bản, uống nước sẽ khiến bạn không còn cảm giác thèm ăn, hạn chế nạp vào cơ thể những nguồn năng lượng không tích cực. Không những vậy, lượng nước nạp vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng từ chất béo, giúp bạn hạn chế các căn bệnh về tim mạch.

Không hẳn những nguồn thực phẩm chế biến sẵn sẽ mang mầm mống của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là những rủi ro cho người sử dụng. Việc sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn không những mất vệ sinh mà nó còn chứa nhiều dầu mỡ, điều này không hề tốt cho sức khỏe của mỗi người. Do vậy, bạn hãy dành nhiều thời gian để chế biến thực phẩm tươi sống, điều đó sẽ giúp bạn luôn có một sức khỏe tốt, một quả tim tràn đầy nhựa sống. 

Video liên quan

Chủ Đề