Thị trường khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh

Cùng với lượng khách quốc tế và trong nước đến TP. Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng đã kéo theo nhu cầu sử dụng khách sạn, nhất là phân khúc cao cấp tăng cao; điều này đã giúp thị trường khách sạn cao cấp của TP. Hồ Chí Minh thu hút nhiều nhà đầu tư trong thời gian gần đây.

TP. Hồ Chí Minh hiện chỉ có khoảng 20 khách sạn đạt chuẩn 5, 6 sao

Thống kê của UBND TP. Hồ Chí Minh cho thấy, trong tháng 5 đầu năm 2018, thành phố đã có những ghi nhận tích cực cả về lượng khách du lịch quốc tế cũng như trong nước. Trong đó, chỉ riêng khách quốc tế, trong 5 tháng qua thành phố đã đón trên 3,2 triệu lượt khách quốc tế, đạt 42,5% kế hoạch năm. Doanh thu của ngành du lịch [gồm khách lữ hành, khách sạn, nhà hàng] của thành phố trong 5 tháng đạt 51.656 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ và đạt 37,4% kế hoạch năm.

Những con số trên cho thấy du lịch đã và đang góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự khởi sắc của các lĩnh vực khác, đóng góp quan trọng vào mục tiêu GDP chung của TP. Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung. Đồng thời tạo nên sức hút với các nhà đầu tư trong việc mở rộng hệ thống cơ sở vật chất, các dự án du lịch và khách sạn quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh - cho biết, với quy mô ngày càng tăng của du khách trong nước và quốc tế đã kéo theo nhu cầu sử dụng khách sạn cao cấp tăng lên. Tuy nhiên, hiện thành phố mới chỉ có khoảng 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, còn lại khoảng 120 khách sạn từ 3 sao trở lên. Trong khi đó, với tốc độ tăng trưởng khách du lịch 20%/năm thì đến năm 2020 thành phố sẽ đón khoảng 10 triệu khách và cần có 10.000 phòng khách sạn cao cấp mới có thể đáp ứng được nhu cầu lưu trú cho du khách.

“Chúng tôi đang khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào loại hình cơ sở lưu trú từ 5 sao trở lên. Để thu hút nhà đầu tư, thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, công bố quy hoạch địa điểm các cơ sở lưu trú… kèm theo các giải pháp quảng bá, xúc tiến về du lịch để thu hút du khách đến thành phố”, ông Vũ khẳng định.

Trên thực tế, nắm bắt được nhu cầu sử dụng cơ sở lưu trú cao cấp đang ngày càng gia tăng, thời gian gần đây đã có nhiều nhà đầu tư công bố chiến lược đầu tư khách sạn hạng sang tại TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, vào trung tuần tháng 5/2018, Tập đoàn khách sạn Mandarin Oriental đã công bố kế hoạch phát triển khách sạn 5 sao ngay tại trung tâm quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Theo ông Richard Baker, Giám đốc Quan hệ đối ngoại cấp cao của Tập đoàn khách sạn Mandarin Oriental, đơn vị này đã bắt tay hợp tác cùng Union Square Saigon để xây dựng khách sạn Mandarin Oriental Saigon và dự kiến khai trương vào năm 2019. Khách sạn này có 228 phòng, 6 nhà hàng và bar, spa, phòng gym cùng hồ bơi ngoài trời theo chuẩn quốc tế.

Cùng thời điểm trên, công ty chuyên về quản lí khách sạn của Thụy Sĩ Mövenpick Hotels & Resorts cũng đã công bố ký kết dự án bất động sản mới tại TP. Hồ Chí Minh nhằm tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư trên khắp Việt Nam. Ông Andrew Langdon, Giám đốc Phát triển của Mövenpick Hotels & Resorts - cho biết, Mövenpick Hotel TP. Hồ Chí Minh là sự phát triển mới đầy thú vị với 815 phòng, bao gồm 288 phòng khách sạn và 527 căn hộ dịch vụ - thêm vào đó là hàng loạt các dịch vụ giải trí tiện nghi và kinh doanh cao cấp. Dự kiến khai trương vào năm 2020, dự án này sẽ là khu phức hợp đa năng cao cấp, giúp TP. Hồ Chí Minh thu hút người dân địa phương và khách quốc tế.

Ngoài hai dự án kể trên, theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh hiện đã có nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch sẽ mở thêm khách sạn cao cấp để phục vụ lượng khách du lịch đến thành phố ngày càng tăng cao. Không tiết lộ cụ thể con số song theo tính toán của Sở Du lịch, với những dự án đã và đang được các doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký, đến năm 2020 lượng khách sạn cao cấp này sẽ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu của khách du lịch đến TP. Hồ Chí Minh.

Thùy Dương

Thị trường khách sạn TP.HCM hồi sinh trong quý 1

Đón khách du lịch, công suất khách sạn tăng

3 tháng đầu năm, hoạt động du lịch nội địa và quốc tế tại TP.HCM được khôi phục đã kéo theo sự hồi sinh của thị trường khách sạn sau thời gian dài "tối đèn" vì dịch bệnh.

Trước đó, vào thời điểm dịch bệnh, hàng loạt khách sạn 3-5 sao ở TP.HCM im lìm vì thiếu vắng khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Khi đó, tổng giám đốc một khách sạn 5 sao tại TP.HCM thừa nhận tỷ lệ lấp đầy khoảng 15% là con số khó đạt được.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, việc mở cửa đón khách quốc tế cùng các giải pháp thúc đẩy du lịch ngắn và trung hạn của TP.HCM đã khiến công suất phòng khách sạn có dấu hiệu hồi phục.

Công suất phòng khách sạn trong quý 1 trên địa bàn TP.HCM đạt 35,6%. Ảnh: L.S

Mới đây, Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết công suất phòng khách sạn trong quý 1 trên địa bàn TP.HCM đã đạt 35,6%, lần lượt tăng 1,6 và 2,1 điểm phần trăm theo quý và theo năm. Giá thuê phòng trung bình đạt 73,6 USD [khoảng 1,68 triệu đồng] một phòng một đêm. Mức giá thuế vẫn giảm 4,2% theo năm nhưng được bù đắp bằng công suất từng bước cải thiện.

Giám đốc một khách sạn lớn tại quận 1 [TP.HCM] cho hay 3 tháng đầu năm, tỷ lệ khách đặt phòng đã tăng cao. Có thời điểm, khách sạn gần như kín phòng. Đây là tín hiệu đáng mừng khi hoạt động kinh doanh của khách sạn trong thời gian dịch bị ngưng trệ.

Dự báo dịp lễ 30/4 sắp tới, lượng khách sẽ còn tăng cao khi nhiều khách đã chủ động đặt phòng sớm.

Khảo sát, thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế hiện tại có xu hướng kéo dài so với mức trước đại dịch. Các chuyến du lịch MICE [du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm…] đồng thời được mở rộng thành du lịch giải trí, tạo nên dự báo tích cực cho nguồn thu thời gian tới.

Nguồn cung khách sạn sẽ được cải thiện

Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường khách sạn tại TP.HCM nói riêng và cả nước tính chung sẽ khởi sắc trong năm nay. Đặc biệt là thời điểm nửa cuối năm, nhiều chuyến bay được mở lại khéo theo niềm tin phục hồi từ du lịch quốc tế.

Theo đại diện Cushman & Wakefield, chương trình visa của Việt Nam sẽ cho phép mở cửa lại ngành du lịch. Một lượng lớn khách du lịch nước ngoài sẽ quay lại Việt Nam. Do đó, tỷ lệ lấp đầy phòng sẽ cải thiện vào cuối năm nay và đầu năm sau nhờ đón làn sóng khách du lịch nội địa và quốc tế.

Thị trường khách sạn TP.HCM đón nguồn cung mới trong thời gian tới. Ảnh: L.S

Trong khi đó, chuyên gia của JLL Hotels & Hospitality Group cũng xác định du lịch Việt Nam sẽ khởi sắc trong năm nay, kéo theo sự tăng trưởng của thị trường khách sạn.

Bên cạnh đó, chuyên gia của JLL cũng cho biết thị trường khách sạn trong thời gian tới sẽ có sự cải thiện về nguồn cung. Cụ thể, năm 2022, số lượng khách sạn gia nhập thị trường tăng cao, trong đó nhiều dự án bị trì hoãn đã đặt mục tiêu khai trương trong năm nay. Trước đó, nguồn cung phòng khách sạn ở TP.HCM được ghi nhận tăng trưởng 6,5%/năm giai đoạn 2014-2019, chủ yếu là bất động sản hạng trung và cao cấp.

Theo Sở Du lịch TP HCM, từ nay đến cuối năm 2022 sẽ có khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, là lực đỡ giúp ngành kinh doanh khách sạn tại thành phố sớm hồi phục so với trước đại dịch. 

Tổng nguồn cung khách sạn 3-4-5 sao tại TP.HCM hiện ghi nhận 17.000 phòng với sự góp mặt của nhiều thương hiệu khách sạn quốc tế và nội địa cao cấp như IHG, Accor, Marriott, Hyatt, Reverie, Caravelle.... Trong ba năm tới, khoảng 3.800 phòng trên 18 khách sạn tư nhân sẽ được mở ra khắp thành phố.

Các sáng kiến du lịch đang được thúc đẩy để thu hút du khách. Ảnh: L.S

Được biết, để tạo sức bật cho ngành kinh doanh khách sạn, các sáng kiến du lịch trong thành phố cũng đang thúc đẩy nhu cầu nghỉ dưỡng ngắn và trung hạn tại TP.HCM. Thành phố đã đề xuất cải tổ du lịch đường thủy nhằm tận dụng tiềm năng du lịch kênh rạch và sông ngòi rộng lớn, bao gồm cả chợ nổi trên sông.

Bên cạnh đó, một số huyện ngoại thành TP.HCM cũng đang mở rộng các loại hình mới như du lịch trang trại và thể thao. Điển hình là đề xuất hợp tác với các khu vực ngoại ô như huyện Cần Giờ và Hóc Môn để thúc đẩy các hoạt động vui chơi giải trí và ẩm thực để thu hút du khách. 

Kỳ vọng, thị trường khách sạn TP.HCM sẽ trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian tới.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong ba tháng đầu năm đạt 91.000 lượt khách, tăng 89% so với năm trước. Theo đại diện Sở du lịch TP HCM, nếu tình hình khả quan từ nay đến cuối năm 2022 sẽ có khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế.

Theo báo cáo của Cushman & Wakefield Việt Nam, TP HCM nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các doanh nghiệp và được xem trung tâm tài chính tại Việt Nam. Một loạt các thương hiệu khách sạn quốc tế và nội địa cao cấp và sang trọng đã có mặt tại thành phố, bao gồm IHG, Accor, Marriott, Hyatt, Reverie, Caravelle, khách sạn Majestic và khách sạn Rex.

Tính đến quý I/2022, tổng nguồn cung khách sạn 3 - 5 sao tại TP HCM là 17.000 phòng. Công suất phòng khách sạn đạt 35,6%, tăng lần lượt 1,6% và 2,1% theo quý và theo năm. Đây là tỷ lệ khả quan trong bối cảnh đại dịch chưa kết thúc.

Giá thuê phòng trung bình đạt 73,6 USD/đêm [tương đương 1,68 triệu đồng], giảm 5,3% theo quý và giảm 4,2% theo năm. Trong ba năm tiếp theo, khoảng 3.800 phòng trên 18 khách sạn tư nhân sẽ được mở ra khắp thành phố.

Trong khi đó, tại Đà Nẵng - một trong những điểm nghỉ mát nổi tiếng nhất Việt Nam, giá thuê phòng trung bình đạt 70 USD/phòng mỗi đêm [tương đương 1,6 triệu đồng], tăng 3% theo quý và tăng 20% theo năm.

Theo báo cáo của Cushman & Wakefield Việt Nam, tính đến quý I, tổng nguồn cung khách sạn 4 - 5 sao tại Đà Nẵng là 11.000 phòng, không thay đổi trong hai năm qua.Trong ba năm tiếp theo, khoảng 4.000 phòng trên 19 khách sạn tư nhân sẽ được mở ra khắp thành phố.

Công suất phòng khách sạn đạt 30%, tăng lần lượt 10,2% và 3,2% theo quý và theo năm, được thúc đẩy bởi sự hồi phục của du lịch nội địa vào dịp Tết Nguyên Đán hồi đầu tháng 2.

Đà Nẵng và Quảng Nam đã tham gia cùng với tỉnh Thừa Thiên - Huế trong chương trình "Ba địa phương, một điểm đến" để quảng bá các sản phẩm du lịch tự nhiên và di sản văn hoá lịch sử của miền Trung.

"Giống như TP HCM và Hà Nội, những năm gần đây, Đà Nẵng đã có những cải thiện đáng kể về tăng trưởng kinh tế, chủ yếu là do sản xuất công nghiệp. Chúng tôi kỳ vọng TP Đà Nẵng với danh tiếng về lực lượng lao động có trình độ công nghệ cao sẽ là thung lũng Silicon mới của Việt Nam", các chuyên gia từ Cushman & Wakefield nhận định.

Trong khi đó, với thị trường TP HCM, các sáng kiến du lịch trong thành phố cũng đang thúc đẩy nhu cầu du lịch ngắn và trung hạn. Một sáng kiến quan trọng là đề xuất cải tổ giao thông đường thủy, nhằm tận dụng tiềm năng du lịch kênh rạch và sông ngòi rộng lớn của TP HCM, bao gồm cả chợ nổi trên sông.

Chính quyền thành phố cũng đang mở rộng các loại hình mới như du lịch trang trại và thể thao. Điển hình là đề xuất hợp tác với các khu vực ngoại ô như huyện Cần Giờ và Hóc Môn để thúc đẩy các hoạt động vui chơi giải trí và ẩm thực.

Các đường bay quốc tế hoạt động bình thường trở lại từ ngày 15/3, đi kèm chương trình "Hộ chiếu vaccine". Quyết định mở cửa du lịch toàn quốc sẽ thu hút lượng lớn du khách nước ngoài quay trở lại Việt Nam, góp phần khuấy động các hoạt động du lịch của quốc gia.

Chính sách mở cửa đi lại giữa Việt Nam và các nước khác cũng sẽ làm thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn, không chỉ ở phân khúc khách sạn, nghỉ dưỡng mà còn ở phân khúc căn hộ dịch vụ.

Nghiên cứu của Savills chỉ ra rằng các chuyên gia Nhật Bản và Hàn Quốc là khách thuê chính tại các căn hộ dịch vụ hạng A, với 79% thị phần trong nửa đầu 2021 và tăng lên 84% trong hai quý còn lại.

Theo ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ chảy vào Việt Nam trong năm qua phần nào khẳng định số lượng lớn các chuyên gia quốc tế đang và sẽ làm việc tại quốc gia. Một khi đường bay quốc tế được nối lại hoạt động, họ sẽ đến nước ta để công tác dài hạn, góp phần đưa phân khúc căn hộ dịch vụ quay trở lại đà tăng trưởng như trước.

Theo Khảo Sát Người Mua Toàn Cầu năm 2021, hệ thống chăm sóc sức khỏe, chất lượng không khí, và không gian xanh là những tiêu chí hàng đầu để người dân lựa chọn nơi sinh sống. Bởi vậy, Savills dự đoán những căn hộ dịch vụ thương hiệu sẽ có lợi thế lớn khi sở hữu những chương trình hợp tác với các tổ chức y tế để đảm báo an toàn và nâng cao sức khỏe của cư dân tại dự án.

Với nguồn cầu sẵn từ trong nước và quốc tế, triển vọng của bất động sản nghỉ dưỡng và căn hộ dịch vụ sẽ còn phụ thuộc nhiều vào chiến lược của Chính phủ cùng diễn biến tình hình dịch bệnh trong thời gian tới.

Giá nhà liên tục tăng ‘nóng’, mức giá đã đạt đỉnh?

//cafef.vn/mo-cua-du-lich-thi-truong-khach-san-tp-hcm-va-da-nang-tang-cong-suat-20220405002954081.chn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề