Thế nào là cách dẫn trực tiếp cho ví dụ

- Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật

2. Đặc điểm

- Được đặt trong dấu ngoặc kép, trước dấu hai chấm.

- Sử dụng cách dẫn trực tiếp tạo sự khách quan cho cả người nói [viết] và người đọc [người nghe]. Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và chính xác về những câu nói hay phát ngôn của người được trích dẫn cách nói trực tiếp.

- Vì cách dẫn trực tiếp sẽ được trích dẫn y nguyên, không có bất kì sự thêm bớt nào khác của người trích dẫn. Sự thu nhận thông tin truyền tải sẽ hoàn toàn được bảo toàn, khách quan, do vậy sẽ giảm được tính chịu trách nhiệm của người trích dẫn bởi đảm bảo được sự bảo toàn, độ chân thực , khách quan với những thông tin được nói đến.

* Ví dụ: Nam nói với em gái rằng: "Anh ghét học lắm, anh không thích đi học". Khi em gái khoe lại với mẹ bằng cách dẫn trực tiếp thì có thể sẽ nói:

-  Mẹ ơi, anh Nam bảo với con rằng "Anh ghét học lắm, anh không thích đi học". Việc trích dẫn trực tiếp trên đã truyền tải thông tin một cách nguyên xi, không có sự thêm bớt của người em. Việc đón nhận thông tin và giải quyết thông tin là do người mẹ. Người em chỉ có trách nhiệm và nghĩa vụ truyền tải lại còn không phải chịu trách nhiệm trong độ đúng/ sai của thông tin mà mình vừa truyền đạt. Do vậy không phải chịu trách nhiệm về độ đúng sai của tin truyền.

 II. Cách dẫn gián tiếp

1. Khái niệm

- Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp

2. Đặc điểm

- Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép, mà được diễn đạt hòa cùng với lời văn của người dẫn.

- Người nói [người viết] không cần phải trích dẫn thông tin chính xác y nguyên như những gì được nghe, được đọc. Người nói hoặc người viết có thể cắt bỏ và thêm bớt cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp [thuận lợi hơn trong diễn đạt:rút gọn để có sự mạch lạc, tránh rườm rà, hợp với văn phòng, cá tính riêng của từng người]. Tuy nhiên vẫn đảm bảo và xoay quanh đại ý của những thông tin được nghe.

* Ví dụ có câu: Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

- Chuyển câu gián tiếp sẽ là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

=> Có sự khác biệt [lược bỏ] so với câu gốc trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là loại bỏ cụm động từ  "chúng ta phải".

 II. Luyện tập

Viết một đoạn văn [7 - 10 dòng] có nội dung trích dẫn: "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình" bằng hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1. Khái niệm

- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ [lời nói bên trong] của một người, một nhân vật:

+ Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

+ Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Ví dụ

- Lời dẫn trực tiếp:

          Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

- Lời dẫn gián tiếp:

          Một lần đến thăm Trường Cao đẳng Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách.

Tags: TUẦN 4

Câu hỏi:Lời dẫn trực tiếp là gì?

Trả lời:

Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về lời dẫn này nhé!

1. Lời dẫn trực tiếplà gì?

- Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật

~~> Được đặt trong dấu ngoặc kép

Vd: Tục ngữ có câu: "Lá lành đùm lá rách"

- Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích họp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm tra.

-Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

-Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đứng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

- Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt trước lời dẫn [sau động từ trong câu].

- Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý: thay đổi từ xưng hô cho thích họp; bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép; lược bỏ các từ tình thái [kia, nhé, này…]; có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.]

2.Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:Cách dẫn trực tiếp là gì?

A.Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

B.Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp

C.Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình

D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang.

Câu 2:Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?

A. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật

B. Lời nói của nhân vật được điều chỉnh cho thích hợp

C. Lời nói của nhận vật được trích dẫn nguyên văn

D.lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 3:Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Một

Câu 4:Trong trường hợp trích dẫn quá dài và người dẫn muốn lược bỏ phần không cần yếu trong lời trích dẫn đối lập luận của mình thì:

A. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu móc {}

B. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu ngoặc vuông []

C. Phần bị lược bỏ có thể đặt trong dấu ngoặc vuông [] hoặc dấu ngoặc đơn []

Câu 5:Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học [nhất là văn xuôi] thường được dẫn bằng cách nào?

A. Gián tiếp

B. Trực tiếp

Câu 6:Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

[1] Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng :

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

[2] Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. [3]Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". [4] Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương-Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. [5]Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

A. Các câu [1] [2] [3] [ 4]

B. Các câu [1] [3] [4]

C. Các câu [1] [2] [4]

D. Các câu [5] [4] [3]

Câu 7:Các từ Là, Rằng nối giữa hai phần của câu là một trong những dấu hiệu hình thức cho biết phần tiếp theo đó sẽ là?

A. Có thể là lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp

B. Chỉ có thể là lời dẫn gián tiếp

C. Chỉ có thể là lời dẫn trực tiếp

Câu 8:Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói, ý nghĩ của người, nhân vật, điều chỉnh cho phù hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Câu 9:Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học [nhất là văn xuôi] thường được dẫn bằng cách nào?

A.Gián tiếp

B.Trực tiếp

Câu 10:Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi?

A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn.

B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 11:Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Lời dẫn trực tiếp thường được đặt sau dấu hai chấm và...

A. Nhắc lại ý chính

B. Nhắc lại nguyên văn

C. Nhắc lại một phần

Câu 12: Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác:

A. Chúng ta có thể nêu hoặc cũng có thể không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.

B. Chúng ta không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.

C. Chúng ta vẫn phải nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.

D. Chúng ta bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó

Câu 13:Trong các câu sau, câu nào có lời dẫn trực tiếp?

A. An nói với Nam: “Năm nay, tôi quyết tâm học tập, không mê chơi nữa”.

B. An nói với Nam là năm nay, An quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.

C. An nói với Nam là năm nay, bạn ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa .

D. An nói với Nam là năm nay, cậu ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa .

Câu 14:Dòng nào thực hiện đúng cách dẫn gián tiếp?

A. Cúc nói với Mai: “ Bố của tôi rất nghiêm khắc”

B. Cúc nói với Mai là bố của tôi rất nghiêm khắc .

C. Cúc nói với Mai là bố của bạn ấy rất nghiêm khắc .

D. Cúc nói với Mai rằng: bố của tôi rất nghiêm khắc .

Video liên quan

Chủ Đề