Tăng lương hàng năm bao nhiêu phần trăm

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng. Đối tượng áp dụng gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Lương tối thiểu theo vùng sẽ tăng từ 1/7/2022

Theo đó, việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% trình Chính phủ của Hội đồng Tiền lương quốc gia, phương án tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 được áp dụng như sau:

- Mức 4,68 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I [hiện đang là 4,42 triệu đồng/tháng]

- Mức 4,16 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II [hiện đang là 3,92 triệu đồng/tháng]

- Mức 3,63 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III [hiện đang là 3,43 triệu đồng/tháng].

- Mức 3,25 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV [hiện đang là 3,07 triệu đồng/tháng].

Kể từ ngày 1/7 sắp tới những nhóm người lao động dưới đây sẽ được tăng lương theo quy định mới của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Ảnh minh họa

Theo đó, nếu đề xuất tăng lương của Hội đồng Tiền lương quốc gia được Chính phủ thông qua thì sau 2,5 năm giữ nguyên, từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 180 nghìn đồng đến 260 nghìn đồng/tháng, tùy vùng.

Như vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng sẽ là mức lương thấp nhất người lao động được trả khi làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp [chưa bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác].

Theo Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Trường hợp doanh nghiệp đã trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp có thể tăng lương hoặc không tăng lương.

Đề xuất tăng lương tối thiểu theo giờ

Bên cạnh mức lương tối thiểu theo tháng như hiện hành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất từ ngày 1/7 tới sẽ có quy định thêm mức lương tối thiểu tính theo giờ với mức từ 15.600-22.500 đồng/giờ tuỳ theo từng khu vực.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam có quy định về tiền lương tối thiểu theo giờ, tuy nhiên nhiều ý kiến còn băn khoăn rằng mức lương được đề xuất đang thấp so mặt bằng giá cả.

Về mức lương tối thiểu giờ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: Vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

Lương của công nhân viên chức năm 2022 thay đổi thế nào?

Theo tinh thần tại Nghị quyết 27 của Bộ chính trị, mức lương công chức sẽ được cải cách theo hướng bỏ cách tính lương hiện nay theo lương cơ sở và hệ số.

Thay vào đó, mức lương công chức sẽ tính theo số tiền cụ thể, căn cứ vào vị trí việc làm của từng đối tượng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc cải cách tiền lương đã liên tiếp bị lùi lại.

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.

Trong đó:

- Hệ số lương: Vẫn được quy định trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP căn cứ vào ngạch công chức, các loại công chức như hiện nay, hệ số lương sẽ dao động từ mức 1,35 - 4,98.

- Mức lương cơ sở năm 2022: Quốc hội cũng như các các cơ quan hiện chưa có văn bản mới ban hành cũng như đề xuất mới về mức lương cơ sở 2022.

Mức lương cơ sở của công chức vẫn được áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP từ 01/7/2019 đến nay.

[Theo Trí thức trẻ]

Cách tính tiền lương chắc hẳn là một vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm. Nhưng không phải ai cũng biết tính như thế nào mới đúng nhất. Vậy bạn hãy tham khảo bài viết “Lương được xác định như thế nào?” tổng hợp từng cách tính lương cụ thể cho từng trường hợp khác nhau.

Những quy định về tiền lương theo pháp luật

Các quy chế tiền lương trong doanh nghiệp sẽ do từng doanh nghiệp quy định, vì vậy người quản lý cần cân nhắc rõ các nguồn lực bên trong doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp tài chính đúng đắn nhất. Các thành phần sẽ có trong quy chế tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:

Quy định chung về những khoản lương

  • Lương khoán: lương dành cho các cá nhân làm công việc có tính chất thời vụ.
  • Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP, là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường.
  • Cách tính tiền lương: trả lương theo ngày công chuẩn làm việc của tháng.
  • Mức lương thử việc: 85% mức lương của công việc [mức này quy định tùy doanh nghiệp].
  • Lương đóng BHXH: được quy định tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
  • Lương thời gian: áp dụng cho toàn thể nhân viên và lãnh đạo của công ty.

Quy định về mức phụ cấp và trợ cấp

Phụ cấp: Các chức danh bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh, Kế toán trưởng sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Ví dụ: Mức hưởng phụ cấp của Giám đốc sẽ là 3 triệu đồng, của Phó giám đốc là 2 triệu đồng,… Toàn bộ những nhân viên chính thức ký Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: sẽ được mức hưởng phụ cấp tùy thuộc vào từng chức danh và thỏa thuận cụ thể trong Hợp đồng lao động. Những nhân viên ký Hợp đồng lao động dưới 3 tháng: sẽ được hưởng mức phụ cấp được thỏa thuận và sẽ ghi rõ trong Hợp đồng.

Trợ cấp:

Mức hưởng trợ cấp sẽ được thể hiện chi tiết trong Hợp đồng lao động. Mức trợ cấp sẽ được nhân viên với các cấp quản lý thương thảo trong hợp đồng và quy định rõ với nhau trước khi ký. Ví dụ: Nhân viên chính thức sẽ ký Hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên được hưởng tiền hỗ trợ thuê nhà 1 – 2 triệu đồng/ tháng.

XEM THÊM: Lương cơ bản được định nghĩa như thế nào?


Cách tính tiền lương cơ bản

  • Căn cứ tính lương: dựa vào thời gian làm việc trên bảng chấm công
  • Cách tính tiền lương: chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian trả lương theo đúng quy định
  • Tiền lương làm việc theo giờ: được quy định trong Bộ Luật lao động
  • Làm thêm vào ngày chủ nhật: tiền lương * 200% * số giờ làm thêm
  • Tiền lương tháng = tiền lương chính + phụ cấp, trợ cấp [nếu có]/ 26 X số ngày làm việc thực tế
  • Thời hạn trả lương: tùy thuộc vào quy định của từng công ty
  • Làm thêm vào ngày thường: tiền lương * 150% * số giờ làm thêm
  • Làm thêm vào ngày lễ tết: tiền lương * 300% * số giờ làm thêm

Những ngày nghỉ phép được hưởng nguyên mức lương: bản thân kết hôn, con cái kết hôn, nghỉ lễ, Tết, cha, mẹ mất [cả bên chồng, vợ], vợ/chồng, con mất, nghỉ phép,…

Chế độ xét tăng lương

  • Niên hạn và đối tượng được xét tăng lương: các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã có đủ niên hạn 2 năm ở một mức lương
  • Mức tăng lương ở mỗi bậc lương: từ 10-20% của mức lương hiện tại.
  • Chế độ xét tăng lương: thời gian xét tăng lương trong năm tùy thuộc vào quy định mỗi công ty.
  • Thủ tục xét tăng lương: Phải được Ban lãnh đạo công ty hợp và xét duyệt.

Chế độ thưởng:

  • Đạt doanh thu: nếu đạt doanh thu Ban Giám đốc đề ra sẽ được thưởng phần trăm doanh thu hàng tháng. Nếu vượt doanh thu sẽ được thưởng theo lợi nhuận thực tế của công ty.
  • Cuối năm [Tết âm lịch]: Mức thưởng cụ thể tùy thuộc vào chất lượng làm việc của cá nhân và lợi nhuận năm đó của công ty.
  • Lễ 30/4 & 1/5, Ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch: Tùy thuộc vào chất lượng công việc và mức độ đóng góp của mỗi cá nhân đối với công ty.
  • Thâm niên: Nhân viên gắn bó với công ty tối thiểu từ 3 năm trở lên sẽ được xét duyệt các mức hưởng thưởng thâm niên.

Tùy theo mỗi công ty mà có căn cứ trả lương khác nhau:

  • Bảng chấm công bằng tay hoặc bằng máy
  • Hợp đồng lao động
  • Mức lương đóng bảo hiểm
  • Mức lương tối thiểu vùng
  • Tỷ lệ trích các khoản theo lương
  • Quy chế lương của doanh nghiệp
  • Xác nhận KPI hoàn thành nếu tính theo sản phẩm, theo lương khoán

Hướng dẫn cách tính lương theo hình thức lương khoán

Cách tính tiền lương khoán thường không được áp dụng phổ biến tại những doanh nghiệp nhỏ, nhưng với những doanh nghiệp lớn thì cách tính lương khoán dựa trên số lượng và khối lượng cũng như chất lượng hoàn thành công việc thì thường áp dụng cho thành toán chứng khoán. Hình thức trả lương khoán thường sẽ phụ thuộc vào doanh thu, phụ thuộc vào đơn vị sản phẩm. Điều đáng chú ý nhất chính là hình thức này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận phù hợp bởi vì nó sẽ được trả theo biên bản nghiệm thu công việc. Ví dụ: Anh nguyễn Văn A nhận được một công trình xây dựng một ngôi nhà trong vòng 3 tháng với mức khoán là 500 triệu đồng. Trong trường hợp này lương sẽ được thanh toán trước là 1 hoặc 1/3 sau khi nghiệm thu thì sẽ được trả hết số tiền còn lại. Như vậy là công thức tính lương khoán sẽ được tính là: Lương khoán = Mức lương khoán * Tỷ lệ hoàn thành công việc được giao.

XEM THÊM: Mẫu hợp đồng khoán việc đúng quy định

Hướng dẫn cách tính lương trả theo thời gian

Lương trả theo thời gian sẽ bao gồm lương trả theo ngày, trả theo tháng tùy thuộc vào từng doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động. Với cách tính lương theo thời gian thì cơ sở mức tiền lương mỗi tháng sẽ chia cho số ngày làm việc.
Theo luật lao động thì tối đa số ngày lương tiêu chuẩn của một tháng không quá 26 ngày. Theo điểm a, Khoản 4, Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định thì cách tính tiền lương như sau:

Trường hợp 1

Việc tính lương theo ngày công sẽ phức tạp với người tính lương, thay vào đó có thể lựa chọn tính lương theo ngày công tiêu chuẩn, như vậy thì sẽ dễ dàng hơn. [Ngày công tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật sẽ là 26 ngày].

Lương tháng = [[Lương + Các khoản phụ cấp]]/ 26]* Số ngày làm việc thực tế.

Với cách tính lương này thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tính và theo dõi tiền lương. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng kế toán, từng nhà quản lý mà sẽ có những lựa chọn cách tính lương khác nhau.

Trường hợp 2

Lương tháng = Số ngày làm việc thực tế*[[Lương + Các khoản phụ cấp]/Số ngày đi làm theo quy định]

Trong đó: Số ngày công đi làm theo quy định = Số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ. Trong trường hợp này thì số ngày công có thể vượt quá 26 công, có rất nhiều tháng trong năm khi đã nghỉ 4 ngày chủ nhật theo quy định thì vẫn còn 27 ngày công trong tháng. Ví dụ: Tháng 7 có 31 ngày và sẽ có 4 chủ nhật [người lao động được nghỉ vào chủ nhật] => Số ngày đi làm theo quy định là 27.

XEM THÊM: Tổng hợp thông tin về tiền lương tháng 13

Hướng dẫn cách tính tiền lương theo sản phẩm

Có những doanh nghiệp thường lựa chọn trả lương theo chất lượng và số lượng công việc. Nhìn chung là trả lương theo sản lượng được doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất, mục đích là để khuyến khích người lao động hoàn thành công việc được giao một cách chất lượng nhất.
Cách tính tiền lương theo sản phẩm sẽ được áp dụng theo công thức như sau: Tiền lương SP = Số lượng SP hoàn thành * Đơn giá SP Ví dụ: Cách tính lương này theo kiểu “làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít”, ví dụ bạn Nguyễn Thị X được giao cho công việc viết content với số lượng là 100 bài/tháng, mỗi bài viết dài khoảng 1300 từ, và tổng số KPI phải hoàn thành là 100%. Nếu trong tháng đó chị X hoàn thành đúng số bài với 100% công việc thì sẽ được trả đủ số lương. Ngược lại nếu chỉ hoàn thành được 80% thì số lương sẽ chỉ trả cho 80% mặc dù vẫn đi làm đủ số ngày công.

Hình thức trả lương theo sản phẩm đượcc áp dụng tại nhiều cửa hàng, công ty họ vẫn sẽ trả cho nhân viên lương cứng [lương cơ bản] sau đó trả thêm lương theo phần trăm của sản phẩm.

Quy định về hình thức trả lương cho người lao động

Theo khoản 2, Điều 36, Thông tư 39/2014/TT-BTC và Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC thì trả lương dựa trên những nguyên tắc

  • Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
  • Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
  • Nếu hóa đơn đáp ứng điều kiện theo quy định thì doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí hợp lý.
  • Nhà cung cấp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.
  • Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu chính của nhà cung cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng nhà cung cấp không lập hóa đơn đúng thời điểm [giao hàng tháng trước, tháng sau mới xuất hóa đơn].

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật lao động và việc làm

Tóm lại vấn đề “Lương được xác định như thế nào ?”

Trên đây là những cách tính tiền lương được quy định cụ thể trong bộ luật Lao động mới nhất. Bạn có thể sử dụng nó để tính lương cho nhiều trường hợp khác nhau như: tính tiền lương khoán, lương theo sản phẩm, lương theo giờ,… Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin thật sự hữu ích

Video liên quan

Chủ Đề