Đảng bộ tỉnh Hải Dương được thành lập như thế nào

Sáng 9/6, tại xã Hợp Tiến [huyện Nam Sách], Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Hải Dương [10/6/1940 – 10/6/2020].

  • Hải Dương: Huyện Nam Sách đạt chuẩn nông thôn mới

  • Hải Dương xác định ba khâu đột phá để phát triển trong nhiệm kỳ mới

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển đọc diễn văn ôn lại chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN

Cách đây 80 năm, ngày 10/6/1940, tại thôn Tạ Xá, xã Hợp Tiến [huyện Nam Sách], thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, được sự đồng ý của Xứ ủy Bắc Kỳ và Liên Tỉnh ủy B, Ban Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Hải Dương được thành lập gồm 3 đồng chí do đồng chí Nguyễn Mạnh Hoan làm Bí thư.

Ôn lại truyền thống hào hùng, vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định: Trong 80 năm qua, dù trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, hi sinh nhưng Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân cùng cả nước chiến thắng giặc ngoại xâm; tích cực đổi mới, sáng tạo, đưa Hải Dương từ một tỉnh nghèo nàn, lạc hậu, từng bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.

Từ chỗ Ban Tỉnh ủy lâm thời chỉ có 3 đồng chí với 14 đảng viên, đến nay, Đảng bộ tỉnh Hải Dương có 107.000 đảng viên sinh hoạt ở 677 tổ chức cơ sở Đảng. Đảng bộ tỉnh đã trải qua 16 kỳ đại hội và đang tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong 80 năm qua, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ luôn thể hiện được phẩm chất tiên phong cách mạng, kiên định lập trường của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, kiên cường trước mọi thử thách, dũng cảm trong chiến đấu, sáng tạo trong lao động, mẫu mực trong đạo đức, lối sống, được nhân dân tin yêu, quý trọng.

Hải Dương đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh chính trị, trật tự xã hội, quốc phòng, quân sự địa phương. Trong giai đoạn 2015-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 8,8%/năm, vượt kế hoạch đề ra; quy mô kinh tế gấp 1,6 lần so với năm 2015. Từ năm 2017 Hải Dương là một trong 16 tỉnh, thành phố tự cân đối thu chi và có đóng góp về ngân sách trung ương. Tỷ lệ đạt chuẩn nông thôn mới cấp xã ở mức trên 90%; có 6 huyện đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 74,4 triệu đồng/năm [khoảng 3.110 USD]. Tỉnh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,36%.…

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển cũng thẳng thắn chỉ rõ, trong Đảng bộ tỉnh còn một số cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu, vi phạm nguyên tắc, kỷ luật, điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật, gây bất bình trong nhân dân, làm tổn hại đến uy tín và truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ. Lãnh đạo tỉnh đã và đang chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc những trường hợp này.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh ra sức phấn đấu, tập trung thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, đưa nghị quyết đại hội đảng bộ cơ sở sớm đi vào cuộc sống; tổ chức thành công đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở; chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, góp phần vào việc tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hải Dương quyết tâm phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Sau lễ kỷ niệm, các đại biểu đã dâng hoa, dâng hương tại Nhà Bia và Đình Đầu [thôn Đầu Bến, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách], nơi Ban Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Hải Dương được thành lập vào ngày 10/6/1940.

Mạnh Tú [TTXVN]

Hải Dương tổ chức đại hội điểm cấp trên cơ sở

Từ ngày 5 - 7/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Dương lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã được tổ chức và thành công tốt đẹp. Đây là đại hội điểm cấp trên cơ sở đầu tiên của tỉnh Hải Dương tiến hành bầu Bí thư trực tiếp tại Đại hội.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Xây dựng Đảng,
  • Đảng bộ tỉnh Hải Dương,
  • xã Hợp Tiến,
  • đại hội đảng bộ cơ sở,
  • đảng viên,

Tỉnh ủy Hải Dương hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương, hay Đảng ủy tỉnh Hải Dương. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Hải Dương giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.

Tỉnh ủy Hải DươngBí thư Phó Bí thư [2]Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy [16]Tỉnh ủy viên [52]Cơ quan chủ quản Chức năng Cấp hành chính Văn bản Ủy quyền Bầu bởiCơ quan Kiểm tra Kỷ luậtĐịa chỉ


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XVII
[2020 - 2025] Ủy viên
Phạm Xuân Thăng
Lê Văn Hiệu
Triệu Thế Hùng
Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII
Cơ cấu tổ chức
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại tỉnh Hải Dương
Cấp Tỉnh
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương
Phương thức liên hệ
Trụ sở
104 Trần Hưng Đạo, Thành phố Hải Dương, Hải Dương

Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Đứng đầu Tỉnh ủy là Bí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương hiện nay là Phạm Xuân Thăng.[1]

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Tổ chức
  • 3 Đại hội Đại biểu Đảng bộ
  • 4 Bí thư Tỉnh ủy
  • 5 Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII [2020 - 2025]
  • 6 Tham khảo

Lịch sửSửa đổi

Tiền thân của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hải Dương là các chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Đồng chí Hội. Từ những năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã truyền bá chủ nghĩa chủ nghĩa Mác-Lênin vào tỉnh, các chi bộ Hội được thành lập như chi bộ Thượng Cốc [Gia Lộc], chi bộ Đọ Xá [Chí Linh], chi bộ Mạo Khê [Đông Triều] và chi bộ thị xã Hải Dương.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Lần lượt các chi bộ Đảng được thành lập ngay sau khi Đảng ra đời, chi bộ Mạo Khê được thành lập đầu tiên rối tiếp đó là chi bộ Đọ Xá. Sau khi thành lập các chi bộ tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh cách mạng.

Trong thời gian từ 1930-1940, Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ đạo trực tiếp đường lối cách mạng tại tỉnh. Đầu năm 1940, trước tình hình thế giới biến đổi mau lẹ, Trung ương Đảng quyết định thành lập Liên tỉnh ủy B. Liên tỉnh ủy B phụ trách cách mạng các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hòn Gai, Hưng Yên. Trong năm 1940 phong trào cách mạng của tỉnh diễn ra sôi sục.

Giữa năm 1940, được sự chấp thuận của Xứ ủy Bắc Kỳ, Liên tỉnh ủy B đã tổ chức thành lập Ban Tỉnh uỷ lâm thời Hải Dương. Ban Tỉnh ủy lâm thời Hải Dương có nhiệm vụ thống nhất các chi bộ Đảng trong tỉnh đồng thời phát triển các cơ sở cách mạng trong quần chúng nhân dân.

Đầu năm 1941, sau khởi nghĩa Nam Kỳ, quân đội Pháp và Nhật Bản đàp áp phong trào cách mạng. Các tỉnh ủy viên đều bị bắt gần hết, tỉnh ủy giải thể. Đầu tháng 3/1945 Ban Cán sự Đảng tỉnh Hải Dương được thành lập, phong trào cách mạng trong tỉnh được khôi phục lại. Ngày 17/8/1945, cách mạng tháng 8 thành công tại tỉnh.

Sau khi giành được độc lập, tỉnh ủy cùng nhân dân địa phương chung sức khôi phục và phát triển mọi mặt tại tỉnh. Kháng chiến chống Pháp nổ ra, tỉnh ủy lại cùng nhân dân đấu tranh chống quân đội Pháp đến giải phóng 1954.

Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Quyết định số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Đầu tháng 2/1968 Hội nghị Tỉnh ủy lâm thời Hải Hưng lần thứ nhất được tổ chức, Tỉnh ủy lâm thời Hải Hưng được thành lập gồm 46 ủy viên trong đó có 31 ủy viên Đảng bộ Hải Dương và 15 ủy viên Đảng bộ Hưng Yên.

Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã quyết định việc tái lập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên trên sự chia tách từ tỉnh Hải Hưng. Đầu tháng 1/1997, sau khi được chia tách, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ định Ban Chấp hành lâm thời tỉnh Hải Dương. Giữa tháng 11/1997 Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hải Dương được tổ chức, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương.

Tổ chứcSửa đổi

  • Các cơ quan, ban Đảng:
    • Ban Tổ chức Tỉnh ủy
    • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
    • Ban Dân vận Tỉnh ủy
    • Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy
    • Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh
    • Văn phòng Tỉnh ủy
    • Báo Hải Dương
    • Trường Chính trị tỉnh
  • Các Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh ủy:
    • Thành ủy Hải Dương
    • Thành ủy Chí Linh
    • Thị ủy Kinh Môn
    • Huyện ủy Nam Sách
    • Huyện ủy Kim Thành
    • Huyện ủy Thanh Hà
    • Huyện ủy Cẩm Giàng
    • Huyện ủy Bình Giang
    • Huyện ủy Gia Lộc
    • Huyện ủy Tứ Kỳ
    • Huyện ủy Ninh Giang
    • Huyện ủy Thanh Miện
    • Đảng ủy Công an tỉnh
    • Đảng ủy Quân sự tỉnh
    • Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh
    • Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh

Đại hội Đại biểu Đảng bộSửa đổi

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lần thứ Thời gian Địa điểm Đại biểu Đảng viên
Đảng bộ Bí thư Ủy viên
cấp ủy
Tỉnh Hải Dương I 6/1946 Lương Điền
Cẩm Giàng
80 250 Đặng Tính 11
II 4/1947 Chi Lăng Nam
Thanh Miện
150 1300 Vũ Duy Hiệu 11
III 2/1948 Đông Xuyên
Ninh Giang
150
10 dự khuyết
3500 Vũ Duy Hiệu 13
Đan Giáp
Thanh Miện
IV
vòng 1
21/6-2/7/1960 thị xã Hải Dương 200 5200 Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
IV
vòng 2
23/2-3/3/l961 thị xã Hải Dương 242 5300 Nguyễn Chương 27
8 dự khuyết
V 24/4-28/4/1963 thị xã Hải Dương 320 5700 Nguyễn Chương 27
4 dự khuyết
Tỉnh Hải Hưng I 24/3-1/4/1975 thị xã Hải Dương 450 70000 Ngô Duy Đông 33 chính thức
6 dự khuyết
II vòng 1
11-20/11/1976
thị xã Hải Dương 502 - Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 2
4-14/12/1977
thị xã Hải Dương 487 - Ngô Duy Đông 37 chính thức
2 dự khuyết
III 30/10-3/11/1979 thị xã Hải Dương 500 72000 Ngô Duy Đông 39 chính thức
4 dự khuyết
IV 6-14/01/1982 thị xã Hải Dương 522 - Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
25-29/01/1983 thị xã Hải Dương 500 - Ngô Duy Đông 45 chính thức
4 dự khuyết
V 20-25/10/1986 thị xã Hải Dương 505 - Lê Đức Bình 43 chính thức
13 dự khuyết
VI vòng 1
28-30/3/1991
thị xã Hải Dương 405 - Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 2
15-17/8/1991
thị xã Hải Dương 404 120000 Phạm Văn Thọ 47
VII 6-9/5/1996 thị xã Hải Dương 350 - Phạm Văn Thọ 49
Tỉnh Hải Dương XII 16-18/11/1997 thành phố Hải Dương 249 70000 Nguyễn Đức Kiên 47
XIII 15-17/12/2000 thành phố Hải Dương 350 78000 Nguyễn Văn Chiền 47
XIV 16-18/12/2005 thành phố Hải Dương 299 81000 Bùi Thanh Quyến 49
XV 26-29/9/2010 thành phố Hải Dương 315 83000 Bùi Thanh Quyến 55
XVI 26-28/10/2015 thành phố Hải Dương 349 99000 Nguyễn Mạnh Hiển 55
XVII 25-27/10/2020 thành phố Hải Dương 350 107.000 Phạm Xuân Thăng 52

Bí thư Tỉnh ủySửa đổi

STT Tên Nhiệm kỳ Chức vụ Ghi chú
Tỉnh ủy Hải Dương
1 Nguyễn Mạnh Hoan 6/1940-2/1941 Bí thư Ban Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Hải Dương
2 Nguyễn Văn Kha 4/1945-6/1946 Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Hải Dương
6/1946-11/1946 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
3 Lê Thành 11/1946-4/1947 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
4 Vũ Duy Hiệu 4/1947-7/1948 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
3 Đặng Tính 7/1948-4/1950 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
5 Nguyễn Năng Hách 4/1950-1951 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
6 Võ Thanh Hoà 1951-1952 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
7 Nguyễn Ngọc Sơn 1952-1953 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
8 Lương Quang Chất 1953-7/1954 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
9 Lê Đức Thịnh 7/1954-1959 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
10 Trần Tạo
[Dương Quang Thùy]
1959-3/1961 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
11 Nguyễn Chương 3/1961-2/1968 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
Tỉnh ủy Hải Hưng
1 Lê Quý Quỳnh 2/1968-3/1972 Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng
2 Ngô Duy Đông 3/1972-10/1986 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng
3 Lê Đức Bình 10/1986-8/1991 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng
4 Phạm Văn Thọ 8/1991-12/1996 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng
Tỉnh ủy Hải Dương
1 Phạm Văn Thọ 1/1997-11/1997 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
2 Nguyễn Đức Kiên 11/1997-10/1999 Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
3 Nguyễn Văn Chiền 10/1999-9/2002 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
4 Nguyễn Thị Kim Ngân 9/2002-12/2005 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
5 Bùi Thanh Quyến 12/2005-10/2015 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
6 Nguyễn Mạnh Hiển 10/2015-10/2020 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
7 Phạm Xuân Thăng 10/2020-nay Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương

Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII [2020 - 2025]Sửa đổi

Ngày 26/10/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất để bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy khóa XVII nhiệm kỳ 2020-2025.[2]

STT Họ và tên Chức vụ
1 Phạm Xuân Thăng Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh [3]
2 Lê Văn Hiệu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hải Dương
3 Triệu Thế Hùng Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh [4]
4 Vũ Hồng Hiên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
5 Nguyễn Văn Phú Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
6 Nguyễn Quang Phúc Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
7 Đại tá Nguyễn Huy Thăng Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
8 Đại tá Lê Ngọc Châu Giám đốc Công an tỉnh
9 Lưu Văn Bản Phó Chủ tịch UBND tỉnh [5]
10 Nguyễn Thị Ngọc Bích Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh [6]
11 Nguyễn Hồng Sơn Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy
12 Lê Đình Long Bí thư Thành ủy Hải Dương
13 Nguyễn Đức Tuấn Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh
14 Hoàng Quốc Thưởng Bí thư Thành ủy Chí Linh
15 Bùi Văn Thăng Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
16 Vũ Tiến Phụng Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Ông Phạm Xuân Thăng được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Hải Dương”.
  2. ^ “Ban Thường vụ Tỉnh ủy”.
  3. ^ “Bầu Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh”.
  4. ^ “Ông Triệu Thế Hùng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương”.
  5. ^ “Kỷ luật khiển trách hai lãnh đạo tỉnh Hải Dương”.
  6. ^ “Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ngọc Bích kiểm tra việc bầu cử tại huyện Nam Sách”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018.

Video liên quan

Chủ Đề