Tại sao thân nhiệt luôn nóng

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Cương,Bạn không nói rõ là bạn có triệu chứng này bao lâu rồi, từ nhỏ đã có hay gần đây mới bị, đã khám và làm xét nghiệm ở đâu chưa, BS chẩn đoán và điều trị ra sao...?

Dựa vào thông tin bạn cung cấp thì triệu chứng của bạn có thể gặp trong rất nhiều tình huống khác nhau, như tăng thân nhiệt do uống nước chưa đủ, do ăn nhiều chất cay nóng sinh nhiệt; sốt nhẹ kéo dài do bệnh lý viêm nhiễm, cường giáp...

Với tình trạng này, bạn cần phải đến BV để kiểm tra sức khỏe, đăng ký khám chuyên khoa nội tổng quát hoặc chuyên khoa nội tiết, chuyên khoa nhiễm đều được. Sau khi thăm khám, hỏi bệnh, làm xét nghiệm kiểm tra thì BS sẽ định ra bệnh và có hướng điều trị thích hợp, bạn nhé.


Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email:

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Sốt cao có thể là dấu hiệu bạn đã bị nhiễm trùng tuy nhiên nhiệt độ cơ thể của bạn cũng dao động theo độ tuổi, giới tính và thậm chí khi bạn nói dối.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt của bạn.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37 độ C [98.6 độ F]

Ai cũng biết nhiệt độ cơ thể bình thường ở người là 37 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút do cơ thể bạn luôn điều chỉnh nhiệt độ để thích ứng với các điều kiện môi trường.

Ví dụ, nhiệt độ cơ thể tăng lên khi bạn tập thể dục và thấp hơn lúc bạn ngủ. Và nếu thường xuyên kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế, bạn sẽ thấy rằng nhiệt độ cao hơn vào cuối buổi chiều và buổi tối so với nhiệt độ bạn đo vào buổi sáng, theo Mayo Clinic.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37 độ C [98.6 độ F]. Ảnh minh họa.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiệt độ cơ thể cao hơn so với người lớn, vì diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn so với trọng lượng của chúng, và sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ cũng hoạt động mạnh hơn. Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt trung bình là 37,5 độ C.

Nhiệt độ bao nhiêu thì được coi là sốt?

Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng tạm thời và thường do bệnh gây ra. Nhiệt độ trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương [trán] từ 38 độ C trở lên là biểu hiện cho thấy bạn đang bị sốt. Các cơn sốt thường giảm dần trong vài ngày.

Nếu bị sốt bạn cũng có thể gặp các triệu chứng đi kèm như: Ớn lạnh và rùng mình, đổ mồ hôi, đau đầu, đau cơ, ăn không ngon, dễ cáu gắt, mất nước, cơ thể mệt mỏi..

Đối với người lớn nhiệt độ trên 39 độ C được coi là bị sốt. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiệt độ chỉ cao hơn bình thường một chút cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, theo Mayo Clinic.

Nếu bạn có con nhỏ bị sốt trên 38 độ C kèm theo cáo dấu hiệu trẻ cáu kỉnh, khó chịu, biếng ăn, nặng hơn có thể dẫn đến co giật thì cần liên hệ ngay bác sĩ.

Sốt là phản ứng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng

Hầu hết mọi người đều lo lắng khi bị sốt, nhưng sốt không hẳn đáng lo như vậy. Khi bị sốt bạn thường tự mua thuốc hạ sốt như paracetamol ở các hiệu thuốc gần nhà nhưng đôi khi sốt không cần điều trị, theo Mayo Clinic. Bởi sốt là một phản ứng tự nhiên giúp cơ thể bạn chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Nếu chỉ là sốt thông thường triệu chứng sẽ mất đi trong một vài ngày. Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi hay viêm họng do liên cầu khuẩn thì bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại kháng sinh để điều trị.

Sốt cao là một triệu chứng phổ biến của người mắc COVID-19

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC], sốt cao là một trong những triệu chứng của COVID-19, căn bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Ngoài sốt còn có thêm các triệu chứng như ho khan, đau họng, cơ thể mệt mỏi, mất vị giác....

Bạn nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể đồng thời thực hiện những biện pháp phòng ngừa COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hãy báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Người già có thân nhiệt thấp hơn

Theo báo cáo, khi chúng ta già đi, nhiệt độ trung bình của cơ thể cũng giảm đi một chút.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng lâm sàng kiểm tra nhiệt độ cơ thể của 133 người trong viện dưỡng lão cho thấy nhiệt độ cơ thể dưới mức trung bình ở những người từ 65 đến 74 tuổi; thậm chí thấp hơn ở những người từ 75 đến 84; và thấp nhất trong số những người trên 85 tuổi, một số người ở điều kiện bình thường có thân nhiệt là 34.2 độ C.

Người già có thể cảm thấy lạnh ngay cả trong những ngày hè. Điều này là quan trọng và cần thiết để biết người cao tuổi thực sự có thể bị sốt ở nhiệt độ được coi là bình thường với người trẻ tuổi.

Đàn ông và phụ nữ có thân nhiệt khác nhau

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake đã phát hiện ra rằng nhiệt độ cơ thể trung bình của phụ nữ cao hơn 0,2 độ C so với nam giới [36.5 độ C ở nữ so với 36.3 độ C ở nam].

Nhưng nhiệt độ bàn tay của phụ nữ lại lạnh hơn so với nam giới trung bình 1.6 độ C [30.6 độ C ở nữa và 32.2 độ C ở nam].

Nếu như trong phim hoạt hình mũi cậu bé Pinocchio sẽ dài ra mỗi lần nói dối thì các nhà khoa học lại chứng minh điều ngược lại, mũi không dài ra mà nói dối sẽ khiến nhiệt độ đầu mũi giảm xuống một chút.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Grenada ở Tây Ban Nha đã sử dụng hình ảnh nhiệt để chứng minh rằng sự lo lắng do nói dối gây ra khiến nhiệt độ của mũi giảm xuống và các vùng xung quanh trán tăng lên.

Hiệu ứng này được các chuyên gia sử dụng trong việc điều tra tâm lý phạm nhân.

Ớt có thể khiến nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên

Nếu bạn là người thích ăn đồ cay hẳn bạn sẽ cảm nhận được nhiệt độ cơ thể tăng lên sau mỗi lần ăn đồ cay.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát với những người tham gia bằng cách thêm khoảng 1 gam ớt đỏ vào thức ăn của họ. Kết quả là nhiệt độ cơ thể của họ tăng lên bởi ớt làm tăng quá trình trao đổi chất.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc sản sinh nhiệt cùng với giảm cảm giác thèm ăn chứng tỏ hiệu quả của việc ăn ớt đỏ đối với những người có ý định giảm cân.

Một trái tim lạnh có thể bảo vệ bộ não của bạn

Liệu pháp hạ thân nhiệt là phương pháp điều trị sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để hạ nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân trong khoảng 33-36 độ C trong vòng 24-72h sau khi nhưng tuần hoàn hô hấp.

Hạ nhiệt độ cơ thể ngay sau khi ngừng tim có thể làm giảm tổn thương não và tăng cơ hội phục hồi của bệnh nhân.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Vợ chồng nông dân nhảy điệu shuffle đang gây sốt mạng xã hội.


Vì sao có những người luôn nóng phừng phừng, da sờ lúc nào cũng như da gà?

Chia sẻ

Nóng trong người chủ yếu đến từ sự suy yếu của phủ tạng, đặc biệt là hệ thống thải độc như gan, thận.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nóng đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi người cảm nhận khác nhau.

Trước hết, là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không cân đối, chỉ ăn kiêng, như mùa hè chỉ ăn quả ngọt, bữa ăn ít chất xơ, rau, uống không đủ nước. Vì thế, việc cung cấp dinh dưỡng không cân đối nên quá trình chuyển hoá xảy ra không bình thường, tạo cho chúng ta cảm giác bị nóng trong người chứ không phải do thực phẩm đó gây nóng.

Trong lĩnh vực dinh dưỡng, khi uống canxi mà uống không đủ nước thì cũng thấy nóng trong người. [Ảnh minh họa].

Ngoài ra, do sử dụng chất kích thích như: Lạm dụng rượu bia, cà phê làm tăng nhịp tim, tăng quá trình chuyển hóa dẫn đến toả nhiệt cơ thể nhiều hơn, làm chúng ta có cảm giác nóng trong người, không phải do thực phẩm gây nóng.

Bên cạnh đó, do sử dụng thuốc, một số thực phẩm chức năng [một phần chữa bệnh, một phần như thực phẩm] cũng gây cảm giác nóng trong, thường liên quan thuốc kháng sinh, giảm đau… rất dễ đưa lại cảm giác nóng trong người. Chúng ta cũng cần lưu ý tác dụng không mong muốn của thuốc rất khác nhau có thể xuất hiện ở người này mà không xuất hiện ở người khác.

PGS.TS Lê Bạch Mai dẫn chứng: Trong lĩnh vực dinh dưỡng, khi uống canxi mà uống không đủ nước thì cũng thấy nóng trong người. Hay một số uống sắt có biểu hiện tiêu chảy một số bị táo bón, thường đổ cho nóng nhưng đôi khi là do sử dụng thuốc chưa đúng liều, cần điều chỉnh liều để bớt cảm giác nóng người.

Một số nguyên nhân khác như: Bệnh lý khiến nhiều người có cảm giác nóng. Chẳng hạn: Sốt có người cảm sốt rét run, có người thấy nóng không chịu được. Đặc biệt, là bệnh tăng huyết áp, người bệnh thấy phừng phừng nóng trong người, Người có bệnh lý cường giáp- tuyến giáp tiết nhiều hormone nhất là thyroxine thúc đẩy quá trình tăng chuyển hoá, tăng thân nhiệt, người gầy đi, da sờ lúc nào cũng như da gà, nóng trong người.

Còn theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, dưới góc nhìn của y học phương đông, nóng trong người chủ yếu đến từ sự suy yếu của phủ tạng, đặc biệt là hệ thống thải độc như gan, thận.

Khi các cơ quan này suy yếu chất độc không được đào thải khi chất độc bị tích tụ có thể dẫn đến mụn nhọt hoặc triệu chứng khác liên quan. Một số người trung tuổi có rất nhiều bệnh lý mãn tính không lây nhiễm và lúc đó hệ thống thải độc yếu đi, vì thế những người này chúng ta thường thấy than phiền về nóng trong người

Nguồn: //danviet.vn/vi-sao-co-nhung-nguoi-luon-nong-phung-phung-da-so-luc-nao-cung-nhu-da-ga-50202...Nguồn: //danviet.vn/vi-sao-co-nhung-nguoi-luon-nong-phung-phung-da-so-luc-nao-cung-nhu-da-ga-5020201999592222.htm

Thực phẩm là 'sát thủ' gây ung thư, nhiều người Việt nghiện ăn hàng ngày

Nhiều thực phẩm là món ăn ưa thích của người Việt như thịt hun khói, dưa cà muối, các món nướng... là 'sát thủ'...

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề