Tại sao quan hệ đồng giới dễ bị HIV

BS. Võ Triều Lý, khoa Nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, cho biết có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ này tăng cao. Cụ thể hành vi quan hệ tình dục trong nhóm MSM khá phức tạp. Về mặt sinh học, quan hệ tình dục qua đường hậu môn dẫn đến khả năng lây nhiễm HIV cao nhất do niêm mạc hậu môn mỏng, niêm mạc trực tràng có nhiều mao mạch, dễ bị tổn thương, chảy máu. Bộ phận này cũng không có các tuyến tiết chất nhờn để bôi trơn nên dễ bị trầy xước trong quá trình quan hệ.

 Ảnh minh họa

Thông qua các tổn thương, virus HIV sẽ xâm nhập từ người nhiễm HIV sang người lành. Mặt khác, họ có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn theo nhóm, thường xuyên thay đổi bạn tình, tiêm chích ma tuý, không chỉ quan hệ tình dục với nam mà còn cả với nữ. Đường lây của nhóm này thường chồng chéo nên tình trạng khó kiểm soát hơn. Ngoài ra, những người này thường mắc kèm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, sùi mào gà, lậu… Những bệnh lý này góp phần gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

BS. Võ Triều Lý cho hay, trước đây, khoa Nhiễm E có lượng bệnh nhân điều trị nội trú cao, sau đó giảm xuống vì đối tượng dùng ma túy giảm dần. Hiện nay, số lượng bệnh nhân nội trú tăng trở lại đáng kể mà chủ yếu thuộc nhóm MSM. Hiện tại, trong khoảng 70 bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối điều trị tại khoa Nhiễm E, số bệnh nhân nữ chưa đến 10 người.

Trong số các bệnh nhân nam còn lại, khoảng 1/3 trường hợp lây nhiễm do quan hệ tình dục khác giới, tiêm chích ma túy. 2/3 trường hợp lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục đồng giới.

"Hành vi sử dụng rượu bia, ma túy, chất kích thích, thói quen không sử dụng bao cao su đã làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm này. Hơn thế, bản thân người MSM có nhu cầu quan hệ tình dục lớn nhưng nhiều người chủ quan, không chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bạn tình", bác sĩ Lý cho biết.

Yếu tố còn lại khiến tình trạng bệnh nhân HIV thuộc nhóm MSM gia tăng liên quan vấn đề cảm xúc. Thông thường, dù biết có nguy cơ rất cao lây nhiễm HIV, những người này không muốn sử dụng các biện pháp bảo vệ, đặc biệt là bao cao su vì không đạt đến cảm xúc trong quan hệ.

Bác sĩ Lý cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc điều trị HIV ở nhóm MSM là có bệnh lý lây truyền qua đường tình dục đi kèm như giang mai, sùi mào gà… "Một số bệnh thuộc chuyên khoa đặc thù, chúng tôi cần hội chẩn liên chuyên khoa để đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Chẳng hạn, bệnh nhân bị viêm võng mạc do virus CMV cần được hội chẩn với khoa Mắt để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ mù lòa vĩnh viễn cho người bệnh", bác sĩ Lý nói.

Tuy hình thái bệnh HIV/AIDS có sự thay đổi từ người tiêm chích ma túy, mại dâm sang MSM, song mỗi nhóm đều có bệnh cảnh và khó khăn riêng. Với người tiêm chích ma túy, nguy cơ lớn nhất là khi họ lên cơn nghiện, những hành động không kiểm soát có thể vô tình khiến nhân viên y tế bị phơi nhiễm.

Ngoài ra, nhóm này cũng có tình trạng đồng nhiễm virus viêm gan B và C. Các bác sĩ cần đánh giá tình trạng viêm gan cẩn thận nhằm lựa chọn thuốc điều trị thuốc kháng virus HIV [thuốc ARV] phù hợp và lên kế hoạch điều trị bệnh lý viêm gan virus đi kèm.

Với những người thuộc nhóm MSM, việc chăm sóc cho họ tương đối ít căng thẳng hơn do đa phần họ có trình độ học vấn tốt, ít liên quan sử dụng ma túy. Vì vậy, nguy cơ phơi nhiễm cho nhân viên y tế giảm đáng kể.

Với sự phát triển của khoa học, chúng ta có thuật ngữ mới là dự phòng trước phơi nhiễm HIV - PrEP - đang góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HIV. Tuy nhiên, bác sĩ Lý khuyến nghị đây không phải là thần dược như nhiều người lầm tưởng.

"Thuốc kháng siêu vi nói chung và thuốc dự phòng trước phơi nhiễm PrEP nói riêng phải được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Việc dùng và điều trị không đúng chỉ định, đặc biệt là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Khi đó, nếu bệnh nhân dương tính với HIV, việc điều trị trong tình trạng kháng thuốc sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều", bác sĩ Lý phân tích.

Chuyên gia này cho biết PrEP thường được chỉ định chủ yếu cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người hoạt động mại dâm, người chuyển giới. Trước đó, những trường hợp nguy cơ cao sẽ được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm tầm soát HIV và chỉ định thuốc phù hợp. Trong quá trình sử dụng PrEP, người dùng sẽ được kiểm tra HIV định kỳ.

"Bệnh nhân đến bệnh viện phải được chăm sóc như người không bị nhiễm HIV, nghĩa là không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Bệnh nhân HIV/AIDS rất cần được tác động tâm lý tích cực, thấu cảm từ xã hội, động viên từ gia đình. Đến với cơ sở y tế, bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối như sắp rơi xuống vực thẳm được nắm tay kéo lên. Trong cuộc chiến giành sinh mạng cho bệnh nhân, nhân viên y tế tốn nhiều sức lực và đôi khi có thể bị tổn thương như phơi nhiễm với mầm HIV, lao nhưng với chúng tôi, điều quan trọng hơn cả là có thêm một sinh mạng được cứu sống", bác sĩ Triều Lý nói.

Thông tin được bác sĩ Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết tại lễ khởi động chiến dịch Yêu mới khó. Phòng ngừa HIV có ngại gì, ngày 17/11.

Ước tính cả nước nhóm MSM hiện có khoảng 300.000 người, song theo bác sĩ Sơn con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Tỷ lệ nhiễm HIV tăng rất nhanh ở nhóm này, từ năm 2012 đến 2020 tăng hơn 5 lần, từ 2,3% lên 13,3%. "So với những năm đầu, người nhiễm HIV chủ yếu ở nhóm tiêm chích ma túy, thì nay xu hướng đã thay đổi, tỷ lệ ở nhóm MSM cao nhất, vượt nhóm tiêm chích và phụ nữ bán dâm", bác sĩ Sơn nói.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, trong nhóm quan hệ tình dục đồng tính nam, 8-11% người được khảo sát cho biết từng quan hệ tình dục tập thể, 52-76% dùng bao cao su, còn lại quan hệ không an toàn. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM khác nhau ở các tỉnh, thành phố, tập trung ở khu vực đô thị, tỉnh, thành phố lớn, đặc biệt là TP HCM và đồng bằng sông Cửu Long. "Dịch HIV đang trỗi lên ở khu vực phía Nam", bác sĩ Sơn nói.

Quảng cáo

Việt Nam hiện có khoảng 200.000 người nhiễm HIV còn sống. Từ đầu năm 2021 tới nay, cả nước thêm gần 11.000 trường hợp phát hiện mới HIV, 1.528 ca tử vong. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV có 84% là nam, phần lớn tuổi 16-29 và 30-39, đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn.

Quảng cáo

Bác sĩ [áo trắng] tư vấn cho bệnh nhân cách dùng thuốc ARV, tại TP HCM. Ảnh: Hoài Khiêm

Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, Chống HIV/AIDS, cho biết hiện chưa có vaccine ngừa HIV/AIDS, tại Việt Nam có các loại thuốc điều trị và dự phòng. Tuy nhiên, đại dịch xuất hiện gần hai năm qua gây khó khăn cho người HIV tiếp cận thuốc. Bộ Y tế đã hướng dẫn các tỉnh thành cấp phát thuốc dài ngày, thậm chí là 3 tháng, để người dân hạn chế đi lại trong thời gian dịch bệnh. Ngoài ra còn thay đổi mô hình cung ứng xét nghiệm từ trực tiếp sang online, thành lập các nhóm hỗ trợ tránh gián đoạn cấp phát thuốc ARV...

Hơn 161.000 bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ARV. Thuốc đang được bảo hiểm y tế chi trả, với 188 cơ sở điều trị cung cấp. Thuốc ARV khống chế lượng virus trong máu người nhiễm giảm ở mức thấp, giúp người bệnh khỏe, giảm tử vong, nâng cao tuổi thọ, giảm lây truyền HIV. Khi tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện 200 bản sao trong một ml máu, sẽ không lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV sớm thì 98% trẻ sinh ra không lây nhiễm.

Tỷ lệ người được điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm [PrEP] cũng tăng. 18.000 người đang sử dụng PrEP; tỷ lệ duy trì điều trị cao. PrEP giúp những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống một viên thuốc mỗi ngày. Tuân thủ tốt liệu trình dự phòng có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trên 90% và qua tiêm chích ma túy đến 70%.

Bác sĩ Đỗ Thị Nhàn, Trưởng Phòng Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS, Cục phòng chống HIV/AIDS, cho biết người mắc HIV có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn so với người bình thường khoảng 30%. Tỷ lệ phải nhập viện cũng cao hơn so với người không nhiễm HIV. Vì thế, Việt Nam đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm này.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật [HCDC] cho biết thông tin trên tại Hội nghị Tổng kết Hành trình 30 năm phòng chống HIV/AIDS và cơ hội kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 tại TP HCM, ngày 14/1.

Theo ông Dũng, hàng năm thành phố phát hiện thêm khoảng 5.500 người nhiễm HIV. Nhóm người trẻ tuổi, nam quan hệ tình dục đồng giới [MSM] là nguồn lây nhiễm chủ yếu, chiếm 50 đến 60%. Đến 84% người nhiễm mới trong 6 tháng qua thuộc nhóm này. Nhóm này có tải lượng virus, tức lượng virus trong cơ thể, cao, hơn 1.000 virus trên một ml máu. Điều đó cho thấy tỷ trọng lây nhiễm HIV do MSM tăng đột biến. Cách đây 10 năm, tỷ lệ MSM nhiễm HIV chỉ 1,7% số ca nhiễm, ít hơn rất nhiều so với nhóm người tiêm chích ma túy, nữ mại dâm.

"Những đợt dịch cấp tính xuất phát từ nhóm MSM nguy cơ bùng phát", theo bác sĩ Dũng. Thách thức của cơ quan chức năng là tiếp cận với nhóm đối tượng này. Họ phần lớn là người có vị trí xã hội, yêu cầu bảo mật danh tính. Do đó, cơ quan chức năng cần phải có giải pháp quyết liệt, cụ thể và đặc thù hơn.

Trong số những người nhiễm mới, khoảng 30% người mang tải lượng virus cao. Họ cũng không biết mình bị nhiễm nên tiếp tục có hành vi lây HIV cho bạn tình, bạn chích, trở thành nguồn lây nhiễm HIV cấp [F0].

"Nếu không truy vết và cắt đứt được chuỗi lây truyền từ F0 sang những bạn tình của họ, mục tiêu kiểm soát đại dịch khó hoàn thành", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng chia sẻ người nhiễm HIV mới ở TP HCM hiện nay chủ yếu là MSM. Ảnh: Thư Anh.

Ngoài ra, trong số bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV, khoảng 3 đến 5% bỏ điều trị. Họ cùng nhóm người dương tính với HIV chưa được phát hiện, chưa điều trị, mang tải lượng virus cao, cũng sẽ là những F0 đáng báo động.

Trao đổi với VnExpress, bác sĩ Nguyễn Lê Như Tùng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết ông và đồng nghiệp khoa Nhiễm E đã thực hiện một khảo sát trên 428 bệnh nhân HIV điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 3 đến tháng 7/2020.

Kết quả khảo sát, gần 100 bệnh nhân HIV là nam, có quan hệ tình dục đồng giới không an toàn. 153 người hoàn toàn không biết mình dương tính với HIV mặc dù đã chuyển sang giai đoạn nặng AIDS. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng ca nhiễm mới.

Thực tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, từ năm 2017 đến nay, số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tăng chứ không giảm. Năm 2017 và 2018 trung bình tăng thêm 110 ca mỗi năm. Năm 2019 tăng ít hơn, 27 trường hợp.

"Công tác khám sàng lọc người nhiễm HIV trong cộng đồng dường như chưa đạt được mục tiêu", bác sĩ Tùng nói.

Thành viên mạng lưới cộng đồng của HDCD [trái] tư vấn dự phòng PrEP cho người dân. Ảnh: Thư Anh.

Để thực hiện mục tiêu lớn là chấm dứt đại dịch HIV/AIDS tại TP HCM vào năm 2030, các chuyên gia khuyến cáo phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Chìa khóa quan trọng nhất là dự phòng lây nhiễm và điều trị ARV. Đặc biệt, tập trung mở rộng dự phòng cho nhóm nguy cơ lây nhiễm chính - MSM bằng thuốc PrEP.

Từ năm 2017, thành phố đã thực hiện thí điểm điều trị dự phòng bằng PrEP tại các trung tâm y tế quận huyện cho nhóm MSM. Ba năm sau, thành phố quản lý 30 cơ sở y tế thực hiện tư vấn, chuyển điều trị dự phòng cho 7.800 người nguy cơ cao, chủ yếu là MSM, người chuyển giới có bạn tình nhiễm HIV.

Cơ quan chức năng và mạng lưới tổ chức cộng đồng cần chủ động tiếp cận, tăng cường xét nghiệm phát hiện ca nhiễm mới. Khi một người phát hiện dương tính, họ phải được tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV ngay trong ngày, duy trì điều trị bền vững, tránh lây truyền cho người khác. Thành phố đồng thời tổ chức truy vết nhanh chóng, chính xác bạn tình, bạn chích của người nhiễm, cắt đứt các chuỗi lây nhiễm. Thành phố cần liên kết vùng với các tỉnh thành lân cận, phối hợp chấm dứt đại dịch HIV.

Thư Anh

Video liên quan

Chủ Đề