Tại sao phải luân chuyển cán bộ

Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. Pháp luật hiện nay quy định về việc luân chuyển cán bộ, công chức như thế nào?

Luật sư tư vấn luật về luân chuyển cán bộ công chức trực tuyến: 1900.6568

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Luật cán bộ, công chức 2008

Quyết định số 98/QĐ-TW Quy định về luân chuyển cán bộ.

Nghị định 29/2012/NĐ-CP  Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Nghị định 24/2010/NĐ-CP Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. 

 Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.

1. Luân chuyển cán bộ công chức là gì?

Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: “Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.”

Xem thêm: Thủ tục quy trình chuyển nơi công tác của cán bộ, công chức, viên chức mới nhất 2022

Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về luân chuyển công chức Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. [điều 3 Quyết định số 98/QĐ-TW].

Trong quá trình công tác, để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người thì công tác luân chuyển cán bộ, công chức là một việc cần thiết và có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc luân chuyển này phải theo đúng quy định, đúng trình tự, quy trình để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được luân chuyển. Hãy cùng luật Dương Gia tìm hiểu quy trình luân chuyển công tác cán bộ, công chức mới nhất trong nội dung bài viết dưới đây.

2. Quy định luân chuyển công tác cán bộ

Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về việc luân chuyển cán bộ được quy định tại Điều 26. Quy định về luân chuyển công chức.Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. [Khoản 1, Điều 3 Quy định số 98-QĐ/TW]

3. Quy định về luân chuyển công chức

Căn cứ Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: “Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.”

Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về luân chuyển công chức Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Xem thêm: Bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi luân chuyển công tác

Điều này được quy định cụ thể tại Điều 36 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và công tác quản lý công chức, được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị Định 93/2010/NĐ-CP như sau:

“ Điều 36. Luân chuyển công chức

1. Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn.

2. Các trường hợp thực hiện việc luân chuyển công chức:

a] Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b] Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.

Người có thẩm quyền luân chuyển công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị [Khoản 1 Điều 38 Nghị định 24/2010/NĐ-CP]. Thời gian luân chuyển công chức không có quy định cụ thể như đối với cán bộ.”

4. Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển

*  Về phạm vi: Luân chuyển từ Trung ương về địa phương; từ địa phương này sang địa phương khác; từ địa phương về cơ sở và ngược lại; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Xem thêm: Quy định điều kiện, thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên

* Đối tượng: Cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, cụ thể: Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy và tương đương. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

* Chức danh bố trí luân chuyển: Đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng. Đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp phó. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển cán bộ, công chức

– Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và triển vọng phát triển; về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh luân chuyển theo quy định.

– Có quy hoạch, có trình độ chuyên môn, đủ sức khoẻ công tác.

– Còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ [10 năm] tính từ thời điểm đi luân chuyển [50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định]; cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

6. Thẩm quyền, trách nhiệm luân chuyển cán bộ công chức

* Thẩm quyền: Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

* Trách nhiệm

– Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ: Lãnh đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển cán bộ.

Xem thêm: Quy định về bậc quân hàm trong ngành công an

– Cơ quan nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất cán bộ luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với cán bộ luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển…

– Cơ quan nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá cán bộ; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển…

– Cán bộ luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan nơi đi, cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ…

– Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp cấp uỷ, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch luân chuyển, nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết,… về công tác luân chuyển cán bộ.

– Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau luân chuyển,…

7. Kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển

* Kế hoạch

Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển…

Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.

Xem thêm: Có luân chuyển giáo viên từ vùng khó khăn sang vùng khó khăn hay không?

* Quy trình

Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.

Bước 2: Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự luân chuyển.

Bước 3: Tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị; cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.

Bước 4: Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển.

Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.

Bước 5: Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện [công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác].

* Hồ sơ cán bộ luân chuyển

Xem thêm: Viên chức có phải thực hiện biệt phái trong thời gian mang thai

Hồ sơ cán bộ luân chuyển tương tự như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định hiện hành.

8. Thời gian luân chuyển là bao nhiêu lâu?

Ít nhất là 3 năm [36 tháng] đối với một chức danh [trừ chức danh kiêm nhiệm]. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn quy trình luân chuyển cán bộ mới nhất theo quy định hiện nay. Cần thắc mắc nội dung chi tiết Quý khách hàng liên hệ Luật Dương Gia để được hỗ trợ.

9. Luân chuyển công tác đến vùng đặc biệt khó khăn

Tóm tắt câu hỏi:

Vợ tôi là giáo viên trung học cơ sở đang nuôi con nhỏ 20 tháng tuổi, đang công tác tại trường vùng thuận lợi có phải luân chuyển công tác đến đơn vị trường vùng đặc biệt khó khăn hay không?

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Quy định điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp nào?

Vợ bạn là giáo viên nên sẽ có hai trường hợp, một là viên chức, hai là công chức. Cụ thể như sau:

Trường hợp thứ nhất, vợ bạn là viên chức theo định nghĩa tại Điều 2 Luật viên chức 2010: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Đối với viên chức thì không có quy định về luân chuyển mà chỉ có quy định về biệt phái được quy định tại Điều 36 Luật viên chức 2010 như sau:

“Điều 36. Biệt phái viên chức

1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

Việc biệt phái viên chức được quy định cụ thể tại Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:

“Điều 26. Biệt phái viên chức

1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a] Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

b] Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái.

4. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó.

5. Viên chức được cử biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 Luật viên chức.”

Như bạn đã nêu ở trên, vợ bạn đang nuôi con nhỏ 20 tháng tuổi nên sẽ không bị biệt phái.

Trường hợp thứ hai, vợ bạn là công chức theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội [sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: “Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.”

Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:

“Điều 52. Luân chuyển công chức

1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc luân chuyển công chức.”

Điều này được quy định cụ thể tại Điều 36 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP như sau:

“Điều 36. Luân chuyển công chức

1. Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch”.

2. Các trường hợp thực hiện việc luân chuyển công chức:

a] Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b] Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.”

Như vậy nếu vợ bạn là đang công chức đang nuôi con nhỏ 20 tháng tuổi chỉ cần có đủ điều kiện nêu trên thì vẫn sẽ bị luân chuyển.

Video liên quan

Chủ Đề