Tại sao phụ nữ sau sinh phải kiêng nước lạnh

Tôi sinh bé đầu đã được 8 năm nhưng cứ nghĩ đến việc phải sinh đứa thứ 2 cho tròn nghĩa vụ là lại đau đầu vô cùng. Nói thật, nếu được lựa chọn, chắc tôi chỉ sinh một đứa. Người xưa nói, “sinh một đứa con, giảm 5 tuổi thọ” chẳng sai chút nào. Tôi đây mới sinh có một đứa mà sức khỏe như đã giảm đi đến 50%. Vì không tìm được bằng chứng khoa học chứng tỏ các quan niệm kiêng cữ sau sinh của các cụ là đúng nên hồi đó tôi đã không nghe theo lời mẹ chồng phải kiêng nước, kiêng gió… và giờ tôi “lãnh đủ”.Tôi xin “than nghèo, kể khổ” những đau đớn tôi phải chịu đựng do không chịu kiêng cữ sau ngày sinh bé Chíp ra đây với hy vọng sẽ giúp chị em biết đường ở cữ đúng cách và không phải lãnh chịu hậu quả như tôi.Thứ nhất là hậu quả do tôi không kiêng nước: Hồi đó, vì mẹ đẻ tôi bận nên tôi chỉ được mẹ chồng chăm sóc khi sinh nở. Vậy nhưng chị em cũng biết đó, mẹ chồng nàng dâu nên rất khó để nhờ vả mọi việc. Bà chỉ giúp tôi bế Chíp, còn tất cả mọi sinh hoạt cá nhân tôi đều phải tự làm hết từ việc vệ sinh “vùng kín” đến thay tã bỉm cho con. Mặc dù bà luôn miệng nhắc nhở là phải kiêng nước nhưng vì hồi đó đẻ xong tôi rất khỏe, hơn nữa không làm thì cũng chẳng ai làm cho. Thế nên tôi vẫn vô tư đụng vào nước. Một tuần sau sinh tôi đã tự tay rửa bình sữa, giặt đồ và tắm cho con. Tôi làm mọi việc rất bình thường và chẳng cảm thấy cò gì khác so với thời chưa sinh nở.Hồi đó tôi sinh vào mùa đông nên mỗi lần giặt đồ cho con xong là đôi tay lạnh cóng lại. Tôi phải vào chăn ủ một lúc mới dám bế con. Hậu quả do ngày đó chủ quan là bây giờ đôi tay tôi rất dễ bị tê cóng. Trời hơi lạnh một chút là tôi đã phải đi găng tay và tuyệt nhiên không dám đụng vào nước lạnh. Giờ mỗi lần giặt đồ hay nấu ăn tôi đều phải đeo găng tay cao su. Sợ nhất là những ngày mùa đông phải lái xe máy đi làm. Tới cơ quan là đôi tay tê cóng lại, lạnh đến thấu cả tim.Cũng vì không tin quan niệm kiêng cữ của các cụ ngày xưa nên chỉ 7 ngày sau sinh là tôi tắm và gội đầu. Dù sinh vào mùa đông, nhưng do bà đẻ nực sữa nên lúc nào tôi cũng có cảm giác nóng và chảy mồ hôi. Kiêng được đến ngày thứ 7 thì tôi đi tắm. Lúc đó, cáu ghét bám đầy người, càng dội nước, càng kỳ cọ mạnh thì cáu bẩn càng ra nhiều. Thế là tôi ngồi trong nhà tắm đến nửa tiếng mới ra mặc dù trước khi đi tắm mẹ chồng và tôi đã mặt nặng mày nhẹ với nhau chỉ vì bà bảo tôi không được tắm, bà còn bảo tôi cứ cậy khỏe thế mai sau yếu đau đừng trách… Quả là lời mẹ chồng chẳng sai. Vì ngày đó tôi kỳ cọ nhiều nên bây giờ gân xanh nổi khắp người. Tôi cũng phát hiện ra mình bị chứng “sợ nước” từ ngày sau đẻ.Thứ hai là hậu quả do tôi không kiêng lửa. Ngày sinh xong, chính mẹ đẻ tôi đã gọi điện lên nhắc nhở đủ mọi cái phải kiêng. Bà còn nhắc đi nhắc lại là không được nhìn vào ánh lửa, không được xem tivi, không được dùng điện thoại vì sợ hại đến mắt. Bà bảo ngày xưa bà không có người giúp đỡ nên đẻ xong 5 ngày đã phải nấu cơm bằng bếp lửa, thế nên bây giờ hai mắt hay chảy nước và kẻm nhẻm lắm, nhìn cái gì cũng hoa mắt.Nghe mẹ nói tôi chẳng tin vì đâu có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều đó. Vì vậy vừa sinh xong, tôi đã bắt chồng đưa ngay điện thoại cho để nhắn tin thông báo tin vui với bạn bè. Lúc về nhà, vì mẹ chồng vụng về chẳng biết nấu nướng nên chỉ 10 ngày sau tôi đã tự tay làm tất cả các món ăn, tuy nhiên khác mẹ đẻ là tôi dùng bếp ga. Tôi cũng vẫn vô tư xem tivi với những bộ phim hành động mà tôi đam mê những lúc rảnh rỗi… Và hậu quả thì ngay bây giờ tôi đã phải lãnh nhận. Công nhận là tầm nhìn của tôi kém đi rõ rệt. Không biết có phải do tôi không kiêng cữ ngày sau sinh nở hay do tôi có vấn đề về mắt mà các triệu chứng của tôi rất giống những lời mẹ đã khuyến cáo. Nhiều lúc nghĩ lại, tôi thấy ân hận vì đã không nghe theo lời mẹ.Thứ 3 là hậu quả do tôi ngồi nhiều. Cái này là do khách quan chứ không phải tôi cố ý không kiêng khem nhé. Vì bé Chíp nhà tôi ngày mới sinh rất khó tính nên tôi phải ngồi bế con suốt. Không chỉ ngồi một chỗ mà tôi còn phải lắc lư để con bớt khóc. Tôi cũng không thể nằm cho con bú theo lời hướng dẫn của mẹ chồng vì tôi rất nhiều sữa. Chỉ cần vô ý một chút là con bị sặc sữa luôn nên tôi luôn phải ngồi để chủ động rút ti ra khỏi miệng con. Nhiều đêm, con tôi dậy chơi đến 3-4 tiếng. Mà đâu phải bé nằm chơi một mình, lúc nào cũng bắt mẹ bế nựng, tôi mệt vô cùng.Vì vậy mà chỉ 3 tháng sau sinh tôi bắt đầu bị đau lưng. Người ra bảo sau sinh thường bị đau lưng nhưng chỉ khoảng 5-7 tháng sau sẽ đỡ dần. Thế mà tôi đã 8 năm nay vẫn chẳng đỡ. Đặc biệt là những khi “trái gió trở trời”, lưng đau buốt đến nỗi không muốn làm bất cứ việc gì.Không chỉ có những hậu quả trên, tôi còn thấy sức khỏe giảm sút đến một nửa so với thời con gái. Có lẽ vì chủ quan không kiêng nước, kiêng gió mà bây giờ tôi rất hay bị đau xương khớp. Cơ thể rất hay bị lạnh và thường xuyên phải đi tất mỗi khi trời trở lạnh. Đặc biệt là trí nhớ của tôi giảm sút trầm trọng. Nhiều khi người khác bất ngờ hỏi đến số điện thoại của chồng, tôi cũng phải ngẫm nghĩ một lúc.Bây giờ, cả nhà chồng lại đang thúc giục sinh bé thứ 2. Tôi cũng muốn có thêm đứa con để Chíp có bạn có bè nhưng nghĩ đến những hậu quả sau sinh mà nản quá. Nếu sinh nở “tập 2” chắc chắn tôi sẽ phải kiêng khem tử tế để không phải chịu đựng thêm những hậu quả như lần đầu.Nguồn: //***********/ba-bau/lanh-du-vi-khong-kieng-cu-sau-sinh-c85a146231.html

Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng cữ nước lạnh trong thời gian bao lâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm, thắc mắc. Có người chủ quan, tắm giặt, thậm chí uống nước lạnh sau 3 – 4 ngày, lại có người cẩn thận kiêng đến vài tháng. Vậy thời gian kiêng cữ nước lạnh sau khi sinh như thế nào là đúng?

Cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

>>> Mẹ sau khi sinh nên kiêng những gì? 5 điều buộc phải ghi nhớ

Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng cữ nước lạnh trong thời gian bao lâu?

Để trả lời câu hỏi phụ nữ sau khi sinh nên kiêng cữ nước lạnh trong thời gian bao lâu? Chúng tôi chia thành 2 trường hợp:

Uống nước lạnh sau khi sinh

Uống nước lạnh là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, với phụ nữ sau khi sinh thì nên kiêng vì lúc này hệ tiêu hóa còn rất yếu. Uống nước lạnh sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy. Hơn nữa, uống nước lạnh cũng dễ gây ê buốt chân răng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây suy giảm nhịp tim.

Vậy phụ nữ sau khi sinh nên kiêng uống nước lạnh trong thời gian bao lâu?

– Việc uống nước lạnh lúc mới sinh là không nên. Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần kiêng lâu quá, thậm chí đến vài tháng.

– Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ sau khi sinh khoảng 1 tháng, khi sức khỏe dần phục hồi là có thể uống nước lạnh. Chỉ cần chú ý không uống nước lạnh quá [20 – 25 độ], đặc biệt là vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như bị ê buốt chân răng sau này. Nên uống nước ấm vừa phải và uống tối thiểu 2 lít/ngày.

Mẹ nên kiêng uống nước lạnh trong tối thiểu 1 tháng đầu sau sinh

Sử dụng nước lạnh sau khi sinh

Tắm, gội nước lạnh sau khi sinh

Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng cữ nước lạnh trong thời gian bao lâu? Đặc biệt là việc tắm, gội. Nhiều người cẩn thận kiêng 2 – 3 tháng, trong khi đó, có không ít mẹ lại “vô tư” tắm gội nước lạnh sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, tất cả những quan niệm này đều không đúng.

– Các bác sĩ khuyến cáo, chỉ sau 3 – 4 ngày [đối với mẹ sinh thường] và 5 – 7 ngày [đối với mẹ sinh mổ] là có thể tắm, gội bình thường bằng nước ấm. Còn muốn tắm, gội bằng nước lạnh thì sẽ phải chờ lâu hơn. 

– Tốt nhất, phụ nữ sau khi sinh nên kiêng tắm, gội nước lạnh trong ít nhất 1 tháng đầu, vì lúc này sức đề kháng còn yếu, cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Việc tắm gội bằng nước lạnh có thể gây ốm, cảm lạnh.

Việc tắm gội bằng nước lạnh cũng cần kiêng cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn, ít nhất là 1 tháng

Đụng tay vào nước lạnh 

Việc đụng tay vào nước lạnh như rửa tay, rửa bát hay giặt giũ quần áo hàng ngày bằng nước lạnh thì đơn giản hơn so với uống hoặc tắm, gội nước lạnh.

Sau 4 – 5 ngày hoặc 1 tuần, khi mẹ có thể đi lại, sinh hoạt bình thường thì có thể đụng tay vào nước lạnh. Tuy nhiên, tốt nhất nên hạn chế vì cơ thể mẹ đang yếu, đụng chạm nước lạnh nhiều có thể gây hại cho sức khỏe, dẫn đến cảm lạnh hoặc tê buốt chân tay. Vì vậy tốt nhất, hãy sử dụng nước ấm và kiêng nước lạnh tối thiểu 1 tháng đầu sau sinh.

Việc đụng tay vào nước lạnh cũng cần hạn chế

Bên cạnh đó, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân nhiều hơn. Những công việc như rửa bát, giặt quần áo, nên chia sẻ, nhờ chồng hoặc người thân giúp đỡ để hạn chế tiếp xúc với nước lạnh cũng như tránh mệt mỏi, mất sức.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp chị em giải đáp được thắc mắc phụ nữ sau khi sinh nên kiêng cữ nước lạnh trong thời gian bao lâu? Chúng tôi xin nhắc lại là việc uống hoặc tắm gội nước lạnh nên kiêng trong ít nhất tháng đầu hoặc tới khi cảm thấy sức khỏe hồi phục hoàn toàn.

Nếu còn bất cứ câu hỏi gì, các mẹ có thể để lại bình luận phía dưới bài viết. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể.

Nguồn: Mebeaz.com

Video liên quan

Chủ Đề