Tại sao mặt lại nổi mụn đỏ

Nổi mụn trên da là vấn đề mà hầu hết mọi người gặp phải, không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thực tế không ít trường hợp nổi mụn nhiều trong thời gian dài, người bệnh dù áp dụng nhiều cách chữa trị nhưng không đạt hiệu quả tốt. Nguyên nhân thường do điều trị chưa đúng nguyên nhân gốc rễ. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe của bạn và thường có nguyên nhân do đâu?

1. Mụn hình thành như thế nào?

Mụn thông thường hình thành là kết quả của quá trình bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn, bụi bẩn, phấn trang điểm, da chết,... tích tụ trên da. Ngoài ra, mụn bọc mủ hình thành là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, do đó mụn chứa nhiều mủ gây viêm đau nghiêm trọng hơn.

Mụn là vấn đề về da rất thường gặp, nhất là trong tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Dựa trên đặc điểm và nguyên nhân hình thành, mụn được chia thành nhiều loại như: mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn mủ, mụn viêm,... Nhiều người cho rằng, nổi mụn trên mặt chủ yếu do nội tiết tố, môi trường ô nhiễm cùng với việc vệ sinh, chăm sóc da chưa đúng cách. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mặt nổi mụn ở các vị trí khác nhau trên mặt còn phản ánh những bệnh lý tương ứng.

Dựa trên đặc điểm này, bản đồ mụn được xây dựng, phân thành từng vùng má, tai, trán, mũi, cằm,... có liên hệ mật thiết với các cơ quan bên trong cơ thể. Từ đây, người bệnh có thể tìm ra nguyên nhân dẫn tới nổi mụn trên mặt và điều trị đem lại hiệu quả triệt để, lâu dài hơn.

2. Bác sĩ tư vấn: Vị trí nổi mụn nói lên điều gì?

Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe?

Những vị trí nổi mụn trên mặt cụ thể dưới đây đang cảnh báo vấn đề sức khỏe tại các cơ quan, bộ phận cơ thể tương ứng sau:

Mụn mọc ở má thường do bụi bẩn và thói quen sờ tay lên má của nhiều người

2.1. Mụn mọc ở má

Má là vị trí có diện tích lớn, thường xuyên tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thói quen đeo khẩu trang, đưa tay lên mặt,... Do đó, mụn mọc ở má khá thường gặp, ngoài nguyên nhân liên quan đến thói quen xấu và môi trường trên, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề liên quan đến gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, nóng gan, gan yếu,...

Khi gan nhiễm bệnh, chức năng bài tiết và thải độc của cơ thể cũng bị suy giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể là nguyên nhân gây mụn. Với tình trạng này, các chuyên gia da liễu khuyên những người đang bị mọc nhiều mụn ở má nên:

  • Bổ sung tăng cường các thực phẩm có tác dụng làm mát gan, hỗ trợ thải độc gan như: bí đao, dưa chuột, khổ qua,...

  • Hạn chế thức uống có cồn hoặc thức uống chứa chất kích thích khiến gan quá tải như: cà phê, rượu, bia,...

Ngoài nguyên nhân liên quan đến gan, có những trường hợp mọc mụn nhiều bên má phải liên quan đến vấn đề sức khỏe ở phổi. Đây có thể là kết quả của quá trình dài tiêu thụ thuốc lá hoặc sống trong môi trường ô nhiễm không khí. Để khắc phục tình trạng này¸ người bệnh nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế đồ ăn ngọt và nên tập thói quen dậy sớm, hít thở sâu với không khí trong lành để làm sạch phổi.

Mụn mọc ở cằm có thể do rối loạn nội tiết tố

2.2. Mụn mọc ở cằm

Mụn mọc ở cằm thường là mụn bọc mủ gây đau nhiều và mụn trứng cá, đôi khi có thể là mụn đầu đen. Nếu mụn mọc ở vị trí này¸ khả năng cao cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố hoặc thận bị rối loạn chức năng. Ngoài ra, thói quen chống tay lên cằm khiến vi khuẩn tích tụ hoặc đeo khẩu trang nhiều cũng thường khiến mụn mọc nhiều ở cằm.

Để khắc phục tình trạng mụn mọc nhiều ở cằm, các chuyên gia da liễu khuyên rằng:

  • Nên uống nhiều nước từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường chức năng bài tiết độc tố của thận.

  • Ăn nhiều thực phẩm làm mát cơ thể, giúp thải bỏ độc tố tốt như bí đao, mướp đắng, rau dền,...

  • Bỏ thói quen chống tay vào cằm, hạn chế sờ, nặn mụn ở vị trí này nhất là dùng tay trực tiếp.

2.3. Mụn mọc ở quanh miệng

Mụn mọc ở quanh miệng thường liên quan đến vấn đề ở hệ tiêu hóa, điển hình là ruột và gan. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu dưỡng chất như: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng,... Ngoài ra, những người có hệ tiêu hóa kém cũng dễ bị tích tụ độc tố trong cơ thể, dễ mọc mụn quanh vùng miệng hơn.

Khắc phục mụn mọc ở quanh miệng bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy thử khắc phục bằng các biện pháp sau:

  • Chế biến dạng hấp, luộc cho các món ăn, hạn chế sử dụng nhiều muối hoặc đường.

  • Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống chế biến, hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp chế biến sẵn.

  • Tăng cường các loại rau xanh, củ quả chứa nhiều chất xơ, Vitamin và nước tốt cho sức khỏe.

  • Hạn chế ăn quá no với quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa vào bữa tối

Cần cẩn thận nếu mụn mọc quanh miệng là mụn đinh râu, rất có thể chức năng ruột và gan của người bệnh đang có vấn đề. Lúc này người bệnh nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

2.3. Mụn mọc trên mũi

Mụn mọc trên mũi thường là mụn đầu đen với các đốm đen li ti, mụn cám hoặc mụn nhọt sưng đỏ gây nhiều đau đớn. Trong bản đồ mụn trên mặt, vị trí mọc mụn này có liên quan đến bệnh lý ở tim và phổi, tuy nhiên hầu hết thường không quá nghiêm trọng. Vị trí mũi thường là nơi tiết nhiều dầu nên dễ tích tụ dầu nhờn, bụi bẩn dẫn đến hình thành mụn.

Tuy nhiên nếu đầu mũi đột nhiên hình thành nhiều ổ mụn sưng tấy, kéo dài dai dẳng hoặc nổi lên liên tục thì nên đi khám để xác định có vấn đề với phổi hay tim hay không. Khi gặp phải tình trạng mụn này, hãy thử các biện pháp cải thiện sau:

  • Bổ sung nhiều chất béo lành mạnh Omega-3 từ các loại hạt và cá béo.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

  • Đo huyết áp, tim mạch thường xuyên.

  • Hạn chế thực phẩm lên men, thức ăn cay nóng.

Cẩn thận mụn mọc trên mũi do vấn đề tim hoặc phổi

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu vị trí nổi mụn nói lên điều gì và cách khắc phục với từng trường hợp. Nếu có các dấu hiệu nổi mụn tương tự, kéo dài và nghi ngờ có liên quan đến các cơ quan trong cơ thể, hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Để được hỗ trợ chi tiết hơn, quý khách vui lòng Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Da mặt là vùng da nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố thời tiết. Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt là triệu chứng thường gặp gây ra nhiều phiền toái. Cần có biện pháp xử lý đúng đắn để nhanh chóng phục hồi tổn thương trên da, giúp da mặt luôn sáng khỏe.

Dị ứng thời tiết là thuật ngữ mô tả 1 chuỗi phản ứng bất thường của hệ miễn dịch cơ thể khi bị tác động bởi các yếu tố thời tiết. Cụ thể là sự thay đổi đột ngột của độ ẩm, nhiệt độ hay ánh sáng. Kết hợp với đó có thể có sự tham gia của các tác nhân khác tồn tại trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất…

Sự tác động của tất cả các yếu tố trên sẽ khiến cho hệ miễn dịch tăng cường sản sinh ra kháng thể IgE để đối kháng lại. Nồng độ IgE vượt ngưỡng cho phép sẽ thúc đẩy các tế bào mast giải phóng Histamine nhiều hơn. Chính điều này sẽ làm kích hoạt một số triệu chứng lâm sàng, nhất là các triệu chứng trên da.

Tình trạng dị ứng thời tiết có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Trong đó, thống kê ghi nhận rằng, da mặt chính là khu vực dễ bị tác động nhất.

Tổn thương trên da mặt không chỉ là tình trạng nổi mề đay, phát ban mà đôi khi còn gây nổi mụn. Đi kèm với nó thường là tình trạng ngứa ngáy dữ dội khiến bạn luôn muốn cào gãi. Nếu không sớm khắc phục thì tổn thương da rất dễ lan rộng và có thể để lại sẹo thâm sau điều trị.

Thông thường, tình trạng nổi mụn trên mặt kích hoạt là do sự thay đổi hormone nội tiết tố hay do viêm lỗ chân lông gây nên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, nhiều trường hợp, tình trạng dị ứng thời tiết có thể gây nổi mụn trên mặt.

Nguyên nhân chính được lý giải là do vùng da mặt thường mỏng và nhạy cảm nên dễ bị tác động mạnh hơn từ các yếu tố thời tiết. Thêm vào đó là tình trạng dị ứng thời tiết có thể làm tăng thêm sự tích tụ bã nhờn trên da.

Theo nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa thì da thường tiết ra bã nhờn để duy trì độ ẩm tự nhiên. Tuy nhiên, sự thay đổi thất thường của các yếu tố thời tiết có thể khiến cho tuyến bã nhờn điều tiết không ổn định. Bã nhờn tiết ra quá ít hay quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến cho mụn nổi trên mặt.

Đối với dị ứng thời tiết nóng, da thường đổ mồ hôi và tiết nhiều bã nhờn hơn. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì sẽ gây bí lỗ chân lông và tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công khiến da mặt nổi mụn. Còn dị ứng thời tiết lạnh thì sẽ khiến da khô, dễ bong tróc vảy, bã nhờn tiết quá ít cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm hay hình thành mụn.

Căng thẳng mệt mỏi có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn trên mặt khi bị dị ứng thời tiết

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ gây nổi mụn trên mặt do dị ứng thời tiết. Phải kể đến như:

  • Yếu tố tâm lý: Các triệu chứng dị ứng thời tiết thường gây ra nhiều phiền toái khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy quá trình hình thành mụn, nhất là trên mặt.
  • Sử dụng mỹ phẩm: Dùng các loại mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc da không phù hợp khi đang bị dị ứng thời tiết sẽ khiến da bị tổn thương nhiều hơn. Đồng thời tăng nguy cơ kích ứng hay nổi mụn trên da.
  • Không bảo vệ da: Làn da bị dị ứng thời tiết có thể nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời ngay cả trong mùa đông. Không chú ý bảo vệ, che chắn và thoa kem chống nắng khi ra đường cũng sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn trên mặt.

Các chuyên gia nhận định, dị ứng thời tiết không phải là tình trạng quá nguy hiểm và đặc biệt nó không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh thường khiến da bị tổn thương kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy dữ dội gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Bạn cần chú ý nhiều hơn khi tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt. Bởi da mặt không chỉ là vùng da nhạy cảm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thẩm mỹ. Mụn kèm theo ngứa có thể khiến bạn luôn muốn dùng tay cào gãi hay chà xát. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh một số tổn thương thứ phát.

Các nốt mụn bị trợt loét có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây hại tấn công, nhất là vi khuẩn và vi nấm. Da mặt sẽ trở nên tồi tệ hơn, bị tổn thương nặng nề khi có bội nhiễm kích hoạt. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, bề mặt da có thể bị tổn thương vĩnh viễn và để lại sẹo sau điều trị.

Tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt cần có biện pháp khắc phục kịp thời để hạn chế tổn thương. Với trường hợp còn nhẹ thì việc chăm sóc và điều trị tại nhà được ghi nhận là hoàn toàn có thể đáp ứng. Tuy nhiên, khi mụn mọc quá nhiều, kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy dữ dội, tổn thương da trở nên nặng nề thì cần sớm thăm khám.

Sau đây là các biện pháp điều trị phổ biến cho tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt:

Việc chăm sóc tốt tại nhà thường sẽ hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương da khi bị nổi mụn do dị ứng thời tiết. Đồng thời cũng sẽ làm dịu da, dưỡng ẩm và khắc phục tình trạng ngứa ngáy kích hoạt trên da. Chăm sóc da bao gồm vệ sinh da mặt sạch sẽ và không quên bước dưỡng ẩm cho da.

Cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ khi tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt
  • Đối với vệ sinh da, cần lựa chọn các sản phẩm lành tính, có độ pH cân bằng và có chứa các thành phần kháng khuẩn nhẹ. Một số sữa rửa mặt như Eucerin pH 5 Wash lotion, Cetaphil Gentle Skin Cleanser, Aderma Soothing foaming gel… là những sản phẩm bạn có thể lựa chọn.
  • Còn đối với dưỡng ẩm cho da cũng nên chú ý chọn sản phẩm lành tính có nguồn gốc từ tự nhiên. Dùng kem dưỡng đều đặn 2 lần mỗi ngày sau bước vệ sinh da khoảng 3 – 5 phút là tốt nhất. Nếu chưa biết nên chọn kem dưỡng nào phù hợp thì bạn nên thăm khảo trực tiếp các bác sĩ da liễu.
  • Ngoài ra, nếu da bị viêm và ngứa thì còn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da. Sẽ giúp kháng khuẩn, làm dịu da, đồng thời giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm. Sau khi vệ sinh có thể dùng đá lạnh chườm lên để hỗ trợ giảm ngứa và giảm, viêm tốt hơn.

Bên cạnh việc chăm sóc da thì bạn cũng có thể áp dụng điều trị bằng các mẹo tự nhiên. Điển hình là sử dụng một nguyên liệu tự nhiên lành tính để khắc phục tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt.

Đắp mặt với khổ qua:

  • Chuẩn bị 1 quả khổ qua nhỏ đem rửa sạch rồi bỏ ruột và ngâm trong nước muối loãng 10 phút.
  • Vớt ra để ráo rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi đắp khổ qua lên.
  • Để nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.

Dùng sữa chua và bột yến mạch:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê sữa chua cùng với 1 thìa cà phê bột yến mạch.
  • Trộn đều 2 nguyên liệu trên lại với nhau để thu được hỗn hợp dạng sệt.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi thoa đều hỗn hợp này lên.
  • Để khô tự nhiên 15 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.
Có thể đắp mặt nạ sữa chua và bột yến mạch để làm giảm ngứa và hỗ trợ phục hồi da

**Lưu ý: Các mẹo chữa tự nhiên này chỉ áp dụng cho trường hợp da bị nổi mụn đỏ và chưa bị trượt loét. Tuyệt đối không dùng khi trên da mặt xuất hiện tổn thương thứ phát hay có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Trong nhiều trường hợp, các nốt mụn trên mặt do dị ứng thời tiết sẽ không biến mất ngay cả khi chăm sóc tốt và áp dụng mẹo chữa tại nhà. Đặc biệt là trường hợp bị nổi mụn xung quang vùng mắt, cần sớm thăm khám để bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc.

Đối với tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt, một số loại thuốc sau có thể sẽ được chỉ định:

  • Retinoids: Đây là loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A được sản xuất dưới dạng kem bôi da hoặc dạng gel lỏng. Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng là vào buổi tối, sau khi đã thực hiện bước vệ sinh da mặt sạch sẽ.
  • Thuốc bôi chứa Menthol 1%: Menthol chính là hoạt chất tự nhiên được chiết xuất trực tiếp từ cây bạc hà đem đến nhiều tác dụng tốt. Phải kể đến là làm mát da, dịu da, giảm ngứa cũng như giảm đau nhức tại chỗ. Thuốc bôi chứa Menthol 1% sẽ được chỉ định trong trường hợp trên da mặt xuất hiện tình trạng mụn viêm gây đau rát.
  • Dapsone: Gel Dapsone [Aczone] 5% có thể được bác sĩ chỉ định dùng với tần suất 2 lần/ngày giúp cải thiện tình trạng mụn viêm. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ làm đỏ và khô da. Chính vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải.
  • Acid Salicylic và Acid Azelaic: Đây là 2 hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn rất tốt nên có thể giúp ích trong điều trị tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt. Chúng là thành phần của nhiều loại kem bôi da được dùng phổ biến hiện nay.
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi để điều trị mụn trên mặt do dị ứng thời tiết

Bên cạnh các loại thuốc bôi tại chỗ thì bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc uống trong các trường hợp cần thiết. Bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ khuyến cáo. Trường hợp thuốc không đáp ứng hay có các vấn đề bất thường phát sinh, hãy chủ động báo cáo ngay.

Dị ứng thời tiết là tình trạng rất dễ kích hoạt nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Đồng thời chăm sóc tốt cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị các bệnh lý da liễu.

Để bảo vệ da, hạn chế nổi mụn trên mặt do dị ứng thời tiết, cần chú ý đến một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh da sạch sẽ: Chú ý vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng các sản phẩm lành tính, có độ pH phù hợp. Điều này sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, bã nhờn tích tụ nhưng không gây kích ứng da và làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
  • Dưỡng ẩm cho da đúng cách: Thường xuyên dưỡng ẩm cho da là cách tốt để giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da. Tốt nhất nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn về sản phẩm thích hợp. Cần bôi kem dưỡng ẩm cho da mặt với tần suất đều đặn 2 lần/ngày.
  • Uống đủ nước: Mỗi ngày hãy bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước sẽ giúp giữ độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, kích hoạt sản sinh các tế bào da mới. Ngoài việc uống nước lọc, bạn có thể uống thêm các loại nước ép từ rau xanh và trái cây tươi.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm có thể sẽ tác động, gây kích ứng hay làm tăng nguy cơ bị nổi mụn trên mặt. Tốt nhất, khi đang bị dị ứng thời tiết ở mặt, bạn nên ngưng việc dùng mỹ phẩm cho tới khi làn da ổn định trở lại.
  • Tránh chạm tay lên mặt: Tay thường tồn tại nhiều bụi bẩn hay vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Việc thường xuyên chạm tay lên mặt cũng được cho là nguyên nhân phổ biến khiến mặt nổi mụn. Nhất là khi đang bị dị ứng thời tiết, tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương.

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại tác động xấu đến làn da. Cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mụn nổi nhiều khiến da mặt bị tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng sau đều trị để da nhanh chóng phục hồi.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề