Lean nghĩa là gì trong logistics

Sản xuất tinh gọn là gì? Sản xuất tinh gọn [Lean manufacturing] là một trong những phương pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Lean Manufacturing và một số thay đổi do nó đặt ra có thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất nếu không áp dụng đúng, đồng thời một vài phương diện của Lean Manufacturing không thể áp dụng cho mọi công ty. Nhưng trong một thăm dò gần đây được đăng trên IndustryWeek, có khoảng 36% các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ đã triển khai hay đang trong quá trình triển khai lean. Vậy điều gì đã kiến các doanh nghiệp này bất chấp các rủi ro trên để triển khai nó? Cùng Bestlogistics tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sản Xuất Tinh Gọn Là Gì? Lean Manufacturing Là Gì?

Lean Manufacturing [Sản xuất tinh gọn] là gì?

Thuật ngữ “Lean manufacturing” lần đầu xuất hiện năm 1990, trong cuốn “The Machine that Changed the World”. Nó được sử dụng làm tên gọi cho hệ phương pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh. Các cấp độ khác nhau bao gồm: lean manufacturing [sản xuất tinh giản], lean enterprise [doanh nghiệp tinh gọn] và lean thinking [tư duy tinh gọn].

Theo tinh thần trên, Lean tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị [Non Value-Added] cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức.

Mục tiêu của Lean Manufacturing

Mục tiêu của Lean Manufacturing

Một cách hiểu khác về Lean Manufacturing đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn. Đầy đủ hơn, ta có các mục tiêu của Lean như sau:

– Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất – Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm; – Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả; – Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng; – Quan hệ gần gũi hơn với số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn, những nhà cung cấp có thể cung cấp những lô nhỏ vật liệu và phụ tùng trực tiếp cho các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm tối đa tồn kho. – Sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với những nhà cung cấp và khách hàng; – Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng; – Thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn;

– Thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mà yêu cầu tùy biến của khách hàng có thể thực hiện được dựa trên những bộ phận và môđun được chuẩn hóa, và càng mới càng tốt.

Hầu hết các ứng dụng trên đều làm doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm giá thành sản xuất – ví dụ như, việc sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn, sử dụng lao động hiệu quả hơn sẽ dẫn đến chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn và mức phế phẩm thấp hơn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán.

Hãy liên hệ với Bestlogistics để được tư vấn, và hưởng được những ưu đãi tốt nhất!

Những lợi ích khi bạn sử dụng dịch vụ tại Bestlogistics

  • Thời gian giao hàng nhanh chóng
  • Thủ tục thông quan được thực hiện nhanh chóng ; chính xác, dễ dàng
  • Hỗ trợ dịch vụ đóng gói hàng hóa tiêu chuẩn; đảm bảo hàng hóa không bị biến dạng khi vận chuyển
  • Bên nhận hàng và bên giao hàng có thể nhận/giao tận nơi ; nhận/giao tại sân bay, giao nhận đúng thời gian thỏa thuận.
  • Bạn có thể theo dõi lộ trình hàng hóa qua mã vận đơn
  • Có chính sách ưu đãi khi vận chuyển hàng với số lượng lớn.
  • Được tư vấn miễn phí với đội ngũ nhân viên 24/7 nhiệt tình chu đáo; tận tâm, giúp bạn tình được gói vận chuyển thích hợp , tiết kiệm nhất.
  • Cước phí vận chuyển cạnh tranh nhất trên thị trường

Đọc thêm: Dịch vụ gửi thực phẩm đi Mỹ giá siêu rẻ

Để theo kịp và vươn lên trong quá trình toàn cầu hóa, rất nhiều công ty đã phát triển các chuỗi cung ứng xuyên quốc gia của mình mà trong đó, các hoạt động gia tăng giá trị cho thành phẩm trải rộng khắp các vùng khác nhau ở nhiều quốc gia.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đang cố gắng tìm hiểu và ứng dụng hệ thống LEAN PRODUCTION, được khởi xướng bởi Toyota, mà bao gồm các mục tiêu như Just-in-time [JIT] delivery, lượng hàng tồn kho thấp, zero defects, sản xuất linh hoạt với các mẻ sản phẩm nhỏ, và sự hợp tác kỹ thuật chặt chẽ với nhà cung cấp.

Trong một nghiên cứu về một công ty trong ngành máy tính cá nhân, Assisstant Professor David L. Levy đã quan sát sự vận hành của lean production trong một chuỗi cung ứng xuyên quốc gia. Nghiên cứu chỉ ra rằng dòng luân chuyển nhanh của hàng hóa và thông tin được xây dựng bởi lean production gây tốn rất nhiều chi phí và khó có thể đạt được.

Lead time dài hơn và mức tồn kho cao hơn ở trong các chuỗi cung ứng xuyên quốc gia so với các ví dụ thuộc về nội địa. Các chuỗi cung ứng dài hơn cũng đi kèm với độ chính xác kém đi trong dự báo doanh số và độ trễ lớn trong giải quyết các vấn để về kỹ thuật. Nghiên cứu cho rằng các nhà quản trị đánh giá thấp một cách có hệ thống các chi phí này bởi vì họ thường lập kế hoạch cho những chuỗi tương đối ổn định và không hoàn toàn hiểu hết tính đa dạng và phức tạp trong cách mà những sự đứt gãy ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng phân tán rộng về mặt địa lý.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra – một cách phỏng đoán, rằng lean production cũng hỗ trợ cho toàn cầu hóa. Sự giảm thiểu sai sót hay các thay đổi về quy trình, nguyên liệu, hướng dẫn công việc [engineering change orders – ECO] đến mức rất thấp giúp giữ ổn định chuỗi cung ứng của các công ty máy tính và cho phép nó đẩy nhanh tốc độ chuyển giao việc sản xuất các sản phẩm mới ra nước ngoài. Lean Production tuy khó thực thi và đắt đỏ trong bối cảnh xuyên quốc gia, nhưng vẫn tỏ ra đáng để đầu tư.

1. Tính chất của các hệ thống Lean Production

Lean Production có thể được khái quát hóa thành một hệ thống vừa linh hoạt lại vừa được kết hợp chặt chẽ; mức độ hợp tác cao mà nó đòi hỏi yêu cầu những dòng luân chuyển hàng hóa và thông tin nhanh, liên tục thường tốn nhiều chi phí và khó thực thi xuyên biên giới.

2. Just-in-time delivery và Tồn kho ở mức thấp

JIT là khía cạnh rõ ràng nhất của lean production chịu ảnh hưởng bởi sự phân tán về mặt địa lý của chuỗi cung ứng.

Một vài công ty ở Nhật Bản yêu cầu các nhà cung ứng phải giao vài chuyến hàng trong một ngày, với mỗi chuyến hàng được lên lịch sẽ đến nhà máy trong 2 tiếng đồng hồ window time. điều rõ ràng là bất khả thi nếu các nguyên liệu được nhập khẩu bằng đường biển. Ngoài thời gian vận chuyển, các tuyến kết nối hàng hóa viễn dương diễn ra không thường xuyên bằng các tuyến thông thường, và nhiều chuyến của những lượng hàng nhỏ sẽ tạo nên cước phí khổng lồ. Vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng chịu nhiều rủi ro trì hoãn do thời tiết ảm đảm, trì trệ trong công tác hành chính liên quan đến hải quan và chứng từ, và các cuộc đình công thỉnh thoảng xảy ra.

3. Sản xuất linh hoạt

Sản xuất linh hoạt đề cập đến khả năng sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, sản xuất hàng theo đơn, hay khả năng chuyển đổi từ việc sản xuất mô hình này sang mô hình khác trên cùng một dây chuyền.

Sản xuất linh hoạt cho phép một công ty đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thay đổi trong khi cắt giảm quy mô một mẻ sản xuất và giảm lượng tồn kho.

Một số các học giả quản trị học đã cảnh báo những sự khó khăn đi kèm với phân cách về mặt địa lý ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp thường xuyên, đặc biệt trong những tác vụ nơi mà mối liên hệ trực tiếp tỏ ra rất cấn thiết.

4. Case study của công ty CCT

CCT, một công ty trong ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân, đang cố gắng ứng dụng một vài khía cạnh của lean production, và hệ thống vận hành đa quốc gia của họ cung cấp một cơ hội tuyệt vời để so sánh giữa sourcing nội địa và quốc tế. Nghiên cứu của Levy tập trung vào một loại bán thành phẩm là bảng mạch điện tử [printed circuit board – PCB], một thành phẩm quan trọng của một máy tính cá nhân. CCT thu mua các bảng mạch này ở nhiều nhà ung ứng, phân bổ ở California – nơi gần cơ sở sản xuất chính, Singapre, Nhật Bản và ở các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương.

Chiến lược Just-in-Time Delivery

Chiến lược global sourcing của CCT khiến nó dường như bất khả thi cho các thành phẩm có thể được ứng dụng JIT Delivery.

CCT thường vận chuyển các thành phẩm của mình bằng đường biển bởi chi phí tốn cho vận chuyển bằng đường hàng không là quá lớn. Và khoảng cách thường xuyên gây ra sự trì hoãn. Ví dụ, mặc dù thủ tục hải quan chỉ mất từ hai đến ba ngày, nếu một vấn đề xảy ra trong bộ chứng từ, chuyến hàng có thể bị giữ lại từ hai đến ba tuần; các nhà quản trị ước tính điều này xảy ra từ một đến hai lần một năm.

Nếu như các nhà quản trị của CCT nhận thấy sự nguy hiểm của các đợt trì hoãn chuyến hàng bằng đường biển và muốn thay thế bằng đường hàng không, họ lại gặp rào cản về chi phí. Cước phí đường hàng không quy định dựa theo khoảng thời gian đặt trước chỗ trên máy bay, nhưng thực tế, CCT chỉ dùng đến đường không trong các trường hợp gấp rút và do đó phải chịu thêm chi phí do thông báo trễ. Chi phí vận tải do đó lên đến 10 phần trăm giá vốn hàng bán [cost of good sold], vượt quá mức 7 – 10 phần trăm lợi thế tương đối về chi phí sản xuất ở Singapore.

Mức tồn kho

Mức tồn kho cho sản phẩm lấy từ Singapore nhiều hơn nhiều so với ở California. Thời gian vận chuyển hàng đến 30 ngày đã làm tăng tồn kho lưu trữ. Nhưng đồng thời, thời gian này cũng khiến cho sales forecast horizon tăng thành một tháng, và làm tăng mức độ sai lệch trong dự báo [+/- thêm 15 ngày] và khiến cho buffer inventory tăng lên cao hơn nữa.

Khoảng cách và Độ chính xác của dự báo doanh số

Do thời gian vận chuyển bán thành phẩm đến cơ sở sản xuất chính bị kéo dài, việc lập bảng kế hoạch sản xuất [production schedule] ở nhà máy tại California phải diễn ra từ một đến hai tháng sớm hơn thông thường, và do đó làm giảm độ chính xác. Dữ liệu của CCT biểu diễn điều này khi mà mức sai lệch phần trăm trung bình [Mean Absolute Percentage Error – MAPE] giữa demand thực tế và mức dự báo từ 30 ngày trước đó là 30%, trong khi với 90 ngày trước đó là lên đến 42%.

Khoảng cách cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo doanh số bởi sự hạn chế về giao tiếp. Các nhà quản trị ở bộ phận lập kế hoạch sản xuất trong nhà máy của CCT ở California cho biết họ phải luôn ở gần các trung tâm bán hàng ở Mỹ của công ty để gặp gỡ cá nhân các giám đốc sales vài lần một tuần để cập nhật dự báo bán hàng thường xuyên và hiểu chúng sâu sắc hơn là nhìn vào những con số bình thường mà hệ thống mạng máy tính trong công ty cung cấp. Thêm vào đó, các giám đốc lập kế hoạch và logistics cũng cho rằng việc gặp gỡ cá nhân sẽ làm tăng commitment đối với mục tiêu đặt ra.

Cho đến thời điểm này, nghiên cứu chỉ ra rằng lean production thực sự rất tốn chi phí và khó thực thi trong một chuỗi cung ứng xuyên quốc gia. Tuy nhiên, đối với mạch điện tử PCB, CCT cũng đã đạt được những thành công nhất định trong việc thiết kế cho sản xuất [Design for Manufacturing – DFM] và đạt được mức độ chất lượng sản phẩm rất cao – hai khía cạnh của lean production. Việc này đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư vào các chuyến công tác, hệ thống giao tiếp, và công nghệ trong giai đoạn đầu của giới thiệu sản phẩm mới, bao gồm các chuyến công tác ra nước ngoài.

Tuy nhiên, những sự đầu tư này đem lại lợi nhuận về sau khi sản phẩm bước vào giai đoạn sản xuất đại trà bằng việc cắt giảm số lần thay đổi quy trình, công nghệ, nguyên liệu, hướng dẫn công việc [engineer change order – ECO] và sản phẩm lỗi.

5. Kết luận

Lean production yêu cầu các dòng chảy liên tục và nhanh chóng của thông tin và hàng hóa xuyên suốt chuỗi giá trị, điều mà gây tốn nhiều chi phí và khó khăn khi các hoạt động trong chuỗi giá trị bị phân tán về mặt địa lý. Các tuyến vận tải viễn dương bằng dường biển khiến just-in-time delivery trở nên bất khả thi, trong khi cước phí hàng không quá đắt đỏ cho việc sử dụng hàng ngày. Việc giao tiếp xuyên quốc gia về các vấn đề trong thiết kế, chất lượng, và lập kế hoạch không chỉ tốn chi phí hơn mà còn ít hiệu quả hơn do khác biệt múi giờ, rào cản văn hóa và ngôn ngữ, và sự thiếu hụt các giao tiếp cá nhân trực tiếp. Nhưng hai khía cạnh của lean production, DFM [design for manufacturing] và defect levels thấp, có thể hỗ trợ cho khuynh hướng toàn cầu hóa bằng cách làm ổn định chuỗi cung ứng.

Biên tập: LSC

Video liên quan

Chủ Đề