Tại sao giá thép giảm

Sản xuất thép cuộn xuất khẩu tại Công ty TNHH Thép JFE Shoji Hải Phòng, vốn đầu tư Nhật Bản, tại Khu công nghiệp đô thị VSIP Hải Phòng. [Ảnh: Danh Lam/TTXVN]

Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam [VSA], giá các nguyên, nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại ở mức cao khiến giá thép tăng lên trong thời gian qua.

Nhiều chuyên gia dự báo, thời gian tới, cùng với giá nguyên liệu tăng, việc các dự án đầu tư công, bất động sản được đẩy tiến độ xây dựng, giá thép có thể tiếp tục neo cao.

Báo cáo từ VSA cho hay, giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 10/2/2022 giao dịch ở mức 391,75 USD/tấn FOB, tăng mạnh 55,75 USD so với đầu tháng 1/2022. Giá than cốc có xu hướng tăng liên tục kể từ quý 3/2021 ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng.

Cùng với đó, giá quặng sắt giao dịch ở mức 149,7-150,2 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 24 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 1/2022; giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 555 USD/tấn CFR Đông Á ngày 10/2/2022 tăng 40-45 USD/tấn so với hồi đầu tháng 1/2022.

[Năm 2021, chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% do biến động giá thép]

Giá nguyên liệu từ quặng sắt, than Coke, thép phế liệu tăng và tăng nhiều sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán [ở Trung Quốc và khu vực ASEAN] đã khiến giá phôi tăng mạnh. Giá phôi thép giao dịch cảng Đông Nam Á tăng 39-40 USD/tấn giữ mức 660 USD/tấn vào cuối tháng 01/2022; đến ngày 10/2/2022 ở mức 696 USD/T CFR Đông Á, tăng khoảng 70 USD/tấn so với mức giá phôi thép thời điểm đầu tháng 1/2022.

Ở trong nước, giá phôi thép nội địa tháng 1/2022 tăng khoảng 400-600 đồng/kg, giữ giá ở mức từ 14.800-15.800 đồng/kg cuối tháng 1/2021.

Trên thị trường, giá thép xây dựng đang được bán khoảng 17.000 đồng/kg [tương đương 17 triệu đồng/tấn]. Đại diện VSA cho biết, các nhà máy điều chỉnh giá bán thép thành phẩm để bù lại một phần giá thành sản xuất, việc này khiến lượng bán tăng do đầu cơ của nhà phân phối.

Nhu cầu về mặt hàng thép có thể khởi động từ trung tuần tháng 2/2022 và thị trường xác lập mặt bằng giá mới ở mức cao. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy ngày càng khốc liệt về giá bán.

Triển vọng thị trường quý 1/2022 có thể bắt đầu với một mặt bằng giá mới khi giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng, nhu cầu trong nước có tín hiệu tốt.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, trong tháng 1/2022, thị trường nguyên liệu thép toàn cầu tiếp nối xu hướng đảo chiều nhanh chóng.

Giá bán thép xây dựng trong nước điều chỉnh tăng khoảng 200 đồng/kg vào cuối tháng 1/2022, và điều chỉnh tăng 300 đồng/kg vào trung tuần tháng 2/2022, giữ ở mức bình quân khoảng 16.600-17.200 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp và vùng miền cụ thể.

Tại Chỉ thị 01 vừa được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan, địa phương liên quan đẩy nhanh hơn nữa tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư dự án xây dựng đư ờng bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025; tập trung đôn đốc đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công xây dựng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1…

Đây sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong ngành thép trong năm nay. Giá các mặt hàng thép cũng có thể diễn biến tăng theo giá các nguyên liệu sản xuất, ông Sưa nhận định.

Theo VSA, trong tháng 1/2022, tình hình sản xuất thép xây dựng đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2021.

Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 1/2022 đạt hơn 1,12 triệu tấn, tăng 11,19% so với tháng 12/2021 và ngang mức cùng kỳ 2021. Tiêu thụ đạt hơn 1,05 triệu tấn, tăng 1,55% so với tháng trước đó và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu thép trong tháng 1 đạt gần 232.000 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Thực tế, ngay từ đầu năm mới và trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu thép với sản lượng lớn qua các cảng biển.

Đơn cử, đầu tháng 2/2022, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng [HRC] đầu tiên tới Italy với khối lượng 35.000 tấn... Trong khi đó, hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài muốn đặt mua HRC được sản xuất tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường do năng lực sản xuất mặt hàng này còn hạn chế.

Với nhu cầu tăng cao về xây dựng, đầu tư, VSA dự báo, thị trường thép trong nước tăng trưởng 15-20% trong năm 2022./.

Đức Dũng [TTXVN/Vietnam+]

19/01/2022


Giá thép tăng mạnh trên sàn giao dịch Thượng Hải

Là một trong những nguyên vật liệu quan trọng trong quy trình sản xuất sắt thép, tốc độ tăng giá của quặng sắt đã đạt đến hơn 130% trong hơn một năm qua. Điều này khiến cho giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là các loại thép cuộn tăng phi mã và đạt đỉnh vào tháng 4/2021, cao gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tình hình này cũng đang xảy ra tương tự tại thị trường châu Âu và Việt Nam. Giá thép tăng cao là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau.

Kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19


Các dự án xây dựng, bất động sản phát triển mạnh sau đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, tác động mạnh đến tất cả các ngành, trong đó có ngành thép. Hiện nay tình hình dịch Covid đang dần được đẩy lùi, kinh tế dần phục hồi, đây chính là cơ hội để các nước có thể trở lại một cách mạnh mẽ hơn. Đó chính là lý do mà Chính phủ các nước đã ra những chính sách mới để kích thích tăng trưởng kinh tế, đầu tư phát triển mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án bất động sản, ... đòi hỏi cần rất nhiều nguyên vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên nguồn cung thì lại có hạn, không phải nước nào cũng có đủ nguồn lực để có thể cung ứng một nguồn lớn thép vào thị trường quốc tế, nổi bật nhất có thể kể đến các thị trường như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Việt Nam, Nhật Bản, ... Điều này gây nên tình trạng nhu cầu sử dụng rất lớn nhưng nguồn cung lại không thể đáp ứng được, như vậy nước nào muốn nhập khẩu nhiều thép thì chỉ cần đẩy giá mua lên cao để có thể sở hữu được nguồn hàng đó, khiến giá thép tăng cao.

Xem ngay: bảng giá thép xây dựng mới nhất 2022


Nguồn cung sắt thép hạn chế

Ngoài ra, nguồn cung thiếu hụt ở đây cũng là do Trung Quốc - một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Chính phủ nước này đã có những chính sách giảm sản lượng sản xuất thép để giảm nồng độ khí thải CO2 để bảo vệ môi trường, chính điều này cũng khiến cho thị trường cung ứng thép giảm mạnh.

Giá nguyên vật liệu tăng cao

Quy trình sản xuất thép rất phức tạp và yêu cầu rất nhiều nguyên vật liệu đầu vào, có thể kể đến như: quặng sắt, thép phế liệu, điện cực graphite, than mỡ, ... những tài nguyên này có hạn và chỉ có thể đáp ứng được một sản lượng thép nhất định, chính vì thế hầu hết những nguyên vật liệu này đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.


Khai thác quặng sắt dần trở nên khan hiếm

Chính vì thế có thể nói rằng, giá nguyên vật liệu đầu vào tác động rất lớn đến giá sắt thép trên thế giới. Trước tình hình giá nguyên vật liệu tăng cao, nước nào cũng muốn nhập khẩu nguyên vật liệu để có thể sản xuất thép và cung ứng cho thị trường trong nước, đầu tư vào các dự án nhà xưởng, cầu đường, ... khiến giá thép trên thị trường thế giới vẫn đang neo ở mức cao và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Dự báo giá thép năm 2022

Theo như phân tích chúng ta có thể thấy rằng, việc giá thép tăng đột biến trong hơn hai năm qua là hiện trạng không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn là đối với các nước khác trên toàn thế giới, nguyên nhân chủ yếu đó chính là đại dịch Covid-19, tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên theo dự báo trong năm 2022 khi mà tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt bằng các loại vacxin, thị trường thép có thể sẽ chuyển dịch sang trạng thái ổn định hơn, khi mà tình trạng nguồn cung dần được giải quyết, các nhà máy sẽ không quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nữa, ngoài ra việc tăng năng lực sản xuất của các nhà máy cũng sẽ là nguồn cung đáp ứng giúp đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng nhu quốc tế.


Liên quân Dung Quất - Hòa Phát gia tăng năng lực sản xuất thép

Theo như sàn chứng khoán VNDirect, giá thép xây dựng tại Việt Nam sẽ giảm xuống mức 14,3 - 13,6 triệu đồng/tấn vào năm 2022-2023, tức giảm 8-5% so với 2021. Ngoài ra các sàn BVSC và HRC cũng đã dự báo giá thép xây dựng sẽ giảm xuống mức 14,5 - 17 triệu đồng/tấn, tức giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2022.


Sản lượng thép Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021

Vậy là trong bài viết vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu tại sao giá thép tăng cao, cũng như dự báo tình hình giá thép trong năm 2022. Đừng bỏ lỡ những bài viết từ Thép Hà Nội để có thể cập nhật những thông tin mới nhất về giá thép hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề