Tại sao em bé ít đạp

Nhiều mẹ cho rằng, cuối thai kỳ em bé có ít không gian hơn để đạp. Bởi vậy thai đạp ít hơn, các lần đạp cũng thưa dần và nhẹ hơn. Tuy nhiên, sự thật là bé vẫn nên duy trì đạp để thể hiện con vẫn khỏe mạnh.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, thai máy sẽ có chút khác biệt nhưng điều đó không có nghĩa là em bé đạp ít hơn trước

Thai máy nhiều hơn ở giai đoạn từ tuần 20 đến 30 của thai kỳ. Ngoài ra, khung giờ thức - ngủ của bé cũng sẽ rõ ràng hơn. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết thai máy thông qua cảm nhận.

Mời ba mẹ tham khảo:

Thông thường, giấc ngủ của bé kéo dài khoảng 20-40 phút nhưng cũng có khi lên đến 1 tiếng rưỡi. Trong thời gian này, em bé sẽ chỉ tập trung vào việc ngủ và không cử động nhiều. Buổi chiều và tối, nhất là thời điểm mẹ đang ăn cơm là khung giờ mà thai máy mạnh nhất.


Thai nhi sẽ chuyển động nhiều nhất vào khoảng tuần 32

Từ tuần thứ 32 trở đi, thai máy có xu hướng ổn định hơn cho đến lúc sinh. Em bé vẫn tiếp tục máy cho đến ngày chuyển dạ. Em bé thậm chí sẽ tiếp tục đạp, máy trong quá trình chuyển dạ của mẹ.

Nhiều mẹ thắc mắc thai nhi 38 tuần ít đạp có sao không? Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 8 có sao không?

Thực tế mẹ có thể nhận thấy bé đạp ít hơn giai đoạn này, vì em bé có ít chỗ để cử động. Bé không thể lật, lăn hay đạp chân một cách thoải mái như trước nữa và những cử động cũng ngày càng mạnh mẽ hơn và có chút “chật vật”. Mẹ sẽ để ý thấy bụng mình giống như có những gợn sóng lăn tăn khi con đạp chân hay cố gắng thay đổi tư thế.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng về số lần thai máy mỗi ngày, thậm chí là mỗi giờ. Mỗi bé đều có những đặc điểm riêng; vì vậy, sẽ không có một quy định cụ thể nào về số lần đạp của thai nhi để mẹ có thể dựa vào và tự đánh giá. Thay vào đó, hãy chú ý đến đặc điểm thai máy để biết con có đang phát triển bình thường hay không. 

Nếu nhận thấy thai nhi đạp ít hoặc nhiều hơn bình thường, mẹ hãy liên hệ ngay với nữ hộ sinh hoặc khoa sản của bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời. Hộ sinh sẽ kiểm tra xem bé có gặp phải tình trạng suy thai hay không để tiến hành các biện pháp chăm sóc phù hợp.

Nguồn: Babycenter

Chia sẻ link bài viết:

Sao chép tới clipboardSao chép

Hầu hết phụ nữ mang thai bắt đầu cảm thấy chuyển động của thai nhi   trong khoảng từ 18 đến 25 tuần của thai kỳ. Các bà mẹ mang thai lần đầu có xu hướng cảm thấy chuyển động của bé muộn hơn so với các bà mẹ đã sinh con trong quá khứ. Nhưng nhiều bà mẹ lo lắng khi họ cảm thấy em bé đạp ít hơn mọi ngày hoặc không thể cảm nhận được em bé của mình di chuyển.

Nếu bạn chưa mang thai đến tuần thứ 25 và bạn chưa cảm thấy bất kỳ chuyển động nào của thai nhi, thì  đây sẽ không phải là dấu hiệu của một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng nếu đó là lần mang thai đầu tiên của bạn.

Em bé đạp ít hơn mọi ngày – 2 Cách đơn giản hiệu quả – mẹ hết lo lắng

Nếu bạn đã đã đi khám thai kì thường xuyên, thì bác sĩ đã theo dõi sự phát triển của thai kỳ và có thể giúp bạn yên tâm rằng em bé  đang phát triển rất tốt theo cách của riêng mình.

Nếu bạn đã cảm nhận thấy em bé có chuyển động, nhưng các chuyển động không đều đặn, em bé đạp ít hơn mọi ngày, thì hãy nhớ rằng đừng lo lắng quá vì bạn có thể không cảm thấy các chuyển động một cách nhất quán cho đến khi tuổi thai lớn hơn.

Khi thai kỳ của bạn phát triển và bạn đạt đến tam cá nguyệt thứ ba, bạn sẽ cảm thấy em bé của bạn chuyển động thường xuyên hơn. Đó là khi bạn nên bắt đầu chú ý hơn đến chuyển động của em bé, bởi vì khi thai kỳ ngày 1 lớn, sự thay đổi đột ngột về số lần chuyển động của em bé có thể là một điều đáng lo ngại

Dưới đây là 3 cách đơn giản mà hiệu quả giúp mẹ yên tâm hơn khi thấy em bé đạp ít hơn mọi ngày

1, Theo dõi chuyển động của bé kể cả khi em bé đạp ít hơn mọi ngày

Khi bạn mang thai khoảng 28 tuần, bạn sẽ có thể nhận ra một số dạng kiểu mẫu cho chuyển động của em bé: Chẳng hạn, có thể em bé cực kỳ năng động trong những thời điểm nhất định trong ngày, khi bạn tập thể dục, khi bạn ăn thứ gì đó ngọt hoặc uống thứ gì đó lạnh, hoặc khi bạn nằm xuống. Nên chú ý đến thói quen của bé để bạn có thể nhận thấy bất kỳ sự giảm chuyển động nào của thai nhi. Một số bác sĩ khuyên là nên theo dõi số lần máy của em bé để phát hiện những thay đổi trong thói quen của bé trong bụng.

Ví dụ, Hội nghị Bác sĩ Sản phụ khoa Hoa Kỳ [ACOG] khuyên bạn nên dành thời gian để cảm nhận 10 chuyển động của thai nhi. ACOG khuyên bạn nên thực hiện việc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày [bất cứ khi nào em bé của bạn hoạt động mạnh nhất], bắt đầu từ 28 tuần [hoặc 26 tuần]. Tốt nhất là đứng lên ngồi xuống vài lần, hoặc nằm nghiêng sang trái….. Nếu bạn cảm thấy em bé không di chuyển nhiều như bạn mong đợi, hãy ăn nhẹ và sau đó ngồi hoặc nằm xuống một lần nữa để xem em bé có bắt đầu di chuyển không.

Thường xuyên theo dõi chuyển động của bé để giúp mẹ yên tâm hơn

2, Khi nào cần gọi bác sĩ nếu thấy em bé đạp ít hơn mọi ngày

Hãy cảm nhận tối thiểu 10 chuyển động của thai nhi trong vòng hai giờ, mặc dù có thể chỉ mất 15 phút hoặc ít hơn. Nếu bạn không cảm thấy ít nhất 10 chuyển động của thai nhi trong hai giờ, hãy gọi cho bác sĩ để đảm bảo rằng bạn không có nguy cơ thai chết lưu. Nếu bạn mang thai hơn 28 tuần, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến để làm các xét nghiệm để đảm bảo rằng em bé của bạn không gặp nguy hiểm.

Nếu bạn không tự tin về số lần máy của bé trong bụng hoặc nếu bạn không thể ngừng lo lắng về điều đó, hãy gọi bác sĩ ngay để được hướng dẫn cụ thể.

3. Giảm thiểu lo lắng khi em bé đạp ít hơn mọi ngày bằng máy nghe tim thai tại nhà Fetal doppler

Tim của thai nhi là một trong những bộ phận đầu tiên được hình thành sớm nhất và quan trọng nhất trong suốt quá trình bạn mang thai. nếu tim thai khỏe mạnh trong khoảng 120 đến 160 nhịp/phút thì chắc chắn rằng sức khỏe của bé đều ổn.

Máy nghe tim thai tại nhà giúp mẹ yên tâm hơn khi thấy bé chuyển động ít hơn mọi ngày

Vì vậy nếu bạn cảm thấy em bé đạp ít hơn mọi ngày thì hãy sử dụng 1 thiết bị máy nghe tim thai mini cầm tay để biết chính xác nhịp đập của tim bé ngay tại nhà mà không phải đi siêu âm.

Trên đây là 3 cách giúp mẹ giảm lo lắng hơn khi thấy  em bé đạp ít hơn mọi ngày. Ngay lúc này, nếu bạn muốn sắm cho mình 1 chiếc máy nghe tim thai để tiện theo dõi sức khỏe cho bé ngay tại nhà thì hãy gọi ngay 0989869926 để được tư vấn và giải đáp.

Hiện tượng thai nhi đạp báo hiệu cho bạn biết con yêu đang lớn dần lên từng ngày cùng nhiều sự thật thú vị khác.

Thai nhi đạp cho thấy bé đang phát triển tốt trong tử cung và sắp đến ngày bạn gặp được con. Thế nhưng, đôi khi bé cũng ít đạp. Vậy bé có khỏe mạnh hay gặp vấn đề gì không? Những cú đạp của bé nói lên rất nhiều điều. Muốn tìm hiểu về điều này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi nhé.

1. Cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh và bình thường

Những cú đá có thể cho thấy bé đang phát triển tốt trong dạ con. Bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh bé đang rất là hiếu động khi đá, lăn, xoay bên trong tử cung của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy rung nhẹ trong bụng khi bé di chuyển tay. Những chuyển động này sẽ trở nên khác biệt hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ.

2. Bé phản ứng với các kích thích bên ngoài

Những cú đạp của thai nhi là cách để bé đáp lại những thay đổi về môi trường chẳng hạn như về những món ăn mà bạn ăn hoặc âm thanh mà bạn nghe thấy.

  • Phản ứng với âm thanh: Trong tuần thứ 20, bé sẽ bắt đầu nghe được những âm thấp và dần dần sẽ nghe được những âm cao. Những cử động phản ứng của bé khi nghe thấy những âm thanh này cho thấy bé đang phát triển bình thường.
  • Phản ứng với thực phẩm: Những món bạn ăn trong thời gian mang thai là cách để bé tiếp xúc với vị của món ăn thông qua nước ối. Những mùi vị này có thể khiến bé chuyển động nếu bé thích hoặc không thích chúng. Điều này khiến mẹ cảm thấy như có hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ.

3. Bé thường đá nhiều hơn khi bạn nằm nghiêng một bên

Nhiều mẹ thắc mắc tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải hoặc tại sao thai nhi chỉ đạp bên trái. Sự thật là vì bạn có thể cảm nhận được điều này nếu bạn nằm nghiêng khi ngủ. Điều này là do khi bạn nằm nghiêng, lượng máu cung cấp cho thai nhi sẽ tăng lên.

Khi bạn nằm ngửa, bé sẽ ít chuyển động hơn để tiết kiệm oxy. Các bé chỉ cử động khi bạn nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải. Khi bạn thay đổi tư thế ngủ, bé sẽ nhanh chóng chuyển sang trạng thái hoạt động khác.

4. Bé biết đạp từ khi 9 tuần

Cảm giác rung trong bụng mà bạn cảm nhận trong giai đoạn đầu thai kỳ là những chuyển động của bé đấy. Các cử động này bắt đầu vào khoảng tuần thứ 7 của thai kỳ nhưng lúc này bạn vẫn chưa cảm nhận được. Thông thường, sau 9 tuần, bé sẽ bắt đầu đạp bạn khi di chuyển chân tay. Những cú đạp của bé có thể được ghi lại qua màn hình siêu âm. Sau 24 tuần, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hành động này.

Có thể bạn quan tâm: Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo?

5. Giảm cử động thai có thể cho thấy bé đang nguy hiểm

Sau khi mang thai được 28 tuần, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi những cú đạp của bé. Bé sẽ đạp khoảng 10 lần trong 2 giờ. Giảm cử động thai có thể cho thấy bé đang khó chịu khi:

  • Bạn bị căng thẳng hoặc ăn uống không đủ dinh dưỡng. Cảm xúc và thể chất của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến các cử động của bé. Bên cạnh đó, việc cung cấp chất dinh dưỡng không đủ cho bé cũng dẫn đến sự phát triển không bình thường của não và hệ thần kinh, làm giảm cử động thai. Hãy thử uống nhiều nước hoặc đi bộ xung quanh nếu thấy bé không cử động.
  • Bong nhau thai cũng có thể làm máu và oxy lưu thông đến bào thai bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Vỡ ối sớm có thể làm giảm dịch ối và làm giảm chuyển động của thai nhi do bé bị thiếu oxy.
  • Thiếu oxy huyết trong tử cung: tình trạng này xuất hiện khi dây rốn bị xoắn hoặc biến dạng. Điều này khiến lượng oxy cung cấp cho bé bị giảm.

Xét nghiệm siêu âm có thể xác định tim thai và lý do khiến bé ít cử động.

Thông thường, bé sẽ nghỉ ngơi trong dạ con khoảng từ 20 – 40 phút [đôi khi đến 90 phút]. Khi bé lớn thì việc cử động cũng sẽ trở nên khó khăn hơn nên ở cuối thai kỳ số lần thai nhi đạp giảm xuống cũng là điều bình thường. Trong thời gian này, bạn có thể bị đau ở phía dưới xương sườn và những cơn đau này thường kéo dài khoảng vài phút.

7. Cho thấy những hành vi của bé trong tương lai

Theo một nghiên cứu, cử động của bé bên trong tử cung có thể ảnh hưởng đến hành vi của bé trong giai đoạn thơ ấu. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá sự phát triển hành vi của bé.

Những cú đạp này chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những cảm xúc khó tả. Bạn sẽ không thể tưởng tượng được bé đang nghịch đến thế nào trong tử cung của bạn đâu đấy.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề