Rối loạn dạng cơ thể là gì

Rối loạn chuyển dạng [hay còn gọi là rối loạn dạng cơ thể] xuất hiện khi bạn có biểu hiện căng thẳng hoặc áp lực tinh thần lên cơ thể của mình. Nói cách khác, rối loạn chuyển dạng là tình trạng sức khỏe của bạn bình thường nhưng cơ thể lại có những bất thường do các tác nhân như khủng hoảng tình cảm hoặc sang chấn tâm lý như hoảng sợ tột độ hoặc căng thẳng quá mức. Ví dụ như khi bị rối loạn chuyển dạng, bạn bị té ngựa và sau đó chân bạn bị liệt dù không có chấn thương nào ở chân.

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn chuyển dạng không phụ thuộc vào trạng thái tâm lý nhất định nào nên bạn không thể kiểm soát hay dự đoán được.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn chuyển dạng [rối loạn dạng cơ thể] là gì?

Hầu hết các triệu chứng xảy ra đột ngột ngay sau sang chấn tâm lý và thường biến mất trong 2 tuần. Rối loạn dạng cơ thể chủ yếu làm gián đoạn hay thay đổi chuyển động cơ thể và chức năng của giác quan.

Cụ thể triệu chứng thể chất của rối loạn dạng cơ thể bao gồm:

  • Liệt cơ hoặc nhược cơ ở một bên;
  • Tê cứng;
  • Dáng đi kỳ quặc hoặc không đi được;
  • Mất cảm giác bộ phận nào đó;
  • Mất tiếng;
  • Mù một hoặc hai mắt;
  • Điếc một hoặc hai tai;
  • Ù tai;
  • Run và động kinh giả: đây là tình trạng co giật nhưng không gây ra bởi rối loạn xung điện não mà do sang chấn tâm lý.

Những triệu chứng có thể nặng hay nhẹ, nhanh khỏi hay kéo dài tùy vào thể trạng và mức độ chấn động tâm lý.

Ban có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Tốt nhất bạn nên tìm tới bệnh viện hoặc bác sĩ gần nhất ngay khi bạn nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng có thể gây ra bởi rối loạn chuyển dạng kể trên.

Nếu vấn đề gây ra các triệu chứng là do bạn mắc bệnh khác thì bạn càng cần phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nếu chẩn đoán xác định là do rối loạn chuyển dạng, bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn các giai đoạn tiếp theo của rối loạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn chuyển dạng [rối loạn dạng cơ thể]?

Những rối loạn thể chất của rối loạn dạng cơ thể đều cần một sang chấn tâm lý nào đó kích thích. Tuy nhiên, nguyên nhân vì sao sang chấn tâm lý lại gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Các chuyên gia đưa ra giả thiết rằng, chấn động tâm thần quá lớn có thể đủ ảnh hưởng đến phần não và dây thần kinh điều khiển chức năng của cơ thể khác. Hậu quả là phần cơ thể đó sẽ biểu hiện lâm sàng các triệu chứng như tê liệt hoặc mất chức năng tạm thời.

Rối loạn chuyển dạng không phải bệnh truyền nhiễm và không di truyền.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải rối loạn chuyển dạng [rối loạn dạng cơ thể]?

Rối loạn dạng cơ thể khá hiếm, xảy ra ở 11 trên 100000 người. Bệnh nhân đa số là nữ. Trẻ dưới 10 tuổi và những người trên 35 tuổi hiếm khi mắc bệnh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển dạng [rối loạn dạng cơ thể]?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển dạng bao gồm:

  • Căng thẳng quá mức;
  • Là nữ giới;
  • Mắc bệnh tâm thần như rối loạn cảm xúc, lo lắng, rối loạn phân ly hay một vài rối loạn nhân cách khác;
  • Mắc bệnh thần kinh gây ra các triệu chứng tương tự như động kinh;
  • Có thành viên gia đình mắc rối loạn chuyển dạng;
  • Có tiền sử bị xâm phạm về thể xác hay tình dục, bị bỏ rơi khi còn nhỏ.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn chuyển dạng [rối loạn dạng cơ thể]?

Bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ cho bạn làm các xét nghiệm và khám lâm sàng. Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp cắt lớp [CT], chụp cộng hưởng từ [MRI] và siêu âm. Ngoài ra, còn có đo điện não đồ [EEG]. Sau khi loại trừ khả năng bạn bị các bệnh có cùng triệu chứng khác kết hợp lịch sử sang chấn tâm lý trước đó, bác sĩ mới chẩn đoán bạn bị rối loạn chuyển dạng.

Điều trị rối loạn chuyển dạng rất khó khăn do cơ thể bạn có triệu chứng nhưng kết quả xét nghiệm lại bình thường. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý có thể cùng tham gia điều trị bệnh khiến bạn bị rối loạn chuyển dạng.

Nếu bạn mắc bệnh về thần kinh như động kinh hoặc dị tật ở não, bác sĩ tâm thần sẽ chỉ định thuốc đặc trị và liệu trình phù hợp chữa bệnh tâm thần cho bạn.

Bác sĩ tâm lý sẽ thiết kế phương pháp điều trị cho bạn bao gồm liệu pháp nhận thức và hành vi. Liệu pháp nhận thức chỉ ra cho bạn lối tư duy nào gây ra sang chấn tâm lý. Liệu pháp hành vi phá vỡ mối liên kết giữa lối tư duy đó với căng thẳng và lo âu để giảm chấn động tâm lý gây rối loạn chuyển dạng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn chuyển dạng [rối loạn dạng cơ thể]?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

  • Nghe theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ;
  • Không tự ý chữa trị ở nhà;
  • Không giấu bệnh nếu có bất cứ bất thường nào xuất hiện;
  • Tránh để bị sốc hoặc chấn động tâm lý nhiều.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. [2009]. The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 851

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ

 1. Đại cương:

Các rối loạn dạng cơ thể là biểu hiện tái diễn các triệu chứng cơ thể cùng với những yêu cầu dai dẳng đòi khám xét về y tế, mặc dù kết quả âm tính nhiều lần và thầy thuốc đảm bảo rằng các triệu chứng này không có cơ sở bệnh cơ thể. Các yếu tố tâm lý được quy là nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

 2. Chẩn đoán:

  2.1. RỐI LOẠN CƠ THỂ HÓA:

a. Có các triệu chứng cơ thể nhiều và thay đổi kéo dài trong 2 năm mà không tìm thấy giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể.

b. Luôn dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của nhiều bác sĩ không cắt nghĩa được các triệu chứng cơ thể.

c. Một số tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể quy vào bản chất của các triệu chứng và hành vi đã gây ra. Bao gồm:

• Hội chứng phàn nàn nhiều loại.

• Rối loạn tâm thể nhiều loại.

• Các rối loạn cơ thể.

• Các rối loạn lo âu và cảm xúc [trầm cảm].

• Rối loạn nghi bệnh.

• Rối loạn hoang tưởng.

2.2. RỐI LOẠN NGHI BỆNH:

a. Dai dẳng tin rằng có ít nhất một bệnh cơ thể nặng nằm dưới một hoặc các triệu chứng hiện có dù các khám xét y tế không giải thích bệnh cơ thể thỏa đáng, hoặc bận tâm dai dẳng cho là có dị hình hoặc biến dạng.

b. Luôn dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của nhiều bác sĩ là không có bệnh cơ thể hoặc sự bất thường nào dưới đây. Bao gồm:

• Rối loạn dị dạng cơ thể.

• Ám ảnh sợ dị hình [không hoang tưởng].

• Bệnh tâm căn nghi bệnh.

• Hội chứng nghi bệnh.

• Ám ảnh sợ bệnh.

• Rối loạn cơ thể hóa.

• Các rối loạn trầm cảm.

• Các rối loạn hoang tưởng.

• Các rối loạn lo âu & hoảng sợ.

2.3. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẦN KINH TỰ ĐỘNG DẠNG CƠ THỂ:

a. Xuất hiện triệu chứng hưng phấn thần kinh tự trị như: đánh trống ngực, ra mồ hôi, run, đỏ mặt.. .dai dẳng và khó chịu.

b. Các triệu chứng chú quan thêm vào được quy cho một cơ quan hoặc hệ thống đặc hiệu.

 c. Bận tâm dai dẳng và đau khổ về khả năng có một số rối loạn trầm trọng của một cơ quan hoặc hệ thống được nêu ra nhưng không đáp ứng sự giải thích và sự trấn an nhiều lần của các bác sĩ.

d. Không có bằng chứng là có rối loạn đáng kể về cấu trúc hoặc chức năng của hệ thống hay cơ quan được nêu.

* Chẩn đoán phân biêt:

• Các rối loạn lo âu lan tỏa.

• Rối loạn cơ thể hóa.

• Rối loạn hoang tưởng.

2.4. RỐI LOẠN ĐAU DẠNG CƠ THỂ DAI DẲNG:

- Than phiền ưu thế là đau đớn dai dẳng, trầm trọng, gây đau khổ mà không giải thích đầy đủ bằng quá trình sinh lý hoặc rối loạn cơ thể.

- Đau xảy ra kết hợp với xung đột cảm xúc hoặc những vấn đề tâm lý xã hội, kết quả thường tăng rõ rệt sự ủng hộ và chú ý của cá nhân, nhân viên y tế.Bao gồm:

• Đau tâm sinh.

• Đau lưng hoặc đau đầu tâm sinh.

• Rối loạn đau dạng cơ thể.

2.5. RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ KHÁC:

- Những than phiền của bệnh nhân không qua trung gian hệ thống thần kinh tự động và khu trú ở những phần đặc hiệu của cơ thể. Điều này trái với phàn nàn nhiều loại và hay thay đổi về nguồn gốc triệu chứng, gây đau khổ như trong rối loạn cơ thể hóa.Bao gồm:

• “Hòn hysteria” [cảm giác hòn trong họng gây nuốt khó] và các thể khác của nuốt khó.

• Vẹo cổ tâm sinh và các rối loạn khác của vận động co thắt [trừ hội chứng Tourette].

• Ngứa tâm sinh [ loại trừ thương tổn da đặc hiệu như rụng tóc, viêm da, chàm, mề đay tâm sinh].

• Rối loạn kinh nguyệt tâm sinh [loại trừ đau khi giao hợp và lãnh đạm tình dục].

• Nghiến răng.

2.6.CẬN LÂM SÀNG:

Thường quy:Xét nghiệm công thức máu tổng quát, điện tim, điện não.

3. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc chung:

- Các rối loạn dạng cơ thể: có nguyên nhân tâm lý và cơ thể gắn bó với nhau nên bệnh cảnh lâm sàng rất phức tạp và khó điều trị vì bệnh nhân thường từ chối nguồn gốc tâm lý là căn nguyên gây ra triệu chứng.

- Liệu pháp tâm lý : xem như là liệu pháp điều trị chủ đạo giúp bệnh nhân giải quyết các xung đột nội tâm hoặc tạo cảm giác thư giãn giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu cũng như lo âu.

- Những trường hợp có diễn biến nặng, phức tạp cần được điều trị nội trú ở bệnh viện chuyên khoa và chú ý dự phòng các biến chứng bất thường xảy ra.

- Sử dụng các liệu pháp tâm lý thích hợp với từng nhóm bệnh, từng bệnh nhân cụ thể để thu được kết quả điều trị tốt nhất

- Rèn luyện về sức chịu đựng các Stress tâm lý trong cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và học tập, sẵn sàng thích ứng với các điều kiện không thuận lợi.

- Phương pháp thư giãn luyện tập có tác dụng điều trị tốt, đồng thời cũng có tác dụng phòng bệnh rất hiệu quả.

3.2. Điều trị cụ thể:

a]. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý:

Các liệu pháp tâm lý [liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi]: là liệu pháp điều trị chủ đạo, song kết quả còn hạn chế. Rối loạn dạng cơ thể là một bệnh mạn tính, quá trình bệnh kéo dài nhiều năm và thường kháng điều trị.

b]. Điều trị bằng hóa dược:

* Thuốc chống trầm cảm:

- Một số trường hợp khi có triệu chứng rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu phối hợp có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng và ức chế thụ cảm Serotonin.

- Hiệu quả của thuốc thường xuất hiện chậm, sau 4 - 8 tuần, cần duy trì lâu dài.

- Liều lượng: như điều trị trầm cảm.

* Thuốc chống lo âu:

- Thuốc chống lo âu: có hiệu quả trong điều trị ngắn hạn, làm giảm triệu chứng rối loạn lo âu.

- Khởi đầu điều trị bằng liều thấp, giải thích rõ cho bệnh nhân về tính an thần do thuốc gây ra và các nguy hiểm khi lạm dụng thuốc.

- Khi ngưng thuốc : cần giảm liều từng bước.

- Các nhóm thuốc:

+ Nhóm Benzodiazepine: liều dùng thay đổi cho trẻ em hay người lớn.

+ Nhóm chống lo âu không phải Benzodiazepine, không gây nghiện:Etifoxine chlorhydrate [Stresam 50mg]: 50 - 200mg/ngày.

+ Nhóm Antihistamin: Hydroxyzine Hydrocloride [Atarax 25mg]: 25 - 100mg/ngày

Video liên quan

Chủ Đề