Tại sao bà bầu hay bị nóng cổ

bà bầu bị nóng rát cổ họng phải làm sao?

Trong thai kỳ, mẹ bầu dễ mắc phải nhiều bệnh do hệ miễn dịch suy yếu. Thêm vào đó, đường hô hấp rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, chính vì vậy, mẹ bầu rất dễ mắc chứng nóng rát cổ họng. Nếu không được chữa trị kịp thời, không những ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày, chúng còn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khó chữa khác. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị nóng rát cổ họng phải làm sao?

Phụ nữ có bầu bị nóng rát cổ họng được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nóng rát cổ họng khi mang thai

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị nóng rát cổ họng

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng nóng rát cổ họng ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ

Hàm lượng nội tiết Progesterone của bà bầu sẽ tăng lên khiến cho dạ dày bị ảnh hưởng, thức ăn sẽ khó tiêu hơn và ở lâu trong dạ dày. Khi thức ăn ở lâu trong dạ dày, sẽ gây cảm giác no khó chịu kèm theo ợ chua nóng, trào ngược dạ dày và khiến người bà bầu bị nóng rát cổ họng.

2. Nhiễm trùng cấp tính gây bệnh đường hô hấp

Nếu mẹ bầu đau rát cổ họng có kèm theo triệu chứng ho từ bệnh cúm, bệnh sởi hoặc là sốt phát ban. Bà bầu sẽ thấy đau họng, cổ họng khô, giọng khàn, ho có đờm. Với người mắc phải trường hợp này nên đến bệnh viện để khám và điều trị dựa trên phác đồ của bác sĩ để mang lại hiệu quả.

3. Do dị ứng

Bà bầu khi bị nóng rát cổ họng có thể là do cơ thể có những phản ứng với một vài loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng, lông động vật, bị nấm mốc, đặc biệt là thời tiết lạnh.

4. Tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm

Khi mang thai mà lại tiếp xúc với các chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới hệ hô hấp như: khói thuốc lá, bụi, khói xe, không khí nóng, thông khí kém,… dẫn đến việc bà bầu bị đau họng, ho hay sốt.

5. Tiếp xúc với không khí khô

Đặc biệt là vào thời tiết khi trời chuyển sang mùa đông, lúc này độ ẩm không khí xuống thấp, khô lạnh. Thai phụ rất dễ bị đau họng hay bị nóng rát cổ họng khi tiếp xúc với môi trường này.

Các dấu hiệu khi bà bầu bị nóng rát cổ họng

Một số triệu chứng đi kèm của nóng rát cổ họng điển hình như:

Sốt.

Đau đầu.

Nghẹt mũi.

Ho khan, ho có đờm.

Mệt mỏi.

Biếng ăn, khó khăn khi nuốt thức ăn.

Những tình trạng nóng rát cổ họng thường gặp ở bà bầu

  • Bà bầu bị nóng rát cổ họng.
  • Bà bầu bị rát cổ họng.
  • Bà bầu bị rát cổ họng phải làm sao.
  • Ợ chua nóng rát cổ.

Cách điều trị nóng rát cổ họng cho mẹ bầu

Cách điều trị nóng rát cổ họng cho mẹ bầu

Nóng rát cổ họng tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu và những biến chứng cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị nóng rát cổ họng.

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị nóng rát cổ họng, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:

  • Nóng rát cổ họng kéo dài.
  • Sốt.
  • Ho khan, ho có đờm.

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ trị nóng rát cổ họng tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi  sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, không được pha đặc quá.
  • Ngậm chanh muối hoặc chanh mật ong.
  • Sử dụng cam thảo cùng với mật ong hoặc gừng.
  • Thường xuyên uống nước ấm.
  • Ăn nhẹ và chia thành nhiều bữa, không nên ăn quá no.
  • Không nên ngồi, nằm nhiều, đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn đêm.

Bà bầu bị nóng rát cổ họng có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Bà bầu bị nóng rát cổ họng có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Nóng rát cổ họng không trực tiếp gây hại đến thai nhi. Nếu được điều trị sớm, các mẹ bầu bị nóng rát cổ họng có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.

Mặ dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng những triệu chứng nóng rát cổ họng khi mang thai ít nhiều vẫn sẽ gây hại đến mẹ và bé. Bệnh sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, uể oải, chán ăn, sốt nhẹ,…

Việc chán ăn bỏ bữa và mệt mỏi sẽ làm cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và nuôi dưỡng thai nhi. Lâu dài sẽ làm trẻ bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ, bị dị tật,… Các cơn ngứa ngáy đau rát họng sẽ gây ra ho khan, nuốt khó, nặng hơn là ho dẫn đến sảy thai rất nguy hiểm.

Những lưu ý khi thai phụ bị nóng rát cổ họng

Bà bầu bị nóng rát cổ họng nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh nóng rát cổ họng:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều trong lúc ăn.
  • Nước ấm, trà gừng,…
  • Ăn nhiều rau củ và trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, soup,…
  • Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no.
  • Tăng cường bổ sung sữa chua.

Bà bầu bị nóng rát cổ họng không nên ăn gì?

Những thực phẩm không nên ăn khi bị nóng rát cổ họng:

  • Các trái cây nhiều axit như cam, quýt, chanh, cà chua.
  • Các món cay nóng.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Thức uống có ga và nhiều caffein.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị nóng rát cổ họng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị nóng rát cổ họng trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Trong quá trình mang thai, rất nhiều bà bầu gặp phải hiện tượng thay đổi bất thường của cơ thể như nóng rát cổ họng. Khi bà bầu bị nóng rát cổ họng sẽ mang lại cảm giác khó chịu thậm chí ảnh hưởng ăn uống cũng như việc chăm sóc thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu lý do và cách chữa trị hiệu quả nhé! 

Vì sao bà bầu bị nóng rát cổ họng?

Theo bác sĩ chuyên ngành, trong thời kỳ mang thai, nội tiết Progesterone của bà bầu sẽ tiết ra khiến cho dạ dày bị ảnh hưởng, thức ăn sẽ khó tiêu hơn và ở lâu trong dạ dày. Khi thức ăn ở lâu trong dạ dày, sẽ gây cảm giác no khó chịu kèm theo ợ chua nóng, trào ngược dạ dày và khiến người bà bầu bị nóng rát cổ họng.

Hiện tượng mẹ bầu bị nóng rát cổ họng

Nhiều trường hợp, bà bầu cảm thấy khó chịu hơn gây chán ăn, không ăn được xôi, hay các đồ có thể gây nóng. Khi chứng nóng rát cổ họng kéo dài, mẹ bầu có thể bị đau họng, đau đầu, ảnh hưởng hô hấp và kèm theo sốt nếu bị nặng.

Phụ nữ mang thai ở thời kỳ cuối sẽ thường gặp phải cảm giác này, tuy nhiên sau khi sinh sẽ không còn cảm giác này nữa. Các biểu hiện ợ nóng, nóng rát cổ họng cũng giống với việc bị đau dạ dày, người mang thai cần cẩn thận theo dõi để cho thai nhi phát triển mạnh khỏe, không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.

Bà bầu bị nóng rát cổ họng phải làm sao?

Có rất nhiều cách để hạn chế tình trạng khó chịu này khi mang thai. Các cách dưới đây là những biện pháp hạn chế hiệu quả mà bà bầu bị nóng rát cổ họng có thể tham khảo:

  • Hạn chế các đồ ăn rán, nướng cũng như các đồ gây nóng, dầu mỡ khó tiêu
  • Không ăn ớt, các loại gia vị cay nóng hoặc chua
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, không được pha đặc quá
  • Ngậm chanh muối hoặc chanh mật ong
  • Sử dụng cam thảo cùng với mật ong hoặc gừng
  • Thường xuyên uống nước ấm
  • Ăn nhẹ và chia thành nhiều bữa, không nên ăn quá no
  • Không nên ngồi, nằm nhiều, đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn
  • Hạn chế ăn đêm
  • Không uống đồ uống có ga hoặc đồ uống chứa caffein
  • Uống đủ nước nhưng hạn chế uống nhiều trong lúc ăn
  • Tuyệt đối không sử dụng các đồ uống có chất kích thích

Cách chữa nóng rát cổ họng cho bà bầu theo dân gian

Một số phương pháp dân gian giúp bà bầu tránh nóng rát cổ họng:

Sử dụng chanh, gừng để giảm nóng rát cổ

Sử dụng chanh, gừng và mật ong

Những nguyên liệu sử dụng cho thức uống này cực kỳ an toàn với phụ nữ mang thai, giúp diệt khuẩn, giảm nóng rát ở cổ họng và tốt cho dạ dày.

Cách làm:

  • Chuẩn bị nửa quả chanh, một vài lát gừng [6-8g] tươi và mật ong nguyên chất [lưu ý: mật ong phải chưa được pha cùng các loại đồ khác]
  • Dùng một cốc nước ấm, vắt chanh vào khuấy
  • Thêm mật ong nguyên chất sau đó khuấy đều
  • Lấy 6-8g gừng đã chuẩn bị, ép lấy nước và cho chung vào cốc mật ong chanh
  • Khuấy đều và sử dụng

Nếu bà bầu bị nóng rát cổ họng thì hãy sử dụng ngay và uống 3 lần/ ngày để mang lại hiệu quả nhanh nhất. Lưu ý, không nên pha cả chai to, nên pha nhiều lần theo chỉ dẫn. Chỉ sau 3-4 ngày sử dụng, bà bầu sẽ không còn triệu chứng này nữa.

Sử dụng tắc ngâm mật ong hấp cách thủy

Lưu ý, bà bầu cần chuẩn bị tắc [quất] tươi để mang lại hiệu quả nhanh nhất. Tắc có vị chua, nhưng không gắt như vị chua của chanh, có khả năng kháng khuẩn rất tốt khi pha cùng mật ong.

Cách làm:

  • Chuẩn bị lượng tắc vừa phải, rửa sạch, có thể cắt lát nhỏ hoặc cắt làm đôi
  • Cho tắc đã cắt vào chén hoặc bát sau đó cho mật ong vào nhưng không khuấy
  • Đem chén tắc mật ong hấp cách thủy trong khoảng 10 đến 15 phút
  • Đổ hỗn hợp ra hộp, hũ và sử dụng dần

Bà bầu nên sử dụng hôn hợp này liên tục trong vòng 4-5 ngày và nhai hoặc ngậm để giảm nóng rát cổ họng.

Sử dụng tỏi nướng

Đây là phương pháp phổ biến các bà bầu sử dụng để vừa tăng sức đề kháng, vừa tốt cho đường hô hấp, đặc biệt giảm nóng rát cổ họng ở những tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có thể sử dụng tỏi do có vị cay và có mùi. Nhưng nếu có thể sử dụng thường xuyên thì mẹ bầu sẽ không còn phải lo lắng các bệnh ốm vặt ảnh hưởng đường hô hấp nữa.

Cách làm:

  • Dùng 3 – 4 tép tỏi tươi, gói giấy bạc hoặc giấy nướng chuyên dụng để đem nướng
  • Nếu có lò chuyên nướng thì chỉ cần nướng trong khoảng 30s [tùy thuộc vào nhiệt độ nướng]
  • Để nguội, bóc vỏ và nghiền nát cho vào nước khuấy đều rồi sử dụng

Bà bầu nên sử dụng liên tục trong 3-4 ngày để không còn bị nóng rát cổ họng nữa, nếu sợ mùi tỏi thì thường xuyên vệ sinh và súc miệng, cũng như uống nhiều nước lọc.

Trong trường hợp không nướng được tại nhà, bà bầu cũng có thể tìm mua ở nhiều đại lý bên ngoài, rất tiện lợi.

Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ, luôn giữ tinh thần thoải mái để thai nhi được phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Bà bầu bị nóng rát cổ họng có nguy hiểm không?

Rất nhiều bà bầu và người nhà thường lo lắng về triệu chứng này, tuy nhiên nếu áp dụng các phương pháp chữa trị trên mà tình trạng chưa thuyên giảm thì mẹ bầu nên đến cơ sở ý tế, bệnh viện để thăm khám, đảm bảo bản thân khỏe mạnh.

Trong các trường hợp thông thường, triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh và mẹ bầu sẽ không còn khó chịu bởi chứng ợ nóng, nóng rát cổ họng nữa.

Khi mang thai, các bà bầu nên có thực đơn ăn uống và chế độ luyện tập hợp lý để hạn chế các triệu chứng khó chịu, nhất là nóng rát cổ họng. Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con thì bà bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ và đi khám thai định kỳ. 

Xem thêm: Ợ chua nóng rát cổ họng là triệu chứng của bệnh gì?

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.


23 Tháng Ba, 2020

5 Tháng Mười Một, 2019

5 Tháng Mười Một, 2019

31 Tháng Mười, 2019

31 Tháng Mười, 2019

4 Tháng Mười, 2019

Video liên quan

Chủ Đề